Dau Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không

Dau Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không

Dau dạ dày là một vấn đề đang rất được mọi người quan tâm. Bệnh xảy ra ở nhiều người và trải rộng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Vậy nguyên nhân do đâu gây nên vấn đề dau dạ dày, các triệu chứng điển hình cũng như cách phòng và điều trị bệnh sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết này!!

1. Dau dạ dày là bệnh gì

Dau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở hệ tiêu hóa. Bệnh không gây quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại làm người bệnh khó chịu, đau tức râm ran.

Bệnh đau ở dạ dày (đau bao tử) xuất hiện do các tổn thương cơ học hay các vấn đề bệnh lý ở dạ dày gây ra và đôi khi các nguyên nhân gây bệnh không quá rõ ràng khiến người bệnh khó tìm cách ngăn ngừa và chữa trị dứt điểm. 

Bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần do dạ dày đã có tiền sử bị tổn thương nên bệnh không được điều trị hay điều trị không triệt để dễ dẫn đến nhiều di chứng khác nhau như các bệnh về đường tiêu hóa, suy kiệt cơ thể, các vấn đề viêm hay loét dạ dày… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.

bệnh đường tiêu hóa

Chứng dau dạ dày

2. Nguyên nhân gây dau dạ dày

2.1. Sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá

Rượu, bia hay thuốc lá gây ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là dạ dày. Gây kích ứng trực tiếp niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid đồng thời làm nặng thêm các tình trạng viêm nhiễm dạ dày, tạo tiền đề cho các bệnh lý về dạ dày.

Người đang có vấn đề về dạ dày, sử dụng rượu, bia, thuốc lá càng làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng cường độ các cơn dau dạ dày diễn ra thường xuyên và nặng nề hơn.

2.2. Chế độ ăn uống không hợp lý

Việc ăn uống các món ăn không hợp vệ sinh, để qua đêm, hâm đi hâm lại nhiều lần, đồ ăn ôi thiu chưa chín dễ gây nhiễm khuẩn dạ dày, đau bụng, dau dạ dày.

Các món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ đồ chiên xào dễ gây khó tiêu, trì trệ tiêu hóa ở dạ dày, gây đau vùng dạ dày, đầy bụng, nôn, buồn nôn.

Nguyen-nhan-gay-benh-da-day-min

Nguyên nhân dau dạ dày

Kết hợp các món ăn trong bữa ăn không hợp lý, thiếu các chất dinh dưỡng, món ăn quá khô cứng dễ gây khó tiêu hóa, tổn thương dạ dày trong quá trình nhào trộn, co bóp thức ăn.

>>>> Tìm hiểu ngay: Cần Lưu Ý Những Điểm Gì Trong Chế Độ Ăn Của Người Bệnh Đau Dạ Dày?

2.3. Thói quen sinh hoạt

  • Thức khuya

Gây căng thẳng, cơ thể suy yếu, tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể làm suy giảm hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại về đêm trong đó có vi khuẩn H.pylori – tác nhân chính gây nên các bệnh viêm loét dạ dày.

  • Nằm hay ngồi ngay sau bữa ăn

Sau các bữa ăn việc không vận động hay nằm ngồi ngay dễ gây chèn ép thức ăn, thức ăn chưa kịp xuống các cơ quan tiêu hóa bị dồn ở thực quản và dạ dày gây khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản, tức ngực, buồn nôn, dau dạ dày.

  • Giữa các bữa ăn có khoảng thời gian ngăn cách không hợp lý

Các bữa ăn phân bổ thời gian không hợp lý dẫn đến quá gần hay quá xa nhau. Việc ăn các bữa ăn liên tục làm thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dạ dày lại phải chịu thêm sức ép từ việc tiêu hóa tiếp bữa ăn tiếp theo. Dạ dày bị làm việc quá lâu và nhiều dẫn đến tình trạng dau dạ dày.

  • Để bụng quá đói hay ăn no quá mức

Ăn một lúc quá no hay để bụng rỗng làm cơ thể quá đói gây rối loạn nhịp điệu tiêu hóa, việc tiết acid dịch vị trong dạ dày bị đảo lộn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.

