Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Như Thế Nào Thì Hiệu Quả Nhất

Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Như Thế Nào Thì Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh đau dạ dày đang là vấn đề mà nhiều người mắc các bệnh về dạ dày quan tâm nhất. Quả thực là vậy! Đau dạ dày không còn là một căn bệnh xa lạ với hầu hết tất cả mọi người. Có lẽ, vì chưa hiểu rõ đầy đủ về bệnh đau dạ dày nên nhiều người đã rất khó khăn trong việc điều trị để cải thiện căn bệnh này. Để giải đáp thắc mắc cho các bạn, ngay sau đây, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về bệnh đau dạ dày cũng như trả lời cho câu hỏi “Chữa bệnh đau dạ dày như thế nào thì hiệu quả nhất?” 

1. Tìm hiểu các thông tin về bệnh đau dạ dày

1.1. Đau dạ dày là bệnh như thế nào?

Đau dạ dày là một bệnh gây ra do tổn thương dạ dày và được chia thành 2 loại đau dạ dày cấp và mạn tính.

  • Đau dạ dày cấp thường xuất hiện với các cơn đau dữ dội, đau quặn thắt và triệu chứng sẽ suy giảm nếu người bệnh điều trị hợp lý và kịp thời. 
  • Đau dạ dày mạn thường có những cơn đau âm ỉ, kéo dài, thường xuất hiện theo chu kỳ và bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài để có thể phục hồi dạ dày của mình.

Bệnh đau dạ dày thường không xuất hiện riêng lẻ mà đi kèm cùng các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua,…

1.2. Nguyên nhân đau dạ dày

Để có thể chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả, bệnh nhân cần nhận thức rõ được đâu là nguyên nhân gây ra bệnh.

1.2.1. Đau dạ dày do ăn uống 

Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh đau dạ dày. Việc bạn ăn uống các đồ ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, không đảm bảo vệ sinh hay ăn các đồ cay nóng cùng với việc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia sẽ làm kích ứng lên niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày của bạn bị tổn thương và dẫn đến các cơn đau. 

Đôi khi bạn có thể đau dạ dày sau khi ăn phải những thực ăn có độc. Và giải pháp kịp thời nhất của bạn có thể là nôn để tống hết thức ăn có độc ra bên ngoài hoặc có thể là sử dụng các thuốc giải độc.

1.2.2. Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Vi khuẩn Hp là một nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn gọi với tên ngắn gọn là vi khuẩn Hp) chính là khắc tinh đối với dạ dày của bạn. 

Helicobacter Pylori là một loại vi khuẩn Gram âm, chúng khu trú và phát triển trong lớp chất nhầy của niêm mạc nhưng không bao giờ có thể xuyên thủng vào lớp niêm mạc cũng như xâm nhập được vào bên trong của tế bào.

Tại đó, vi khuẩn Hp sẽ tiết ra enzyme Urease để thuỷ phân Ure thành Amoniac, vì thế sẽ gây độc cho niêm mạc tế bào.

Bên cạnh đó, chúng cũng là tác nhân ngăn cản sự bài tiết chất để nhầy bảo vệ niêm mạc, khiến cho các yếu tố như acid HCl và pepsin dịch vị (hai chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá tiêu hóa của dạ dày) sẽ tấn công và phá hủy niêm mạc và dẫn đến loét dạ dày tá tràng.

>>> Xem thêm Nhiễm vi khuẩn Hp ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

1.2.3. Đau dạ dày do căng thẳng

Các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài sẽ dẫn đến các cơn đau dạ dày.

Khi bạn căng thẳng quá nhiều có thể do học tập, công việc hay các vấn đề về gia đình… dạ dày của bạn sẽ tiết rất nhiều acid, gây ra các tình trạng viêm loét dạ dày và khiến cho bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau.

