Đau Dạ Dày Có Uống Được Glucosamin Không

Đau Dạ Dày Có Uống Được Glucosamin Không

Ngày nay, lượng người bị đau dạ dày ngày càng nhiều. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc cũng có thể là do loại thuốc họ đang dùng. Glucosamin được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp. Vậy người bị các bệnh về khớp kèm đau dạ dày có uống được Glucosamin không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này và đưa ra một số loại thuốc người bị đau dạ dày không nên dùng.

1- Đau dạ dày có uống được Glucosamin không? Glucosamin là gì? 

Glucosamin được sử dụng để điều trị các bệnh về khớp. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa thực sự hiểu về loại dược phẩm này. 

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongGlucosamin

1.1. Glucosamin là gì?

Glucosamin là một amino monosaccharide có nguồn gốc nội sinh giúp tổng hợp mô sụn của cơ thể. Nó là thành phần quan trọng Ngoài ra, glucosamin còn được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của động vật có vỏ như tôm, cua. Trong y học, người ta sử dụng glucosamin dưới các dạng muối sulfat, chloride và N-acetylglucosamine để hỗ trợ và điều trị các bệnh về khớp.

1.2. Glucosamin có công dụng gì?

Thông thường, Glucosamin được sử dụng để điều trị các bệnh về khớp. Tuy nhiên, nó còn được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác.

  • Viêm xương khớp: 

Glucosamin sulfat giảm tình trạng đau trong các trường hợp viêm khớp gối, hông, cột sống và duy trì sụn khớp khỏe mạnh. Glucosamin Hydroclorid có thể giảm đau trong trường hợp viêm khớp dạng thấp.

  • Thoái hóa khớp: 

Tuổi tác càng cao, khả năng tổng hợp collagen của cơ thể càng giảm. Glucosamin lại là một thành phần không thể thiếu tổng hợp collagen. Vì vậy, nó có tác dụng sản sinh collagen, tái tạo sụn khớp. Bên cạnh đó, glucosamin còn giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, làm trơn ổ khớp, tăng khả năng phục hồi khớp giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

  • Bệnh lý khác:

Ngoài các bệnh về khớp, glucosamin còn hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm đường ruột, bệnh bàng quang kẽ, bệnh tăng nhãn áp… Các tác dụng này thường liên quan đến khả năng hình thành glycosaminoglycan từ tiền chất là glucosamin.

1.3. Glucosamin dùng như thế nào?

Các chế phẩm hiện có trên thị trường thường ở dạng glucosamin sulfat và glucosamin hydrochloride. Theo khuyến cáo, liều dùng trên bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm khớp là 1500mg/ngày. Một đợt điều trị kéo dài từ 2 – 3 tháng và uống lại sau 6 tháng. Thuốc được uống cùng với nước lọc và thời điểm dùng tốt nhất là trong và sau bữa ăn.

1.4. Tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng glucosamin

Bên cạnh những lợi ích, glucosamin còn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Glucosamin có thể gây ra các phản ứng bất lợi trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón và đau ở thượng vị. 

Theo Vigibase (Cơ sở Dữ liệu về ADR của tổ chức Y tế thế giới), tính đến hết tháng 6/2019, người ta chỉ ra rằng có 30 báo cáo về phản ứng phản vệ, trụy tuần hoàn, 12 báo cáo về tăng men gan, 54 báo cáo về tăng glucose máu, 01 báo cáo về độc tính trên gan và 1 báo cáo về phơi nhiễm thuốc trong thai kỳ trong tổng số 3784 báo cáo liên quan đến glucosamin. Ở Việt Nam, 68 báo cáo được phát hiện về phản ứng bất lợi của glucosamin, chủ yếu là các tác dụng không mong muốn trên da.

2. Đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa hay gặp nhất. Bên cạnh đó, độ tuổi của người bị đau dạ dày ngày càng trẻ hóa, tập trung nhiều ở 20 – 40 tuổi. Bệnh gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, công việc và đời sống hàng ngày của người bệnh đôi khi cũng bị cản trở bởi cơn đau dạ dày. Vì vậy, việc hiểu về bệnh là cần thiết giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời tránh gặp phải ra những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra đau dạ dày:

2.1.1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, đặc biệt các bệnh lý về đường tiêu hóa. Giới trẻ hiện nay nhiều người bị đau dạ dày cũng là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Ăn uống không điều độ, bỏ bữa, dùng thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, ăn đêm… đều có thể gây ra đau dạ dày.

