Vieêm Dạ Dày Là Bệnh Lý Gì Và Có Nguy Hiểm Không

Vieêm Dạ Dày Là Bệnh Lý Gì Và Có Nguy Hiểm Không

Theo những số liệu thống kê được, hiện nay tình trạng người dân mắc các bệnh liên quan tới dạ dày ngày càng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào. Trong đó, vieêm dạ dày chiếm tỷ lệ rất cao trong số những người bệnh mắc bệnh lý dạ dày. Vậy thì vieêm dạ dày là bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Vieêm dạ dày là bệnh lý gì?

Vieêm dạ dày là một bệnh mà có xuất hiện những tổn thương viêm và loét ở niêm mạc của dạ dày. Vieêm dạ dày được chia ra làm hai thể: 

  • Vieêm dạ dày cấp là tình trạng dạ dày xuất hiện những tổn thương viêm khu trú, diễn biến bệnh nhanh, thường là nguyên nhân khởi phát do nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn.
  • Vieêm dạ dày mạn là bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài trong nhiều năm. Vieêm dạ dày mạn thường xuất hiện tổn thương vùng vùng thân vị và vùng hang vị. Bệnh thường do nguyên nhân thứ phát sau một số rối loạn tiêu hoá kéo dài mà không được điều trị dứt điểm.
Vieêm dạ dày

Vieêm dạ dày

2. Vieêm dạ dày do đâu?

Những yếu tố dẫn đến vieêm dạ dày cấp:

Do yếu tố ngoại sinh: 

  • Xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) là một trong những yếu tố ngoại phổ biến nhất.
  • Ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cay, do uống rượu, trà, cà phê,…
  • Thuốc giảm đau ngoại vi (NSAIDs), thuốc kháng sinh,…
  • Dị vật do nuốt nhầm và mắc lại ở dạ dày gây viêm.

Do yếu tố nội sinh

Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng… các vi sinh vật này sẽ tiết ra độc tố tràn vào máu gây vieêm dạ dày cấp tính. Hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện thứ phát sau khi bị nhiễm cúm, sởi, bạch hầu, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa.

Do nhiễm khuẩn

Do nhiễm khuẩn

Vieêm dạ dày mạn tính gây ra bởi:

  • Helicobacter Pylori (Hp) là yếu tố hàng đầu gây vieêm dạ dày mạn tính.
  • Sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga,…
  • Thuốc giảm đau nhóm NSAIDs và kháng sinh là những thuốc điển hình gây ra vieêm dạ dày. Ngoài ra một số thuốc nhuận tràng, thuốc bột kiềm gây trung hòa acid dịch vị quá mức, thuốc kích thích tiết acid dịch vị cũng là những nguyên nhân khiến cho niêm mạc dạ dày phải chịu những thương tổn.
  • Thói quen xấu trong ăn uống như ăn không đúng giờ, hay bỏ bữa sáng, hay ăn đêm, ăn nhiều thức ăn cay, chua, nóng, nhai không kĩ…
  • Nhiễm vi khuẩn gây bệnh ở miệng, hầu họng
  • Yếu tố tâm lí, rối loạn thần kinh, căng thẳng thần kinh
  • Cơ thể bị yếu tố nào đó gây ra dị ứng, hình thành đáp ứng miễn dịch
Vieêm dạ dày do nhiễm Hp

Vieêm dạ dày do nhiễm Hp

3. Triệu chứng của bệnh vieêm dạ dày

  • Đau bụng vùng thượng vị: Khi bị vieêm dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng thượng vị, bụng cồn cào nóng rát, có khi đau âm ỉ kéo dài kèm theo bụng chướng khó tiêu. Những cơn đau thường xuất hiện trong và sau bữa ăn, đặc biệt đau rõ hơn khi ăn uống những món ăn có vị chua, cay, đồ uống có chứa cồn,…
  • Cảm giác đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi,… cũng thường xuất hiện
  • Người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, dịch nôn rất chua thậm chí có thể có máu.
  • Miệng hôi, cổ nóng rát do ợ hơi, ợ chua gây ra.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, đo đó khiến cơ thể mệt mỏi, suy sụp, người gầy sút cân.
  • Có thể có sốt cao lên tới 39-40˚C gặp trong vieêm dạ dày cấp tính.
  • Do bị đầy bụng khó tiêu kèm thêm đau âm ỉ vùng bụng nên người bệnh có thể mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh giấc.

4. Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc vieêm dạ dày

4.1. Loét và thủng ổ loét

Khi tình trạng viêm kéo dài sẽ hình thành các ổ loét. Nếu cứ để tình trạng bệnh tiến triển mà không có bất kì can thiệp nào thì ổ loét có thể lan rộng và ăn sâu ra bên ngoài tạo ra những lỗ thủng.