Việc ăn quá no gây áp lực lớn đột ngột lên quá trình tiêu hóa thức ăn, dồn nén và ùn ứ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu, dau dạ dày, trào ngược… bụng trống rỗng, quá đói làm cơ thể suy kiệt, các cơn co bóp rỗng làm tổn thương dạ dày gây tình trạng cồn cào ruột và dạ dày, tăng tiết acid, đau bụng, mệt mỏi.

2.4. Tâm trạng lo âu, căng thẳng

Các thay đổi về tâm sinh lý, cảm xúc, khiến tăng hay giảm các hormon trong cơ thể, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu hóa ở dạ dày.

Tâm trạng căng thẳng, stress gây tác động đến hệ thần kinh trung ương và các dây thần kinh ở bụng. Việc điều hòa việc co bóp và tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày bị đảo lộn, dạ dày trong tình trạng chịu nhiều áp lực, căng cứng dẫn đến dau dạ dày do tâm lý người bệnh.

2.5. Yếu tố di truyền

Bệnh dau dạ dày không thuộc nhóm bệnh có yếu tố di truyền, tuy nhiên việc trong gia đình có cha, mẹ hay người thân bị các vấn đề về dạ dày thì tỉ lệ con cái cũng gặp các tình trạng viêm dau dạ dày là rất cao.

Phần lớn các nguyên nhân được cho là do việc sinh hoạt và ăn uống, cũng như thể trạng của các thành viên trong gia đình gần giống nhau nên khi đó vấn đề dau dạ dày gần như sẽ biểu hiện chung ở nhiều thành viên.

2.6. Tác dụng bất lợi khi sử dụng thuốc khác

Đôi khi các vấn đề dạ dày xuất hiện do đang sử dụng thuốc trong việc điều trị một số bệnh khác, một số thuốc khi dùng có nguy cơ gây nên các tác dụng bất lợi cho dạ dày như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc giảm đau…

Do vậy việc dùng các thuốc cần có sự hướng dẫn cũng như chỉ định từ bác sĩ, không nên quá lạm dụng thuốc dễ gây nên các tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho việc điều trị bệnh.

3. Triệu chứng bệnh dau dạ dày

Đau rát vùng thượng vị

Dạ dày nằm phần lớn ở vùng thượng vị nên khi dau dạ dày thường chủ yếu cảm giác đau xuất hiện trước tiên ở vùng thượng vị rồi lan sang hai bên sườn hay vùng quanh rốn. Đau ở vùng thượng vị có thể đau từng cơn hay nặng hơn bởi những cơn đau kéo dài nhiều giờ.

Thường các cơn đau thượng vị trong bệnh dau dạ dày hay xuất hiện khi cơ thể đói, sau các bữa ăn quá no hay nhiều dầu mỡ. Nếu ở tình trạng nhẹ, các cơn đau sẽ tự động hết sau bữa ăn một đến hai giờ.

>>>> Tìm hiểu thêm: Làm Gì Để Giải Quyết Nhanh Chóng Nhất Đau Thượng Vị?

Cảm giác đầy bụng

Dạ dày bị đau dẫn đến tiêu hóa bị trì trệ, thức ăn còn tồn đọng lâu trong dạ dày gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Đa phần bệnh nhân thấy nặng nề ở vùng dưới cơ hoành cạnh xương ức nê bị đầy bụng trong bệnh dau dạ dày còn có thể tạo cảm giác khó thở nặng ngực.

Nôn, buồn nôn

Việc acid dịch vị được tiết ra quá nhiều hay các cơn co bóp thức ăn trong dạ dày trở nên thất thường dẫn đến tình trạng dễ bị trào ngược gây nên cảm giác nôn, nôn trớ thức ăn, buồn nôn cho người bệnh.

Ợ nóng, ợ chua

Đầy bụng và chướng bụng trong bệnh lý đau dạ dày gây chứa nhiều khí du trong khoang bụng, làm người bệnh hay bị ợ hơi, ợ nóng, do acid dịch vị tiết ra bị ợ ngược lên trên có vị chua đắng.

Chán ăn, đắng miệng

Các cơn dau dạ dày khiến thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn làm cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh dần bị suy kiệt cơ thể, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, dịch tiêu hóa trào ngược gây đắng vùng khoang miệng và hầu họng càng làm giảm khẩu vị người bệnh.

