Bệnh Trào Ngược Dạ Dày, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị

Bệnh trào ngược dạ dày chắc hẳn không xa lạ với chúng ta. Đây là một trong những bệnh lý về dạ dày phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em. Chính vì vậy, bạn cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu để lâu, bệnh sẽ trở nên phức tạp, khó lường và gây khó khăn cho việc điều trị.

Vậy cụ thể, bệnh trào ngược dạ dày là gì? Trào ngược dạ dày gây ra bởi những nguyên nhân nào? Nhận biết bệnh trào ngược dạ dày bằng cách nào? Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không, gây ra những biến chứng nào? Để hiểu rõ về trào ngược dạ dày, hãy cùng Scuma Fizzy tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu khái niệm bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày, hay còn được gọi với tên đầy đủ là trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease – GERD), là hiện tượng dịch vị dạ dày (bao gồm thức ăn, axit dạ dày, dịch mật, pepsin…) trào ngược lên thực quản (ống dẫn thức ăn từ cổ họng xuống dạ dày)  gây nên các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị, buồn nôn,…

 

benh-trao-nguoc-da-day-1

Tìm hiểu khái niệm bệnh trào ngược dạ dày.

 

Cụ thể, tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra là do cơ thắt thực quản ( có vai trò như một cái nắp, giãn ra khi nuốt thức ăn và chất lỏng và đóng lại để ngăn thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản) xảy ra vấn đề khiến nó không được đóng đúng cách hay cơ thắt thực quản không thắt chặt. Do đó, thức ăn, axit,… có thể trào ngược lên và gây ra các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh.

2. Nhận biết bệnh trào ngược dạ dày bằng cách nào?

Trào ngược dạ dày có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác. Vì vậy, bạn cần chú ý tới các dấu hiệu dưới đây để phát hiện và được điều trị kịp thời:

2.1. Ợ chua, ợ nóng

Ợ chua, ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Đó là cảm giác đau rát ở giữa ngực, sau xương ức, có thể lan dần tới cổ và miệng do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản. Đồng thời, có thể có cảm giác chua, đắng ở miệng và khó chịu ở vùng cổ họng sau khi ợ chua, ợ nóng. 

Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng thường nặng hơn sau khi ăn. Thậm chí, đối với nhiều người, chứng ợ chua, ợ nóng trở nên trầm trọng hơn khi họ nằm nghiêng hoặc nằm trên giường, làm giảm chất lượng giấc ngủ của họ. 

>>>XEM THÊM: Những Cách Trị Ợ Chua Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết

2.2. Buồn nôn, nôn

Người bị trào ngược dạ dày cũng thường xuyên nôn và buồn nôn. Nguyên nhân là do khi trào ngược dạ dày, axit có trong dịch vị kích thích cổ họng gây ra cảm giác buồn nôn, gây khó chịu cho người bệnh. Nếu nặng hơn, người bệnh có thể nôn ra dịch vị dạ dày và thức ăn.

2.3. Tức ngực, đau vùng thượng vị

Tức ngực, đau vùng thượng vị cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do khi xảy ra hiện tượng trào ngược, axit dạ dày sẽ kích thích các đầu mút sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản, truyền tín hiệu đến cơ quan cảm ứng đau, sau đó cơ quan này đáp ứng lại bằng cách gây ra cảm giác đau tức ngực. 

benh-trao-nguoc-da-day-2

Đau tức ngực là dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày.

Triệu chứng này có thể khiến bạn sợ mình mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các triệu chứng của cơn đau tim khác hoàn toàn với với cảm giác đau tức ngực do trào ngược dạ dày gây ra. Trào ngược dạ dày làm đau tức ngực, có thể lan ra cổ và họng. Còn cơn đau tim thì có thể gây ra các cơn đau ở cánh tay, cổ và quai hàm, khó thở, đổ mồ hôi, chóng mặt,… Chính vì vậy, phải nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh để không nhầm lẫn hai bệnh với nhau.

2.4. Khàn giọng

Do khi trào ngược, axit dạ dày tiếp xúc với dây thanh quản làm tổn thương dây thanh quản gây khàn giọng. 

2.5. Khó nuốt, đau khi nuốt

Bạn có thể có cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ do trào ngược dạ dày trong thời gian dài gây viêm, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản.