1.2.4. Đau dạ dày do hút thuốc lá, lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs)

Hút thuốc lá hay việc sử dụng không đúng cách các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs)… sẽ là yếu tố gây nên bệnh đau dạ dày của bạn. 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ cho rằng: “Hút thuốc lá dẫn đến nguy cơ bị đau dạ dày tương đối gấp 2,0 lần so với người không hút thuốc”.

Nguyên nhân được giải thích là do các thuốc trên sẽ ức chế Prostaglandin (một chất có vai trò trong việc tiết ra các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc của bạn), khiến cho acid, pepsin dịch vị hay các thức ăn tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm loét và khiến dạ dày của bạn hứng chịu những cơn đau.

1.2.5. Do thói quen sinh hoạt mỗi ngày

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe hàng đầu thế giới, những người có các thói quen như ăn đêm, thức quá khuya, uống cafe…thường có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn những người có thói quen sinh hoạt hợp lý, khoa học. 

1.3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Khi mắc bệnh đau dạ dày, bệnh nhân có thể bị đau ở một số vị trí như đau bụng vùng thượng vị, đau dạ dày phía bên trái và đau vùng bụng giữa.

vi-tri-dau-da-day

Một số vị trí đau dạ dày

  • Đau bụng vùng thượng vị

Vùng thượng vị là vùng bụng phía trên rốn và phía dưới xương ức của chúng ta. Khi vùng thượng vị bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy có sự căng tức ở bụng kèm theo những cơn đau âm ỉ, khó chịu và những cơn đau này có thể lan nhanh sang vùng bụng và vùng lưng.

>>> Xem thêm 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

  • Đau vùng bụng phía bên trái

Đây là vị trí đau mà các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, sau đó lan rộng ra hai bên trái, phải và khu vực sau lưng rồi lan đến vùng ngực. Các cơn đau bụng bên trái có thể giảm nếu bệnh nhân bổ sung thêm các thức ăn. 

  • Đau vùng bụng ở giữa

Đây là vị trí đau phổ biến nhất. Vùng bụng giữa là vùng có nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể người như ruột non, ruột già, ruột thừa, tụy… nên đôi khi bệnh nhân bị nhầm lẫn đau dạ dày với các tình trạng khác như viêm ruột thừa, viêm tuyến tụy,… 

Một số biểu hiện khác:

    • Có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua do dạ dày của bạn bị rối loạn dẫn đến thức ăn khó được tiêu hóa hết, khiến cho thức ăn bị lên men và sinh hơi;
    • Bệnh nhân bị nôn và buồn nôn;
    • Bệnh nhân có biểu hiện của sự chán ăn, ăn không ngon và ăn bị khó tiêu;
    • Triệu chứng mất ngủ và ngủ không ngon giấc có thể xuất hiện do các cơn đau hoành hành và khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, uể oải;
    • Chảy máu tiêu hóa là biểu hiện của bệnh nhân bị đau dạ dày nặng (có thể do viêm loét dạ dày), lâu ngày không chữa trị dẫn đến các vết loét trên niêm mạc dạ dày bị ăn mòn sâu hơn, gây ra đau đớn và chảy máu.

Bởi vì bệnh đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm tuyến tụy, viêm ruột thừa, viêm phúc mạc,… cho nên khi gặp phải các triệu chứng trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ và chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời bệnh đau dạ dày

2. Một số phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Với những thông tin hữu ích trên, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được về bệnh đau dạ dày. Liệu các bạn có thắc mắc rằng, vậy nên làm gì để chữa bệnh đau dạ dày?

Dưới đây, Scurma Fizzy sẽ bật mí cho các bạn một số phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả để bạn sớm cải thiện và phục hồi dạ dày của mình.

2.1. Chữa bệnh đau dạ dày bằng việc sử dụng thuốc

Khi bị đau dạ dày, lựa chọn đầu tiên của người bệnh là sử dụng thuốc điều trị.Các thuốc chữa bệnh đau dạ dày có tác dụng giảm nhanh các cơn đau hiệu quả, giúp người bệnh dần trở lại trạng thái bình thường.