Rối loạn tiêu hóa

Bệnh dau dạ dày khiến tiêu hóa bị trì trệ, thức ăn được tiêu hóa không hoàn toàn dễ dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…

Triệu chứng đau dạ dày

Triệu chứng dau dạ dày

4. Cách điều trị bệnh dau dạ dày

4.1. Dùng thuốc đặc trị dạ dày

Để điều trị nhanh chóng và hiệu quả chứng dau dạ dày thì việc lựa chọn các thuốc đặc trị dạ dày là một trong những phương án tối ưu nhất. Thuốc cho hiệu quả điều trị đặc hiệu lên dạ dày nên có tác dụng nhanh chóng, tiện lợi. Có nhiều nhóm thuốc đặc trị dạ dày khác nhau phù hợp với từng đối tượng cũng như từng trường hợp bệnh cụ thể:

thuoc-dieu-tri-dau-da-day-min

Các thuốc điều trị bệnh dạ dày

Nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị

Việc đau dạ dày do tăng tiết acid dịch vị thì nhóm thuốc antacid giúp trung hòa acid dịch vị được xem là lựa chọn hàng đầu. Thuốc bao gồm các muối của bazo yếu, kết hợp với HCl trong dịch vị giúp tăng pH dạ dày hạn chế tình trạng dau dạ dày. Thuốc nên được dùng 1 giờ sau bữa ăn và trước khi ngủ hay dùng ngay lúc đang đau để cho hiệu quả tác dụng tốt nhất.

Nhóm thuốc ức chế tiết acid

Bao gồm các thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton PPI. Thuốc dùng khi người bệnh tăng tiết acid dịch vị quá nhiều dẫn đến các tình trạng bệnh dạ dày.

Nhóm thuốc giúp niêm mạc dạ dày có được sự bảo vệ

Thuốc tạo lớp màng cơ học phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày cũng như các ổ viêm loét dạ dày trước các tác động của các yếu tố tấn công như acid dịch vị, vi khuẩn,… Thuốc cần được uống lúc bụng rỗng, trước ăn 30 đến 60 phút để cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nhóm thuốc điều trị vi khuẩn H.pylori

Khi người bệnh dạ dày được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh do sự nhiễm vi khuẩn H.pylori, người bệnh cần được điều trị bằng các phát đồ riêng biệt được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc thăm khám cần diễn ra thường xuyên và điều trị dứt điểm tránh tình trạng tái nhiễm bệnh hay làm nặng thêm tình trạng bệnh.

>>>> Tham khảo ngay: Hp Vi Khuẩn, Chẩn Đoán Cách Nào? Hiện Nay Điều Trị Bằng Phương Pháp Gì?

Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột

Khi nguyên nhân gây nên đau dạ dày do khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa, người bệnh chỉ cần dùng các thuốc điều hòa nhu động ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn, tránh ùn ứ, tồn đọng thức ăn trong dạ dày.

4.2. Dùng các dược liệu dân gian

Dau dạ dày có thể được điều trị dễ dàng tại nhà thông qua các bài thuốc dân gian từ nghệ, gừng, mật ong hay nha đam… các dược liệu này dễ tìm, ít tác dụng phụ và mang lại hiệu quả điều trị khá tốt cho các vấn đề bệnh dạ dày nhẹ, tạm thời.

Tuy vậy, khi sử dụng dược liệu dân gian lại khá bất tiện do phải chế biến hay dùng ngay sau khi điều chế, không bảo quản được lâu cũng như mùi vị có thể gây khó chịu cho người bệnh như trẻ nhỏ. Tác dụng của các dược liệu cũng biểu hiện không nhanh, cần phải trải qua một thời gian thì mới có thể giảm đau dạ dày rõ rệt.

Người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, không nên tự ý dùng các thuốc dược liệu thay vì điều trị bằng thuốc vì có thể bệnh do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm, không được tìm hiểu và điều trị tận gốc gây nên trầm trọng thêm tình trạng bệnh và khó chữa trị sau này.

4.3. Trị dau dạ dày không dùng thuốc

Chứng đau dạ dày có thể giảm nhẹ hay điều trị  bằng các bài tập yoga, thiền định nhẹ nhàng tại nhà. Giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

trị bệnh dạ dày

Trị dau dạ dày không dùng thuốc

Các bài tập massage bụng sau ăn cũng phần nào giúp điều hòa các cơn co bóp tiêu hóa, giảm nhẹ tình trạng khó tiêu ngừa chướng bụng đầy hơi.