>>>>Xem thêm: Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

3. Bệnh trào ngược dạ dày gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Người bị trào ngược dạ dày nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, cũng làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Vậy, bệnh trào ngược dạ dày gây ra những biến chứng nào, có nguy hiểm không?

3.1. Viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản là tình trạng kích ứng và viêm ở lớp niêm mạc của thực quản do axit trào ngược lên, để lâu thì có thể dẫn đến loét thực quản gây khó chịu, đau đớn, chảy máu và khó nuốt

3.2. Hẹp thực quản

Lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương có thể trở thành sẹo, gây chít hẹp thực quản, làm cản trở sự lưu thông, vận chuyển thức ăn và chất lỏng xuống dạ dày. Hậu quả do hẹp thực quản gây ra là khó nuốt, dẫn đến ăn uống kém, thậm chí suy kiệt do không ăn uống được gì. Hẹp thực quản cũng có thể làm cho thức ăn đặc, rắn mặc ở đoạn thực quản bị hẹp, gây nghẹn, khó thở.

3.3. Barrett thực quản

Barrett thực quản thường gặp ở một số người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Theo một số thống kê, khoảng 10% người bị trào ngược dạ dày tiến triển thành bệnh Barrett thực quản. Khi bị trào ngược liên tục, axit dạ dày làm tổn thương lớp lót của thực quản, nên các tế bào trong niêm mạc của thực quản sẽ thay đổi cấu trúc để bảo vệ, chống lại tổn thương do trào ngược. Tuy nhiên, sự biến đổi này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Chính vì vậy, những người bị Barrett thực quản nên theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và điều trị kịp thời.

3.4. Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến, đứng hàng thứ 8 trên toàn cầu. 

Theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society – ACS) trong năm 2016 cho thấy:

  • Khoảng 16.910 trường hợp ung thư thực quản được chẩn đoán, trong đó có 13.460 trường hợp ở nam giới và 3.450 trường hợp ở phụ nữ

  • Khoảng 15.690 ca tử vong do ung thư thực quản, trong đó 12.720 ở nam giới và 2.970 ở phụ nữ

  • Ung thư thực quản ở nam giới cao gấp 3 – 4 lần so với ở phụ nữ

benh-trao-nguoc-da-day-3

Bệnh trào ngược dạ dày gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Ung thư thực quản chia thành 2 loại chính, bao gồm: 

  • Ung thư biểu mô tuyến: ung thư ở phần dưới của thực quản, có thể do phát triển từ Barrett thực quản
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: bắt đầu trong các tế bào lót thực quản, ảnh hưởng tới phần trên và giữa của thực quản

Ung thư thực quản có thể xâm lấn qua các cơ quan lân cận do các tế bào ung thư phá vỡ khối u ban đầu, xâm nhập vào máu hoặc mạch bạch huyết, rồi theo con đường đó di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, nếu bạn bị ung thư thực quản, bạn cần đến bệnh viện để được chữa trị sớm, tránh để ung thư di căn tới các cơ quan khác.

>>>XEM THÊM: Da day trao nguoc thuc quan và 7 điều cần biết khi mắc phải

Thuốc Đông Y Trào Ngược Dạ Dày Nên Sử Dụng Để Điều Trị

3.5. Bệnh trào ngược dạ dày có gây ra bệnh hen suyễn không?

Hiện nay, vẫn chưa biết chính xác mối quan hệ giữa trào ngược dạ dày và hen suyễn. Tuy nhiên, theo một số thống kê từ các chuyên gia, hơn 75% người mắc bệnh hen suyễn đều bị trào ngược dạ dày. Họ có nguy cơ bị trào ngược dạ dày cao hơn so với những người không bị hen suyễn. Trào ngược dạ dày thường làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn và các loại thuốc điều trị hen suyễn có thể làm cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Nhưng điều trị trào ngược dạ dày thường giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.

Trào ngược dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc họng, phổi, co thắt phế quản gây khó thở và ho dai dẳng. Điều này có thể cho thấy có mối liên hệ với bệnh hen suyễn. Các bác sĩ hầu hết sẽ chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn nếu:

  • Hen suyễn bắt đầu ở tuổi trưởng thành
  • Các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn, tập thể dục và khi nằm xuống 
  • Bệnh hen suyễn không thuyên giảm khi áp dụng các phương pháp điều trị hen suyễn thông thường

Nếu bạn bị đồng thời cả bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp để không làm trầm trọng thêm các triệu chứng của một trong hai bệnh.

4. Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày

Có thể thấy, trào ngược dạ dày gây ra những triệu chứng gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm. Để loại bỏ, giảm thiểu các triệu chứng và chữa bệnh, trước hết, phải tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày. Từ đó, bạn có thể tác động vào những nguyên nhân đó để có phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh. Vậy bệnh trào ngược dạ dày gây ra bởi những nguyên nhân gì?

Như đã phân tích ở trên, trào ngược dạ dày là do cơ thắt thực quản suy yếu, hoạt động không đúng cách. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày không hoàn toàn là do vấn đề của cơ thắt thực quản, mà cũng có thể do sự gia tăng của axit trong dịch vị dạ dày, làm cho dạ dày bị quá tải, gây trào ngược. Vậy nên, những yếu tố nào tác động, làm trầm trọng thêm 2 nguyên nhân trên đều có thể gây ra trào ngược dạ dày. Một số yếu tố thường gặp làm trầm trọng thêm 2 nguyên nhân trên là:

  • Sử dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ là trào ngược dạ dày như: thuốc giảm đau (aspirin), thuốc huyết áp,…
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều rượu bia và đồ uống có cồn, hút thuốc lá, lười vận động,…
  • Thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe như ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ,…
  • Gây nhiều áp lực lên vùng bụng như thừa cân, béo phì, mang thai,…
  • Do mắc một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị dạ dày,…

5. Làm cách nào để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày?

Bác sĩ thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng (đặc biệt trong ợ chua và trào ngược axit) và tiền sử bệnh của bạn để chẩn đoán trào ngược dạ dày. Điều này cho phép bác sĩ đưa ra chẩn đoán giả định và bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm, nhờ đó, tránh được việc đánh giá toàn diện và tốn kém ở những bệnh nhân có các triệu chứng không biến chứng. Tuy nhiên, xét nghiệm bổ sung là cần thiết đối với những người có các triệu chứng báo động như khó nuốt, sút cân,… và những người bị trào ngược dạ dày trong thời gian dài. Các phương pháp, xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán trào ngược dạ dày là:

5.1. Nội soi và sinh thiết đường tiêu hóa trên để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Nội soi là phương pháp đưa ống nội soi có gắn đèn qua miệng và cổ họng của bạn để đánh giá lớp niêm mạc thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Nó được sử dụng chủ yếu để đánh giá các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày như hẹp thực quản, viêm loét thực quản. Đồng thời, cũng có thể sinh thiết các tổn thương liên quan để chẩn đoán Barrett thực quản. 

benh-trao-nguoc-da-day-4

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày?

5.2. Chụp X – quang

Khi sử dụng phương pháp này,, bạn sẽ được uống dung dịch có chứa hoạt chất bari sulfat (BaSO4) rồi được đưa đi chụp X – quang. Chụp X – quang đường tiêu hóa trên có thể giúp bác sĩ đánh giá liệu dịch dạ dày có trào ngược vào thực quản hay không, và có thể xác định mức độ tổn thương của thực quản dựa vào hình ảnh X – quang đường tiêu hóa trên.

5.3. Theo dõi pH thực quản trong 24 giờ

Theo dõi pH thực quản là phương pháp duy nhất cho phép đo trực tiếp mức độ tiếp xúc của axit dạ dày với thực quản, tần suất các đợt trào ngược và mối liên quan giữa các triệu chứng với từng đợt trào ngược. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để theo dõi việc kiểm soát trào ngược ở những bệnh nhân đang điều trị với các triệu chứng dai dẳng. Và nó thường được sử dụng để chẩn đoán với những bệnh nhân không có bằng chứng nội soi về trào ngược dạ dày. 

Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ống thông qua mũi hoặc miệng vào dạ dày của bạn. Bạn sẽ đeo máy theo dõi độ pH trong 24 giờ trong khi ăn và ngủ bình thường, và nó sẽ được thải qua phân sau khoảng 48 giờ. Theo dõi pH thực quản hoạt động theo nguyên lý: khi axit trào ngược lên thực quản, nó sẽ làm giảm pH thực quản. Xét nghiệm được coi là dương tính nếu pH giảm xuống dưới 4 trong hơn 5 giây.