Một số thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả có thể kể đến như:

2.1.1. Thuốc chữa bệnh đau dạ dày chữ Y – Yumangel

Với các thành phần của thuốc này là Magnesium Aluminosilicate, D – Mannitol, Silicon Resin và các tá dược khác, Yumangel thường được chỉ định trong việc điều trị các triệu chứng như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Yumangel hỗ trợ trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, giúp bao bọc các vết viêm loét và giảm các cơn đau.

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Thuốc chữa bệnh đau dạ dày Yumangel

Dựa vào từng tình trạng của bệnh và đối tượng sử dụng mà liều chỉ định đối với thuốc chữa bệnh đau dạ dày Yumangel cũng khác nhau. 

  • Với người lớn, liều chỉ định là 1 gói/ lần, sử dụng 2-4 lần/ngày. Bệnh nhân nên uống sau khi ăn từ 1-2 tiếng và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc ngay khi bệnh nhân đang đau.
  • Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi được chỉ định dùng một nửa liều so với người lớn. Tuy nhiên, liều lượng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với các triệu chứng và từng lứa tuổi.

2.1.2. Chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả Gaviscon

Với thành phần chính là Natri Bicacbonat và Calci Carbonat, Gaviscon giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng cổ họng…

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Chữa đau dạ dày hiệu quả với Gaviscon

Gaviscon được bào chế thành 2 dạng là hỗn dịch và viên nén. 

Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, liều chỉ định đối với Gaviscon là:

  • Đối với người lớn hoặc trẻ em trên 12 tuổi được chỉ định dùng 2-4 viên (tương đương với 1-2 gói thuốc), ngày 3-4 lần và dùng sau khi ăn.
  • Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi, liều sử dụng bằng một nửa so với liều sử dụng của người lớn.

Trước khi sử dụng, bệnh nhân nên được sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.

2.1.3. Thuốc chữa bệnh đau dạ dày Phosphalugel

Với thành phần chính là Aluminum phosphate và được bào chế dưới dạng hỗn dịch, thuốc Phosphalugel có tác dụng giảm đau dạ dày bằng cách tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài niêm mạc dày dày, giúp giảm tiết acid dạ dày.

Ngoài ra, Phosphalugel còn được chỉ định trong điều trị viêm loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Thuốc chữa đau dạ dày Phosphalugel

Liều dùng đối với người trưởng thành là 1- 2 gói/ lần x 2 – 3 lần/ngày. Còn với trẻ em, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ.

2.2. Chữa bệnh đau dạ dày bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Để có thể chữa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả nhất, bệnh nhân cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình một cách khoa học.

Bạn nên hạn chế sử dụng rượu, bia, các đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,,…và thay vào đó, bạn cần bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, sắt, kẽm…

Nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày các loại trái cây, rau xanh, các loại đậu, thịt nạc, lòng trắng trứng và các chất béo lành mạnh như bơ, phô mai, các loại hạt, cá,…

Hãy chia bữa ăn của bạn thành các bữa nhỏ trong ngày; trong khi ăn bạn cần lưu ý ăn chậm, nhai kĩ, hạn chế việc ăn quá no hay ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ.

che-do-an-dinh-duong

Chế độ ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân đau dạ dày

Bên cạnh việc ăn uống, bạn cần rèn luyện cho bản thân thói quen sinh hoạt điều độ, hợp lý. Bạn cần hạn chế việc thức khuya quá muộn, căng thẳng, lo âu và thay vào đó bằng việc đi ngủ đúng giờ (trước 11h tối), giảm căng thẳng bằng cách thư giãn, nghe nhạc, tập thể dục, tập thiền…

Ngoài ra, bạn nên bỏ thói quen hút thuốc lá, lạm dụng các thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs) để bảo vệ dạ dày của bạn.

2.3. Chữa bệnh đau dạ dày bằng các phương pháp dân gian

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược thì các bài thuốc theo phương pháp dân gian luôn được mọi người đón nhận và tin dùng.

