Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất

Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất

Đau dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê, nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Không những thế, các căn bệnh dạ dày còn có thể gây ra biến chứng nặng nề như ung thư dạ dày, thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư đang ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Vì vậy, chắc cũng không ít người quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để góp phần cải thiện bệnh đau dạ dày trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người bệnh sẽ thắc mắc về vấn đề đau dạ dày nên ăn gì? Uống gì?

Vì vậy, Scurma Fizzy gửi đến bạn đọc bài viết về dạ dày nên ăn gì nhằm mục đích giúp các bạn cải thiện căn bệnh dạ dày qua chế độ ăn uống.

1. Dạ dày nên ăn gì – Tìm hiểu về bệnh dạ dày

Dạ dày nên ăn gì?

Dạ dày nên ăn gì?

1.1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý xuất hiện do những bất thường ở dạ dày, tình trạng này xảy ra thường do dạ dày – tá tràng bị viêm hoặc loét. Bệnh lý này có thể diễn ra đột ngột hoặc kéo dài.

1.2. Biểu hiện của bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày được nhận biết thông qua các biểu hiện:

  • Đau vùng thượng vị

Cơn đau thường diễn ra có tính chu kỳ về thời gian và tính chất cơn đau. Khi bị viêm loét dạ dày, cơn đau thường xảy ra lúc no, sau ăn 1 – 2h, trái lại cơn đau do viêm loét tá tràng xảy ra lúc đói (sau ăn 4 – 6h).

Đau dạ dày thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội. Và cơn đau sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Khi tính chất chu kỳ của cơn đau bị biến đổi, có nghĩa là tình trạng đau dạ dày đã xuất hiện biến chứng.

  • Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu

Tình trạng này xuất hiện do chức năng tiêu hóa của dạ dày không thực hiện bình thường dẫn đến thức ăn và khí bị tích tụ lại trong dạ dày gây ra hiện tượng chướng hơi, đầy bụng

  • Ợ chua, ợ hơi

Khi thức ăn và khí được sinh ra trong quá trình lên men thức ăn ở trong dạ dày tích tụ quá lâu sẽ xuất hiện tình trạng dạ dày bị tăng áp lực dẫn đến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ợ chua là biểu hiện của axit dịch vị trào ngược lên thực quản. Ợ hơi do các khí, hơi trong dạ dày bị trào ngược

  • Buồn nôn và nôn

Là triệu chứng phổ biến của hiện tượng trào ngược do đau dạ dày. Triệu chứng này thường gặp ở đại đa số người bệnh.

  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu

Do tình trạng xuất huyết trong lòng ống tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi đã xuất hiện các biến chứng.

Bên cạnh đó, tình trạng đau dạ dày còn có một số biểu hiện ít gặp hơn như sút cân nhanh, thiếu máu, sờ thấy u trước bụng,…

1.3. Dạ dày nên ăn gì? – Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Nguyên nhân gây đau dạ dày

  • Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn tồn tại trong cơ thể, tuy nhiên khi vi khuẩn này phát triển sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Hp tác động làm mở rộng và nghiêm trọng hơn các vết viêm loét trong dạ dày dẫn đến tình trạng đau dữ dội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày.

  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Hầu hết những người bị đau dạ dày đều có thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Các thói quen có thể bào gồm:

    • Thường xuyên nhịn ăn, ăn không đúng giờ giấc, ăn khuya;
    • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích;
    • Chế độ nghỉ ngơi không hợp lý; ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa làm các công việc khác;…
  • Lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày, các loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc kháng sinh,… có thể tăng nguy cơ đau dạ dày ở những người sử dụng chúng quá nhiều.

  • Do căng thẳng, stress

Việc tinh thần căng thẳng, không thoải mái, áp lực tinh thần diễn ra thường xuyên cũng có thể khiến cho dạ dày của chúng ta bị suy yếu dần dẫn đến tình trạng đau dạ dày

Ngoài ra, gia đình có tiền sử đau dạ dày, người có nhóm máu O cũng là các yếu tố có nguy cơ cao đau dạ dày.