Từ đó, dịch vị, men tiêu hóa, thức ăn sẽ qua lỗ thủng tràn vào gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho các tạng trong ổ bụng, dẫn đến các cơn đau nơi vùng thượng vị xuất hiện dữ dội. Thủng ổ loét là biến chứng ở mức độ nặng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu phát hiện và xử trí kịp thời, biến chứng này có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Biến chứng này có đặc điểm: Biến chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, và theo số liệu thống kê được thì hay xảy ra nhất ở độ tuổi lao động. Ghi nhận số ca mắc ở nam cao hơn so với nữ, có thể do uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá..

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau thường kéo dài liên tục, dù một động tác nhỏ cũng khiến đau hơn làm bệnh nhân không dám thở mạnh. Các cơ bụng cứng đờ như gỗ. Nếu sau vài giờ mà vẫn chưa dứt được cơn đau thì đau sẽ lan ra toàn bụng.
  • Do dịch vị tràn vào khoang phúc mạc gây nên tình trạng sốc dẫn đến mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi, mắt trắng dã, nhịp thở nhanh nông. Một thời gian sau, các triệu chứng này giảm dần và thân nhiệt bắt đầu tăng.

Cận lâm sàng:

  • Với những lỗ thủng to có thể thấy liềm hơi dưới cơ hoành khi chụp X-quang. Tuy nhiên nếu lỗ thủng nhỏ hoặc đã được bịt kín lại thì không thấy hình ảnh này trên film X-quang.
  • Để nhìn rõ hình ảnh liềm hơi hơn, có thể tiến hành bơm hơi qua sonde dạ dày, biện pháp này khá là đơn giản và an toàn mà mang lại kết quả chính xác hơn.
  • Nếu chụp X-quang không thấy hình ảnh đặc trưng thì có thể thay thế bằng phương pháp nội soi ổ bụng để chẩn đoán và điều trị.

Phương pháp điều trị:

  • Nếu bệnh nhân được xác định có tiền sử viêm loét dạ dày kèm theo xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng nêu trên thì cần được xem xét và tiến hành cấp cứu. Là một cấp cứu ngoại khoa nên điều trị bắt buộc phải phẫu thuật.
  • Phẫu thuật phải được tiến hành khẩn trương nhanh chóng càng sớm càng tốt. Nếu tiến hành phẫu thuật trong 12h đầu thì tỷ lệ tử vong khoảng 0-0,5%, phẫu thuật sau 12h thì tỷ lệ tử vong lên tới 15%, và nếu để quá 24h thì khả năng tử vong lên đến 30%.

4.2. Hẹp môn vị

Bệnh vieêm dạ dày thường gây ra biến chứng hẹp môn vị với biểu hiện là đau vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ. Do thức ăn ứ đọng ở dạ dày nên tư thế người sẽ ảnh hưởng đến mức độ đau, người bệnh thường đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn.

Khi hang môn vị và hành tá tràng có vết loét bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng do thức ăn bị ứ lại không xuống được tá tràng để quá trình tiêu hóa được tiếp tục. Nếu vẫn tiếp tục nạp thêm thức ăn công với lượng thức ăn đang có sẵn trong dạ dày thì sẽ khiến dạ dày quá tải gây cảm giác buồn nôn, nôn trớ.

Bệnh nhân thường nôn nhiều, nôn ra cả dịch vị và dịch ruột dẫn đến mất nước và điện giải. Thức ăn bị ứ lại dạ dày không được đưa xuống ruột nên làm quá trình hấp thu giảm mạnh. Các tình trạng trên khiến bệnh nhân suy kiệt rất nhanh vì bệnh nhân chán ăn do ăn vào lại càng đau hơn.

Gây hẹp môn vị

Gây hẹp môn vị

Thăm khám:

  • Khi bệnh nhân nằm ngửa, lấy tay thăm khám thấy bụng lõm lòng thuyền.
  • Dấu hiệu Bouveret (+): Búng nhẹ vào vùng thượng vị hoặc sờ bụng trong cơn đau sẽ cảm nhận thấy những đợt sóng nhu động ruột.
  • Chụp X-quang dạ dày thấy hình ảnh dạ dày bị giãn to.
  • Nội soi dạ dày nhìn thấy hẹp lỗ môn vị.