5.4. Đo áp lực nhu động thực quản (HRM) để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày

Đo áp lực nhu động thực quản là phương pháp hữu ích nhất để đánh giá rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản. Đây là kỹ thuật đưa dây đo (Catheter) có cảm biến qua mũi, xuống thực quản và vào dạ dày của bạn để đo các cơn co bóp của thực quản và sự phối hợp của các cơ thực quản trong quá trình làm nhiệm vụ vận chuyển thức ăn tới dạ dày, từ đó có thể chẩn đoán liệu bạn có bị trào ngược dạ dày hay không.

6. Làm cách nào để phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày?

Thay đổi lối sống và có một chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách đơn giản nhất để phòng ngừa và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

6.1. Thay đổi tư thế ngủ

Khi bạn đi ngủ, hiện tượng trào ngược dễ xảy ra hơn do trọng lực không chống lại được sự trào ngược. Khi đó, dịch dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và lưu lại trong thực quản lâu hơn, gây hại hơn so với ban ngày. Bạn có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách kê cao phần thân trên của giường. Khi ngủ, hãy kê cao đầu giường từ 6 tới 8 inch. Điều cần lưu ý là phần trên của cơ thể phải được nâng cao chứ không chỉ phần đầu. Những thao tác này giúp thực quản ở cao hơn so với dạ dày, tránh hiện tượng trào ngược. Trào ngược dạ dày cũng ít xảy ra hơn khi bệnh nhân nằm ngủ nghiêng sang bên trái so với bên phải. 

6.2. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày. Cụ thể:

  • Tránh ăn quá nhiều, nhất là vào bữa tối. Điều này giúp dạ dày ít bị chướng hơn và làm rỗng dạ dày nhanh hơn, tránh trào ngược dạ dày.
  • Không ăn những thực phẩm làm giảm áp lực cơ thắt thực quản như sô cô la, rượu bia, đồ uống có chứa cafein, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…
benh-trao-nguoc-da-day-8

Nói không với thuốc lá và rượu bia để phòng ngừa trào ngược dạ dày.

  • Ngừng hút thuốc do thuốc lá cũng làm giảm áp lực cơ thắt thực quản, từ đó thúc đẩy trào ngược dạ dày.

6.3. Một số biện pháp khác giúp phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày

Ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bạn cũng có thể áp dụng những cách sau đây để phòng ngừa trào ngược dạ dày:

  • Nhai kẹo cao su: Nhai kẹo cao su kích thích tiết nhiều nước bọt chứa bicarbonate giúp trung hòa axit trong dạ dày.
  • Ngồi thẳng lưng khi ăn và giữ thẳng lưng (ngồi hoặc đứng) trong khoảng 45 phút sau đó.
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tránh mặc quần áo bó sát cơ thể, đặc biệt là vùng bụng do chúng có thể làm tăng áp lực ở bụng, đẩy axit lên thực quản dễ dàng hơn.

7. Những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày?

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC)

7.1. Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit giúp giảm đau nhanh chóng bằng cách trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn do chúng được thải ra khỏi dạ dày rỗng trong chưa đầy một giờ, sau đó axit sẽ tích tụ lại. Do đó, để thuốc kháng axit có hiệu quả tốt nhất, hãy uống thuốc sau bữa ăn khoảng một giờ, ngay trước khi các triệu chứng trào ngược dạ dày xảy ra. Vì thức ăn sẽ làm chậm quá trình làm rỗng của dạ dày nên thuốc sẽ lưu lại trong dạ dày lâu hơn và có hiệu quả lâu hơn.

Một số loại thuốc kháng axit phổ biến là: Tums, Rolaids, Mylanta, Riopan và Maalox.

7.2. Thuốc kháng histamin (H2)

Histamin là chất hóa học kích thích dạ dày sản xuất axit bằng cách gắn vào các thụ thể của các tế bào sản xuất axit và kích thích các tế bào sản xuất axit. Thuốc kháng Histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể gắn với histamin, nhờ đó ngăn chặn histamin kích thích các tế bào sản xuất axit.

benh-trao-nguoc-da-day-5

Sử dụng những loại thuốc nào để điều trị trào ngược dạ dày?