1.4. Các biến chứng của đau dạ dày

Tình trạng đau dạ dày kéo dài, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Các biến chứng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, ung thư dạ dày, thủng dạ dày.

>>>>>>Xem thêm:

Các Biểu Hiện Triệu Chứng Của Bệnh Đau Dạ Dày Và Các Biến Chứng Nguy Hiểm

Vi Khuẩn Hp Dạ Dày Là Gì? Nó Có Gây Bệnh Lý Gì Cho Con Người Không?

2. Bệnh dạ dày nên ăn gì?

Tình trạng đau dạ dày có thể được chữa trị bằng thuốc. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được cải thiện hơn khi có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Vì vậy, để giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm nên sử dụng khi bị đau dạ dày.

2.1. Chuối – Đau dạ dày nên ăn gì

dạ dày nên ăn gì - chuối

Chuối – đau dạ dày nên ăn

Chuối là một loại trái cây rất phổ biến và rất dễ tìm thấy trong cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó, việc ăn chuối một cách hợp lý đem lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Trong chuối có chứa nhiều loại chất có tác dụng tốt đối với dạ dày như:

  • Kali

Chuối có chứa một hàm lượng lớn kali (trung bình 1 quả chuối chứa khoảng 487 mg kali). Kali là loại khoáng chất có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, vì vậy sẽ giúp dạ dày tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.

  • Pectin

Pectin là một thành phần có tự nhiên trong chuối. Chất này có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau và giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày.

  • Chất chống oxy hóa delphinidin

Đây là một loại chất có tác dụng ngăn cản sự hình thành của các khối u dạ dày, làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

  • Vitamin

Chuối chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin B6,… là những loại vitamin có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch.

  • Hệ men vi sinh đường ruột

Chuối là nguồn thực phẩm có lợi cho hệ vi sinh đường ruột vì vậy có tác dụng hỗ trợ tăng cường các loại lợi khuẩn này.

Ăn chuối có tác dụng rất tốt đối với dạ dày. Tuy nhiên, để tác dụng này hiệu quả chúng ta nên sử dụng chuối một cách hợp lý.

Cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng chuối

Chúng ta chỉ nên sử dụng các loại chuối đã chín, ăn vào lúc no (sau bữa cơm 20 – 30 phút), nên lựa chọn các loại chuối như chuối ngự, chuối lá, chuối tây, chuối cau và không nên ăn chuối tiêu khi bị đau dạ dày.

Chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày để hiệu quả của chuối phát huy.

2.2. Khoai lang

Trong khoai lang có chứa 70% tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ, canxi, protein, vitamin, potassium,… Những hoạt chất này có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa.

  • Tinh bột sau khi vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp màng nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của axit dịch vị
  • Hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng trung hòa axit, giữ nồng độ pH luôn ổn định.
  • β-caroten có tác dụng chống lại các phản ứng viêm, giảm đau và ngăn các gốc tự do gây hại dạ dày
  • Các loại vitamin có tác dụng bảo vệ và làm lành vết thương, ngăn ngừa viêm loét chuyển biến nghiêm trọng. Vitamin B6 còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
  • Magie giúp giảm căng thẳng thần kinh từ đó giảm đau dạ dày do stress.

Vậy khoai lang được chế biến như thế nào?

Khoai lang có thể được chế biến theo nhiều cách như: luộc, hấp, nấu canh sườn,…

Tuy nhiên, khi sử dụng khoai lang bạn cũng cần phải lưu ý:

  • Nên ăn khoai lang vào buổi trưa, sau ăn trưa khoảng 1 giờ.
  • Không nên ăn khoai lang vào buổi tối khi bị đau dạ dày vì dễ dẫn đến khó tiêu, trào ngược, ợ chua và mất ngủ
  • Nấu chín kỹ để tránh gây khó tiêu
  • Không nên ăn khi bụng đói để tránh gây áp lực lên dạ dày khiến tổn thương tồi tệ hơn
  • Sử dụng kết hợp khoai lang với rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu protein khác để tăng hiệu quả
  • Không ăn quá 300gr/ngày (tốt nhất khoảng 100 – 200gr) và sử dụng 3 – 4 lần/tuần.
  • Không nên ăn khoai đã bị hà và có đốm đen xuất hiện.
  • Kiêng kị ăn chung khoai lang với quả hồng vì chúng kết hợp gây hại cho sức khỏe.