Các phương pháp chữa bệnh dân gian được biết đến là giải pháp hiệu quả đối với bệnh đau dạ dày. Những bệnh nhân đang điều trị đau dạ dày bằng việc sử dụng thuốc tân dược thì có thể tham khảo các bài thuốc dân gian dưới đây để hỗ trợ đẩy lùi căn bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả nhất nhé!

2.3.1. Mật ong và nghệ

Chắc hẳn bạn cũng từng được nghe nhiều người trong gia đình nói rằng mật ong và nghệ có thể chữa bệnh đau dạ dày rất tốt và được nhiều người ưu tiên sử dụng.

Quả thực là như vậy! 

  • Công dụng của mật ong

Mật ong được biết đến với công dụng như tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ chữa lành vết thương, làm giảm quá trình hình thành khí trong dạ dày và có khả năng giúp sức đề kháng cơ thể của bạn được tăng cường.

  • Công dụng của nghệ

Còn nghệ được mệnh danh là “thảo dược cứu tinh” cho bệnh nhân đau dạ dày với công dụng tuyệt vời như chống viêm, kích thích cơ thể sản xuất mật hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, giúp giảm khí và làm chậm lại các cơn co thắt và loét.

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Sử dụng mật ong và nghệ

  • Tác dụng khi kết hợp mật ong và nghệ

Khi bạn phối hợp mật ong với nghệ sẽ đem đến hiệu quả đáng kinh ngạc đối với dạ dày của bạn: giúp giảm đau, tạo sự dịu nhẹ cho dạ dày, giảm sự kích thích lên niêm mạc.

Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi nhanh chóng bị tiêu tan và việc tiêu hóa của bạn sẽ tốt hơn, giúp bạn ăn ngon và khỏe mạnh trở lại.

  • Cách sử dụng mật ong và nghệ

Để có được bài thuốc hữu hiệu trên, bạn cần chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong khuấy đều với 200ml nước ấm, dùng để uống hàng ngày. 

Bạn cần thực hiện đều đặn và kiên trì phương pháp trên để có một dạ dày thật khỏe mạnh nhé!

>>> Xem thêm Top 7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Tại Nhà

2.3.2. Điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày bằng khoai tây

  • Thành phần và công dụng của khoai tây

Khoai tây là một trong những thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều vitamin (C, B6, B3, B1, B2), khoáng chất (sắt, kẽm, photpho, kali ), nhiều chất chống oxy hóa (tryptophan, lysine, cellulose ) và nhiều chất dinh dưỡng khác. 

Khoai tây có vai trò giảm các triệu chứng dư thừa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ giảm đau dạ dày hiệu quả.

khoai-tay

Chữa đau dạ dày từ khoai tây

  • Cách sử dụng khoai tây chữa đau dạ dày

Để có thể sử dụng khoai tây để chữa bệnh đau dạ dày, bạn cần chuẩn bị 1 kilogam (1 cân) khoai tây tươi và mật ong nguyên chất. 

Bạn cần rửa sạch khoai tây, gọt bỏ vỏ rồi đem nghiền nát lấy nước. Sau đó, bạn cho nước khoai tây vào trong nồi, bật bếp, đun nhỏ lửa cho đến khi sắc lại, rồi bạn thêm vào đó mật ong đã được chuẩn bị, trộn đều theo tỉ lệ 1:2 (cứ 1 phần nước khoai tây nghiền thì bạn thêm 2 phần mật ong). 

Đợi khi mật ong và nước cốt khoai tây hòa lại với nhau thì bạn tắt bếp, cho vào trong lọ thủy tinh, để trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng hàng ngày.

Mỗi ngày, bạn nên dùng 2 lần, mỗi lần  từ 1 đến 2 thìa cafe và uống trước khi ăn 30 phút để cải thiện tình trạng đau dạ dày của bạn.