Các cách điều trị bằng hoạt động nhẹ nhàng giúp kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giảm các suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, stress, điều hòa khí huyết, thư giãn gân cốt giảm nhẹ tình trạng đau ở dạ dày.

5. Những lưu ý cho người bệnh dau dạ dày

Chế độ ăn uống hợp lý:

Trong các bữa ăn cần kết hợp dinh dưỡng giữa các món ăn, có món canh mát dễ tiêu hóa.

Thức ăn nấu chín, mềm, đồ ăn không quá khô cứng. Hạn chế dùng các món ăn chiên, xào, cay, nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa và gây ảnh hưởng đến dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

phòng ngừa bệnh đau bao tử

Ngừa dau dạ dày

Thay đổi thành thói quen sinh hoạt có tính khoa học:

Buổi tối là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi thư giãn, điều hòa lại cơ thể sau một ngày làm việc mệt mỏi, do vậy cần đi ngủ đúng giờ, để cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng, tránh tình trạng dau dạ dày về đêm.

Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhanh quá vội. Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý, không để bụng quá đói hay ăn quá nhiều một lúc gây quá no.

Bữa ăn cuối trong ngày nên trước lúc ngủ khoảng hai đến ba giờ để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Tránh trường hợp vào buổi tối ăn quá nhiều.

Sau khi ăn xong nên giữ tư thế đứng hay vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn tạo điều kiện cho thức ăn được đưa hẳn đến dạ dày. Tránh ngồi hay nằm nghỉ ngay sau bữa ăn, gây ứ đọng dồn nén thức ăn trong thực quản.

Tập luyện các bài thể dục và chơi một số môn thể thao:

Người bệnh hay chưa có các vấn đề về bệnh dạ dày cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao. Tùy vào thể lực của mỗi người mà lựa chọn một các rèn luyện thích hợp để nâng cao sức khỏe, cải thiện độ dẻo dai cũng như sức đề kháng của bệnh nhân. 

Không uống rượu, bia, thuốc lá:

Rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích thần kinh khác gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh. Không những gây nên những tổn hại ở dạ dày hay các cơ quan tiêu hóa mà còn ảnh hưởng ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Do vậy người bệnh hay bất kì ai nên hạn chế hay ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá để hạn chế gây nên các vấn đề sức khỏe cũng như làm nặng thêm tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Khi không thực cần thiết, hạn chế dùng thuốc:

Khi bị bệnh hay có các vấn đề về sức khỏe cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa và được cho các lời khuyên cũng như cách sử dụng thuốc hợp lý. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không steroid, corticoid… trong điều trị sẽ nhiều tác dụng bất lợi không mong muốn.

Khi bị bệnh cần sử dụng nhiều thuốc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay dạ dày, cần sử dụng kèm các thuốc dạ dày, hay có khoảng thời gian uống thuốc trước hay sau ăn hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.

Luôn duy trì cho mức cân nặng ở ngưỡng hợp lý:

Việc tăng cân quá nhanh hay để cơ thể ở mức trọng lượng lớn gây chèn ép các cơ quan, tạo áp lực lớn lên tiêu hóa và cả tâm lý người bệnh.

Cân nặng được giữ ở mức hợp lý tránh được tình trạng thèm ăn, ăn quá nhiều và nhiều lần trong ngày giúp dạ dày được trở nên thư giãn hơn.

Hơn nữa việc cân nặng được kiểm soát tốt còn giúp hạn chế các yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh khác trong cơ thể như gan hay máu nhiễm mỡ, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ,…

Giữ tinh thần thoải mái:

Tâm trạng vui vẻ, không lo âu, phiền muộn giúp cơ thể luôn trong trạng thái thư giãn, không quá căng thẳng cũng như áp lực. Hệ thần kinh được giải tỏa, điều hòa tốt quá trình co bóp cũng như tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Hạn chế được các nguy cơ gây nên các vấn đề đau ở dạ dày.

Trên đây là các thông tin cơ bản về triệu chứng của bệnh dau dạ dày, các nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về các bệnh dạ dày cũng như các trường hợp bệnh cụ thể liên hệ ngay số HOTLINE 18006091 để được tư vấn tận tình, nhanh chóng nhất!!!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091