2.3. Đu đủ – Đau dạ dày nên ăn gì

Đu đủ

Đu đủ – đau dạ dày nên ăn

Công dụng của đu đủ

Thành phần đu đủ có chứa nhiều vitamin C, xenlulozo, folate, chất chống oxy hóa,… là những loại chất có tác dụng tốt trong việc chống ung thư ruột kết.

Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa nhiều chất xơ – chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, đu đủ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và còn ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài.

Ngoài ra, nó còn chứa papain, chymopapain – thuộc nhóm enzym giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn, hỗ trợ phân hủy các loại protein khó tan trong dạ dày và thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương của dạ dày.

Vậy sử dụng đu đủ như thế nào để đạt hiệu quả? 

Đu đủ chín có thể được chế biến như trái cây ăn uống hàng ngày hoặc làm nước sinh tố, kết hợp với táo tây để tăng tác dụng; đu đủ xanh có thể chế biến thành các món ăn như xào, nộm, canh,…

Tuy nhiên sử dụng đu đủ cần lưu ý

  • Đu đủ chỉ dùng trong trường hợp đau dạ dày nhẹ mới đạt hiệu quả
  • Không sử dụng đu đủ cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Nên sử dụng đu đủ chín thay vì đu đủ xanh vì đu đủ xanh có thể gây táo bón, khó tiêu.

2.4. Táo tây

Chất xơ hòa tan có trong táo tây có tác dụng như một hệ đêm giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày

Táo nên được ăn vào khoảng giữa các bữa sáng – trưa, trưa – tối, chỉ nên ăn 3 – 4 quả/tuần, nên ăn chậm, nhai kỹ. Chúng ta có thể chế biến táo tây để dạ dày tiêu hóa nó một cách dễ dàng hơn như nước ép, sinh tố,…

2.5. Gừng – Đau dạ dày nên ăn gì

Gừng

Gừng

Công dụng của gừng

Gừng là một loại dược liệu phổ biến, trong gừng có chứa 2 – 3% tinh dầu, tinh bột và chất cay nên có tác dụng tốt trong kháng viêm, kháng khuẩn, chữa lành các vết loét dạ dày, hạ nhiệt, giảm ho.

Ngoài ra, Tecpen và oleoresin có trong gừng còn giúp sát trùng, làm giãn nở mạch máu giúp lưu thông tốt. Vì vậy, gừng thường được sử dụng trong việc giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.

Cách chế biến gừng rất đa dạng, cụ thể như: gừng tươi ngâm với giấm, trà gừng, nước gừng tươi ấm, hoặc bài thuốc gừng tươi với mật ong và chanh.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau dạ dày:

  • Tham khảo các ý kiến chuyên gia khi sử dụng gừng chữa đau dạ dày
  • Khi sử dụng gừng, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của gừng.
  • Tránh sử dụng gừng cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú
  • Không sử dụng gừng khi bụng đói.

2.6. Cải bó xôi

Cải bó xôi có tác dụng đặc biệt trong bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày giúp ngăn ngừa loét dạ dày.

Glyceroglycolipid có trong cải bó xôi còn giúp tăng cường khả năng của thành tiêu hóa, ngăn cản các triệu chứng viêm.

2.7. Bắp cải – Đau dạ dày nên ăn gì

Thành phần của bắp cải có tác dụng làm lành các vết loét dạ dày – tá tràng: L – glutamine, S – methylmethionine, glucosinolates và gefarnate.