2.3.3. Gừng tươi chữa bệnh đau dạ dày

Nhắc đến gừng chắc hẳn các bạn sẽ không còn lạ lẫm vì đây là một trong những gia vị không thể thiếu trong căn bếp của bạn. 

Gừng có nhiều công dụng tốt như chống buồn nôn, say tàu xe, có tác dụng giảm đau, cảm lạnh, chống việc viêm nhiễm… Nhưng bên cạnh đó, ít ai biết rằng gừng còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh đau dạ dày.

gung-tuoi

Gừng tươi chữa đau dạ dày

Khi bạn bị đau dạ dày, có thể thực hiện một trong những bài thuốc giảm đau là trà gừng sau đây:

  • Bạn cần chuẩn bị gừng tươi, sau đó rửa thật sạch rồi thái gừng thành từng lát mỏng.
  • Tiếp đến, bạn cho gừng vào ấm nước rồi đun sôi với 100ml nước.
  • Đến khi nước sôi, bạn đổ nước gừng ra cốc, cho vào cốc thêm vài lát gừng tươi nữa rồi đậy kín nắp cốc trong vòng 5 phút rồi sử dụng.

Bạn hãy thực hiện các bước như trên và uống trà gừng hàng ngày cho đến khi tình trạng đau dạ dày của bạn được cải thiện nhé!

2.3.4. Chữa bệnh đau dạ dày bằng lá đu đủ

  • Công dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ tưởng chừng rất quen thuộc với mọi người nhưng ít ai nắm rõ được các lợi ích mà nó mang lại.

Lá đu đủ có vai trò lớn trong việc chữa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả. Lá đu đủ có khả năng chống viêm, tiêu sưng hiệu quả, giúp giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón dai dẳng, lâu ngày.

Bên cạnh đó, nó còn có vai trò quan trọng trong việc giảm các cơn đau do sự co bóp của dạ dày hay loét dạ dày, giúp giảm acid dịch vị bên trong dạ dày, từ đó sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

chua-benh-dau-da-day-nhu-the-nao-thi-hieu-qua-nhat

Lá đủ đủ trong chữa bệnh đau dạ dày

Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây để có thể chữa bệnh đau dạ dày từ lá đu đủ:

  • Chuẩn bị 2 lá đu đủ tươi và rửa thật sạch rồi để cho ráo nước, sau đó thái nhỏ.
  • Tiếp đến, bạn đem lá đu đủ vừa thái đun sôi với 500ml nước lọc. Sau khi nước sôi, bạn tắt bếp rồi để nguội và uống.
  • Bạn nên sử dụng nước đu đủ 1 lần mỗi ngày và thực hiện trong khoảng thời gian từ 2-3 tuần để dạ dày của bạn được hồi phục tốt nhất. 

2.4. Tập luyện thể thao mỗi ngày

Luyện tập thể dục, thể thao luôn được biết đến với lợi ích giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài như virus, vi khuẩn,…

Đối với những người mắc bệnh đau dạ dày, việc luyện tập thể dục thể thao sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để có thể cải thiện và điều trị bệnh hiệu quả.

tap-the-duc

Tập thể dục chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Vậy bệnh nhân nên tập những gì và tập thể dục như thế nào để chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả?

2.4.1. Các bài tập giúp chữa bệnh đau dạ dày

Những người mắc bệnh đau dạ dày có thể tham khảo các bài tập dưới đây để phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh nhé!

  • Bài tập làm giãn cơ thể hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày

Bạn nên nằm ngửa trên mặt phẳng sàn nhà hoặc nằm trên thảm, hai tay xuôi theo thân mình, hai chân duỗi thẳng để thực hiện kéo giãn cơ thể.

Kế tiếp, bạn hãy hít vào và thở ra thật thoải mái, để cho cơ thể được thả lỏng hoàn toàn. Bài tập giúp cho đầu óc của bạn được thư giãn, các cơ được giãn ra và giúp giảm đau vùng bụng.