Đa số các trường hợp sẽ điều trị hẹp môn vị bằng phẫu thuật. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần được bồi phụ nước và điện giải đầy đủ, nâng cao thể trạng bằng truyền huyết thanh ngọt, truyền đạm,…. Phẫu thuật sẽ giúp giải quyết biến chứng hẹp môn vị do vieêm dạ dày gây ra đồng thời loại bỏ hết các bệnh gây hẹp môn vị.

Trong điều trị hẹp môn vị do viêm loét dạ dày thì cắt 2/3 dạ dày. Nếu có ung thư dạ dày có thể cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt một phần nào đó của dạ dày tùy theo vị trí kích thước giai đoạn khối u.

Trường hợp bệnh nhân điều trị ở giai đoạn muộn hoặc tuổi cao, thể trạng quá yếu thì có thể nối vị tràng để đảm bảo hoạt động tiêu hóa được diễn ra.

Điều trị: Tùy mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân mà quyết định điều trị ngoại khoa.

>>>> Tìm hiểu thêm: Tổng Hợp Những Cách Hay Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày

4.3. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một biến chứng rất hay gặp ở bệnh nhân vieêm dạ dày. Tình trạng xuất huyết trong lòng ống tiêu hóa có thể diễn ra nếu những ổ viêm loét gây tổn thương ăn sâu vào mạch máu.

Gây xuất huyết dạ dày

Gây xuất huyết dạ dày

Khi xuất huyết bên trong lòng tiêu hóa, máu sẽ được thải ra bên ngoài theo hai con đường:

  • Nôn ra máu

Máu lúc đầu chảy ra sẽ có màu đỏ tươi, sau một thời gian máu có màu đen hoặc thành cục. Dịch nôn bao gồm cả máu và dịch tiêu hóa. Cần phân biệt nôn ra máu với ho ra máu, nếu ho ra máu thì máu có lẫn bọt khí.

  • Đi ngoài ra máu

Một phần lượng máu sẽ được thải ra ngoài theo đường đại tiền. Tại ruột già, Hemoglobin được chuyển hóa thành Hematin có màu đen do vi khuẩn tại đây thực hiện. Và vì do bị vi khuẩn nên men nên phân có mùi rất thối như mùi xác động vật chết.

Trong trường hợp thấy phân đen như trên, bạn cần phân biệt với các trường hợp phân đen do uống các chế phẩm có chứa sắt, ăn tiết canh, sử dụng bismuth…

Khi xuất huyết tiêu hóa, lượng máu ngoại vi giảm mạnh dẫn đến hội chứng thiếu máu cấp tính. Nếu xuất huyết diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây hội chứng mất máu mạn tính với các triệu chứng như:

  • Da, niêm mạc nhợt nhạt, trắng bệch, thiếu sức sống.
  • Tuần hoàn: Do thiếu máu dẫn đến lưu lượng tuần hoàn giảm gây hạ huyết áp,, nhịp tim nhanh, suy tim, đau ngực.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Hô hấp: Thở khó khăn, nhịp thở nhanh.
  • Tiêu hóa: Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng lúc táo.
  • Sinh dục: Kinh nguyệt rối loạn, chậm kinh, tắc kinh, khả năng tình dục giảm.
  • Dễ rụng tóc, móng tay móng chân yếu dễ gãy.

Tiến hành nội soi dạ dày thấy ổ viêm, đang xuất huyết có màu đen.

Điều trị nội khoa:

Sử dụng thuốc cầm máu để điều trị triệu chứng, nếu xuất huyết động mạch lớn cần dùng kẹp. Nếu tình trạng chảy máu cấp tính không được chữa trị nhanh chóng thì bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, mạch nhanh, giảm tuần hoàn có nguy cơ bị sốc, lúc này cần can thiệp ngoại khoa để khâu cầm máu cho bệnh nhân.

4.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Biến chứng này dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là nếu phát hiện ở giai đoạn muộn.

Do biểu hiện của ung thư dạ dày không điển hình, như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, chán ăn, phân có màu đen… rất dễ nhầm lẫn với Polyp dạ dày nên đa số trường hợp phát hiện bệnh khi ở giai đoạn cuối.

Bệnh vieêm dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian khiến cho các tế bào niêm mạc bên trong dạ dày bị biến đổi tính chất dẫn đến hình thành ung thư dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Polyp Dạ Dày Là Bệnh Lý Gì, Có Nguy Hiểm Tới Tính Mạng Không?

Các giai đoạn trung gian này gồm có nghịch sản, chuyển sản ruột, teo niêm mạc dạ dày. Các giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền ung thư.