Không những thế, bắp cải chứa một lượng axit amin glutamic dồi dào, một loại chất có tác dụng tương tự thuốc kháng axit, giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày từ đó đẩy nhanh tốc độ làm lành của các tổn thương.

  • Nước bắp cải tươi chứa S – methylthionine, vitamin U – có tác dụng chữa lành vết loét, bảo vệ gan
  • Glucosinolates vào cơ thể được chuyển hóa thành isothiocyanates có tác dụng chống viêm, vì vậy kiểm soát được vi khuẩn Hp trong dạ dày
  • Gefarnate có tác dụng như một lớp lót bảo vệ niêm mạch dạ dày
  • Các loại chất khác có trong bắp cải như sulforaphane – tăng sản xuất các loại enzym, loại gốc tự do, phá hủy tế bào ung thư.

Bắp cải có thể được sử dụng dưới các dạng như: nước ép bắp cải, chế biến thành các món ăn như xào, luộc, nấu canh,…

Bắp cải

Bắp cải – đau dạ dày nên ăn

2.8. Nước dừa

Axit lauric trong nước dừa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin – có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống giun ký sinh đường ruột, ký sinh trùng và các nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Trong hỗ trợ điều trị đau dạ dày, nên chia nhỏ nước dừa uống nhiều lần trong ngày.

2.9. Sữa chua – Đau dạ dày nên ăn gì

Sữa chua đã được chứng minh có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng và điều trị các triệu chứng đau dạ dày.

Công dụng của sữa chua

Sữa chua có chứa axit lactic có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp, hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày, ức chế sự sinh sôi và phát triển của những loại vi khuẩn gây men thối có trong đường ruột làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh dạ dày bị quá tải.

Các probiotics có trong sữa chua còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột giúp nâng cao hệ thống miễn dịch tự nhiên, tăng các yếu tố bảo vệ tiêu hóa.

Sữa chua rất có lợi cho dạ dày nhưng nó chỉ có lợi ích khi được sử dụng đúng cách.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng sữa chua cho người đau dạ dày

  • Chỉ nên ăn sữa chua lúc no vì khi dạ dày đói sẽ tiết ra nhiều axit khiến các lợi khuẩn trong sữa chua không sống được dẫn đến giảm tác dụng.
  • Chỉ nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 – 2h để tác dụng tốt nhất
  • Dùng kết hợp sữa chua với dâu tây, bánh mì, xoài, bơ, dưa hấu, mãng cầu sẽ giúp tăng cường tác dụng của sữa chua
  • Không nên sử dụng chung sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm thịt đông lạnh, thuốc kháng sinh,… vì sẽ làm giảm tác dụng của sữa chua và có thể gây ra các rối loạn tiêu hóa.
  • Không hâm nóng sữa chua vì ở nhiệt độ cao, sữa chua sẽ bị vón cục và tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong sữa chua dẫn đến mất tác dụng.

2.10. Đậu bắp – Đau dạ dày nên ăn gì

Trong các bữa cơm hàng này, đậu bắp được sử dụng khá phổ biến nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết các công dụng của đậu bắp.

Thành phần và công dụng của đậu bắp 

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra trong đậu bắp có chữa các chất có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa như protein kết dính, polysaccharide, pectin, carotene, vitamin,…

Chất nhờn trong đậu bắp khi vào trong cơ thể có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa khỏi các yếu tố tấn công. Bên cạnh đó, polysaccharide còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp và đẩy nhanh tốc độ làm lành các vết loét.