Bạn nên thực hiện bài tập làm giãn cơ thể trong vòng 10 phút và thực hiện hàng ngày để tình trạng đau dạ dày của bạn được giảm thiểu. 

  • Bài tập kích thích hệ tiêu hóa 

Bạn thực hiện bài tập với tư thế đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai và 2 tay đưa thẳng lên. Tiếp đến, bạn thực hiện đếm theo nhịp rồi từ từ ngồi xuống trong khi tay vẫn giữ tư thế thẳng đứng và nên hít thở thật nhịp nhàng, hít vào khi bạn đang đứng rồi thở ra khi ngồi xuống.

Bạn nên thực hiện bài tập kích thích hệ tiêu hóa này đều đặn 5-10 phút mỗi ngày để giúp kích thích sự co bóp giúp tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ tình trạng đau dạ dày khá hiệu quả

  • Bài tập xoa bụng giúp giảm thiểu các cơn đau dạ dày

Để giảm đau dạ dày, người bệnh có thể thực hiện bài tập xoa bụng sau đây: Đặt 2 tay của bạn chồng lên nhau rồi xoa bụng nhẹ nhàng tại vị trí vùng thượng vị.

Bạn nên xoa nhẹ bụng theo cùng chiều kim đồng hồ, đồng thời trong lúc xoa, bạn có thể ấn nhẹ để kích thích tiêu hóa. 

  • Giảm đau dạ dày bằng các động tác gập người đơn giản

Bệnh nhân thực hiện động tác gập người trong tư thế đứng thẳng, để 2 chân rộng bằng vai sau đó thực hiện theo các nhịp sau đây

    • Nhịp 1: Đưa hai tay lên trời, mắt nhìn theo tay 
    • Nhịp 2: Từ từ cúi gập người cho đến khi tay chạm đến ngón chân cái
    • Nhịp 3: Hai tay để về tư thế ngang vai 
    • Nhịp 4: Đưa cơ thể trở lại tư thế ban đầu. 

Bệnh nhân nên thực hiện bài tập này theo thứ tự 4 lần, 8 nhịp liên tục để cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

Bên cạnh các bài tập để chữa bệnh đau dạ dày như trên, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập khác như đi bộ, tập thiền, tập yoga,… để vừa hỗ trợ giảm đau dạ dày, vừa nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các vấn đề căng thẳng mệt mỏi, thư giãn cơ thể.

2.4.2. Những lưu ý khi tập thể dục, thể thao

Đối với những bệnh nhân bị đau dạ dày, khi thực hiện các bài tập thể dục thể thao, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi tập thể dục, bạn nên kết hợp nhiều bài tập lại với nhau để vừa giúp nâng cao sức khoẻ, vừa thúc đẩy dạ dày hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp đẩy lùi các tình trạng đau nhức hiệu quả.
  • Trước và sau khi tập 30 phút, bạn không nên ăn quá no vì sẽ khiến dạ dày của bạn bị rối loạn và có nguy cơ dẫn đến tình trạng nôn hoặc buồn nôn.
  • Không nên tập các bài tập liên quan đến cơ bụng quá sức như chống đẩy, gập bụng… vì rất có thể tình trạng đau dạ dày của bệnh nhân sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Sau khi tập thể dục được khoảng 30-45 phút, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi tầm 5- 10 phút để có thể hồi phục lại sức khỏe.

Để có thể chữa bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để nhận được sự tư vấn và những lời khuyên tốt nhất.

Trên đây là những thông tin mà Dược sĩ chuyên gia Scurma Fizzy mang đến cho các bạn để giải đáp thắc mắc “Chữa bệnh dạ dày như thế nào thì hiệu quả nhất?”. Bạn hãy tham khảo các phương pháp trên để có thể có cho mình cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày tốt nhất nhé! Chúc bạn luôn chăm sóc và giữ gìn để có một sức khỏe thật tốt! 

Hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng viêm dạ dày tá tràng của mình hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091