Thời gian tốt nhất để uống thuốc kháng histamin là trước bữa ăn 30 phút. Để sau bữa ăn, các chất kháng histamin sẽ đạt mức cao nhất trong cơ thể, khi dạ dày đang tích cực sản xuất axit. Thuống kháng histamin cũng có thể dùng trước khi ngủ để ngăn chặn việc sản xuất axit vào ban đêm.

Một số loại thuốc kháng Histamin phổ biến là: cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac) và famotidine (Pepcid).

7.3. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết axit ở dạ dày. Thuốc này được sử dụng khi thuốc kháng H2 không làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày hoặc khi có các biến chứng của bệnh. PPIs nên uống trước bữa ăn một giờ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số thuốc ức chế bơm proton (PPIs) phổ biến là: omeprazole, esomeprazole (Nexium),…

>>> XEM THÊM: Trào ngược dạ dày thực quản điều trị như thế nào là hợp lý đối với từng cá thể 

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Theo Lời Khuyên Bác Sĩ

8. Chữa bệnh trào ngược dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp làm giảm triệu chứng và chữa bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể áp dụng những cách dưới đây để có thể điều trị trào ngược dạ dày ngay tại nhà:

8.1. Gừng tươi được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh trào ngược dạ dày

Gừng tươi rất tốt với hệ tiêu hóa, giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống viêm và trung hòa dịch vị axit dạ dày. Do đó, gừng là dược liệu thường xuyên được sử dụng để chữa trào ngược dạ dày. Một số cách sử dụng gừng để điều trị trào ngược dạ dày là:

benh-trao-nguoc-da-day-6

Gừng là dược liệu phổ biến được sử dụng để chữa bệnh trào ngược dạ dày.

  • Ngậm 1 lát gừng khi có dấu hiệu nôn và buồn nôn. Bạn có thể nhai nhẹ lát gừng để tiết ra tinh chất từ gừng giúp giảm cảm giác khó chịu nhanh hơn.
  • Ngậm 3 lát gừng ngâm mật ong mỗi ngày từ 1 tới 3 tháng để thấy rõ hiệu quả
  • Ngâm 300g gừng tươi (đã được rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng) trong 400g giấm trong khoảng 7 – 10 ngày rồi đem ra sử dụng, mỗi ngày 3 lát.
  • Pha trà gừng bằng cách hãm 5 – 7 lát gừng trong 250ml nước sôi khoảng 5 phút. Khi uống, bạn nên uống từng ngụm nhỏ để tinh chất thẩm thấu từ từ vào niêm mạc.

8.2. Lá tía tô được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh trào ngược dạ dày

Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất có lợi như tanin, glycosid, xeton,… có tác dụng chống viêm, thúc đẩy làm lành nhanh và giảm tiết axit trong dạ dày. Một số cách phổ biến sử dụng lá tía tô để chữa trào ngược dạ dày là:

benh-trao-nguoc-da-day-7

Lá tía tô là bài thuốc dân gian hay sử dụng để chữa bệnh trào ngược dạ dày.

  • Uống nước lá tía tô 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,…
  • Sử dụng lá tía tô trong thực đơn hằng ngày như nấu cháo tía tô, làm rau sống hoặc nấu canh. Phương pháp này giúp tăng hương vị, làm đa dạng, phong phú cho bữa ăn. Đặc biệt, cháo tía tô rất tốt cho sức khỏe, giúp dạ dày co bóp dễ dàng hơn và giảm cơn đau.

Tất cả những bài thuốc dân gian trên đều chỉ mang tính hỗ trợ, giúp thuyên giảm triệu chứng của bệnh chứ không đặc trị trào ngược dạ dày, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Do đó, khi điều trị trào ngược dạ dày, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi kết hợp những bài thuốc trên với việc điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc hay các phương pháp khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Qua bài viết trên, Scurma Fizzy hi vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời biết được những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh để phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, giúp bản thân và gia đình bạn luôn khỏe mạnh.

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia và có câu trả lời cho những thắc mắc của bạn về những vấn đề xung quanh bệnh trào ngược dạ dày.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091