Hàm lượng nước và chất xơ trong thành phần của đậu bắp có tác dụng tốt đối với đường ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Cách chế biến

Đậu bắp có thể được chế biến theo nhiều cách như: Nước đậu bắp, chế biến dưới dạng các món ăn như đậu bắp luộc, đậu bắp sốt cà chua, đậu bắp xào thịt bò,…

Trong việc ăn đậu bắp chúng ta cũng cần phải lưu ý

  • Chế biến đậu bắp hàng ngày cần phải nấu chín kỹ để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây áp lực lên dạ dày
  • Chọn loại đậu bắp có màu xanh thẫm, mịn màng, rửa kỹ và loại bỏ bụi bẩn trước khi chế biến; không nấu quá kỹ vì sẽ mất dưỡng chất
  • Không nên sử dụng đậu bắp khi bị đau bụng, tiêu chảy; sỏi thận hạn chế sử dụng đậu bắp vì oxalate có trong đậu bắp sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi
  • Người đang dùng thuốc điều trị chống đông máu không nên ăn đậu bắp vì vitamin K có trong nó làm gia tăng nguy cơ đông máu
  • Không nên ăn quá no vì nó sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày

3. Không nên ăn khi bị bệnh dạ dày

Không nên ăn khi bị dạ dày

Không nên ăn khi bị dạ dày

Bên cạnh giải đáp thắc mắc về đau dạ dày nên ăn gì, chắc chắn bạn cũng muốn biết những loại thực phẩm nên tránh khi bị đau dạ dày. Dưới đây là các loại thực phẩm không nên ăn khi bị đau dạ dày

  • Đồ ăn cay nóng

Khi bị đau dạ dày, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại gia vị có tính chất cay nóng, chẳng hạn như tiêu, ớt vì chúng có thể làm tăng nồng độ axit ở trong dạ dày khiến tình trạng viêm loét tồi tệ hơn.

Các loại thực phẩm cay nóng còn kích thích niêm mạc dạ dày làm nặng hơn các tình trạng viêm.

  • Thực phẩm giàu chất béo

Các loại chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và sự di chuyển thức ăn trong dạ dày dẫn đến triệu chứng khó tiêu.

Khi sử dụng các loại chất béo, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn, lâu hơn dẫn đến chung bị mệt mỏi và có nguy cơ bị tiêu chảy. Chất béo tích tụ lâu trọng dạ dày cũng gây áp lực lên dạ dày dẫn đến các triệu chứng trào ngược.

  • Các chất kích thích

Các chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá, cà phê,… nếu sử dụng khi bị đau dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng của bạn nặng thêm.

  • Các loại đậu

Loại đường có trong đậu gây ra các tình trạng đầy hơi, ợ chua , khó tiêu, đau bụng ở người đau dạ dày.

Ngoài ra, carbohydrate có trong một số loại đậu như đậu hà lan, đậu tương,… gây nên tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Vì vậy, khi bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế ăn chúng.

  • Các loại thực phẩm lên men và đồ chua

Các loại thực phẩm lên men như cà muối, dưa muối,… và trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, xoài,… sẽ khiến cho nồng độ axit ở trong dạ dày tăng cao và gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu ở người đau dạ dày.

>>>>>>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh Dạ Dày Cần Kiêng Ăn Gì? Bật Mí 8 Thực Phẩm Tuyệt Đối Phải Tránh Xa

4. Những lưu ý cho người bị bệnh dạ dày

Ngoài những lưu ý về việc đau dạ dày nên ăn gì, việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng góp phần rất quan trọng trong việc làm giảm tình trạng đau dạ dày.

  • Nên thái nhỏ đồ ăn, nấu chín kỹ thức ăn, ăn chậm nhai kỹ để tránh tạo áp lực lên dạ dày. Hạn chế chế biến các món ăn dưới dạng chiên xào
  • Không ăn quá nhiều, quá no, chia nhỏ các bữa ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Không chạy nhảy, làm việc hoặc nằm, ngồi yên sau khi ăn, chúng ta nên vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau ăn.
  • Giảm thiểu các tình trạng căng thẳng, stress, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để hỗ trợ tăng sức đề kháng

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia của Scurma Fizzy về dạ dày nên ăn gì gửi đến bạn đọc. Chúng tôi mong muốn các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận tư vấn đầy đủ hơn hãy liên hệ HOTLINE 18006091. Scurma Fizzy chúc bạn cùng gia đình luôn luôn mạnh khỏe!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091