Viêm dạ dày có thể dẫn đến ung thư

Viêm dạ dày có thể dẫn đến ung thư

  • Phương pháp chẩn đoán

Nội soi dạ dày là phương pháp gần như được tiến hành ở mọi cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh. Công nghệ mới hiện đại sử dụng phương pháp mới (phương pháp kimura) giúp chẩn đoán được teo niêm mạc dạ dày ngay từ giai đoạn nhẹ nhằm phát hiện sớm ung thư dạ.

  • Thăm khám

Sờ vùng thượng vị thấy xuất hiện khối u không di động hoặc di động ít. Hạch di căn Troisier ở vùng hố thượng đòn trái được hình thành.

  • Điều trị ngoại khoa

Dựa vào tình trạng bệnh nhân, tuổi tác và các bệnh đi kèm để điều trị phù hợp.

5. Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày

vieêm dạ dày gây ra rất nhiều phiền phức và đau đớn cho người bệnh, do đó thay vì khi bị mắc bệnh rồi mới sử dụng các phương pháp điều trị thì bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ có thể mắc viêm dạ dày. Sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn trong việc phòng tránh căn bệnh này:

  • Tạo lập và duy trì cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Ăn từ tốn, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ theo nhịp sinh học, tránh bỏ bữa đặc biệt là bữa sáng, không để quá đói hoặc ăn quá no, không nên ăn khuya. Hạn chế đến mức tối đa các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, thức ăn nhanh, đồ hộp, thức ăn chiên rán,… 
  • Cần bổ sung đầy đủ vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,… vừa giúp năng cao sức khỏe cơ thể vừa giúp trung hòa một phần nào đó acid dạ dày.
  • Tránh xa các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê, đồ uống có ga,…
  • Khi mắc các bệnh cần phải sử dụng kháng sinh hoặc thuốc giảm đau NSAIDs thì cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ có chuyên môn tư vấn.
  • Nên đến khám bác sĩ khi có tình trạng viêm nhiễm xuất hiện tại răng, tai – mũi – họng…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mỗi cá nhân. Tốt nhất nên hạn chế vận động mạnh trong vòng 30 phút sau ăn.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tạo tinh thần thoải mái lạc quan, khi bị căng thẳng mệt mỏi bạn có thể chọn cho mình một cách thư giãn riêng như thiền, nghe nhạc, đi du lịch,…

6. Cách chữa viêm dạ dày 

Mặc dù là căn bệnh phổ biến và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng nhưng loét dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát bằng thuốc kết hợp với thực đơn các món ăn cho người bị viêm loét dạ dày và thời gian biểu sinh hoạt hợp lý. Điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, góp phần hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.

>>>> Tìm hiểu thêm: 10 Món Ăn Cho Người Viêm Loét Dạ Dày Dễ Làm Và Ngon Bổ

6.1. Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là việc làm cần thiết để điều trị viêm dạ dày. Tuy nhiên, bạn không được tự ý ra nhà thuốc mua thuốc về uống mà phải đến các cơ sở y tế để khám xác định nguyên nhân gây bệnh.

Khi đã xác định được bệnh và được kê thuốc điều trị, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ và dặn dò của bác sĩ để bệnh chóng khỏi nhé.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc

Các thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Kháng sinh diệt vi khuẩn Hp khi có kết quả xét nghiệm Hp dương tính
  • Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dư thừa, thuốc ức chế tiết acid.
  • Thuốc băng se niêm mạc dạ dày, tăng tiết chất nhầy bảo vệ

6.2. Thay đổi lối sống

Ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc thì xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng giúp cải thiện bệnh rất nhiều.

  • Xây dựng và kiên trì thực hiện thói quen ăn uống khoa học
  • Hạn chế hết mức việc sử dụng chất kích thích và chất có gas.
  • Không ăn đồ ăn chua, cay
  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Luôn duy trì tính thoải mái, thư thái, vui vẻ cho tình thần của bạn.
  • Vận động hợp lý, tốt nhất không nên vận động mạnh ít nhất 30 phút sau ăn
  • Ăn thức ăn dễ tiêu để tránh tác động đến dạ dày

Bệnh vieêm dạ dày tưởng chừng là một chứng bệnh phổ biến và ít nguy hiểm nhưng thực chất nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Trong đó thủng ổ loét và ung thư dạ dày là những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh, tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện và điều trị muộn. Để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất thì các bạn nên đi khám định kì dù chưa thấy dấu hiệu bất thường nào.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số kiến thức hữu ích về bệnh vieêm dạ dày. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng dạ dày đang gặp phải hoặc để tìm hiểu thêm về những kiến thức bổ ích khác. Các chuyên gia của chúng tôi luôn rất sẵn lòng phục vụ quý vị và các bạn.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091