2.1.2. Nhiễm khuẩn

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongVi khuẩn HP gây đau dạ dày

Thức ăn không đảm bảo vệ sinh chứa nguồn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng gây ra các tổn thương trên dạ dày và biểu hiện bằng các cơn đau. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau dạ dày. Vì vậy, trong điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, người ta dùng các kháng sinh tiêu diệt HP. 

2.1.3. Tác dụng không mong muốn của thuốc

Bên cạnh các tác dụng dược lý chữa bệnh, các thuốc thường có các tác dụng không mong muốn đi kèm. Hai cơ quan bị ảnh hưởng bởi thuốc nhiều nhất là dạ dày và gan. Việc sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm không steroid… bừa bãi và kéo dài có thể gây ra đau, viêm loét dạ dày.

2.1.4. Stress, căng thẳng trong thời gian dài

Cuộc sống bộn bề, lo toan khiến bạn căng thẳng, stress. Điều này tác động lên các dây thần kinh đường tiêu hóa. Vì vậy, stress kích thích dịch vị tăng tiết HCl gây khó tiêu, buồn nôn, nặng hơn là gây loét dạ dày.  

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh

2.2. Biểu hiện của đau dạ dày

Tùy vào tình trạng bệnh mỗi người mà biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Triệu chứng điển hình nhất là đau tức vùng thượng vị.

2.2.1. Đau tức thượng vị

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongĐau tức thượng vị 

Bệnh nhân sẽ gặp phải các cơn đau âm ỉ vùng thượng vị. Đặc biệt, cơn đau thường xuất hiện lúc đói hoặc ăn quá no. Khi bệnh ở giai đoạn nặng, những cơn đau bụng xuất hiện nhiều hơn và ngày càng dữ dội. 

2.2.2. Đầy bụng, khó tiêu

Dạ dày bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Dạ dày sẽ tiêu hóa thức ăn chậm hơn bình thường nên người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó chịu. Vì vậy, người đau dạ dày thường có cảm giác chán ăn và ăn không thấy ngon miệng. 

2.2.3. Ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ chua chính là hệ quả của việc thức ăn khó tiêu, chậm tiêu bị lên men trong dạ dày. Người bệnh bị ợ hơi ợ chua sẽ cảm thấy đắng hoặc chua miệng và hơi thở có mùi. Vì vậy, họ thường có cảm giác tự ti khi nói chuyện, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hàng ngày.

2.2.4. Buồn nôn, nôn

Người bệnh có thể thấy buồn nôn, thậm chí là nôn. Tình trạng này thường gặp ở người mắc viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày. Khi bệnh nhân nôn nhiều, cơ thể mất nước và điện giải dễ dẫn đến trình trạng hạ huyết áp, trụy tim mạch. Bên cạnh đó, niêm mạc thực quản cũng có thể bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, người đau dạ dày có kèm nôn thường bị sút cân nhanh chóng, thiếu máu, suy nhược cơ thể.

2.3. Biến chứng của đau dạ dày 

Đau dạ dày không phải là bệnh lý khó chữa. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. 

2.3.1. Viêm dạ dày mạn tính

Những tổn thương trên dạ dày có thể chữa lành theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, các vết thương tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm dạ dày mãn tính. Khi đó, bệnh sẽ khó điều trị và người bệnh sẽ phải phụ thuộc vào thuốc. 

2.3.2. Thủng dạ dày

Đau dạ dày lâu ngày mà không được điều trị có thể dẫn đến thủng dạ dày. Biến chứng nặng nề này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài các cơn đau dữ dội vùng thượng vị, người bệnh sẽ thấy buồn nôn, đại tiểu tiện ít, tim đập nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp nguy hiểm tính mạng.

2.3.3. Xuất huyết tiêu hóa

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongĐau dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng hay gặp nhất trên các bệnh nhân viêm dạ dày. Biến chứng này mang tính chất cấp tính và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, điển hình là thói quen sử dụng nhiều rượu bia, stress căng thẳng, lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid… Xuất huyết dạ dày biểu hiện bằng các cơn đau dữ dội vùng thượng vị, nôn ra máu và đi ngoài phân đen.

2.3.4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nặng nề nhất đối với các bệnh trên đường tiêu hóa. Bệnh tiến triển đến giai đoạn này là do người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời để bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Hàng năm, hơn 800.000 người được phát hiện mắc ung thư dạ dày và hơn 600.000 người chết mỗi năm vì căn bệnh này. Nếu thấy một trong các biểu hiện sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời:

  • Nôn ra máu
  • Đại tiện ra máu
  • Đau bụng dai dẳng
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Chướng bụng, khó tiêu

Ngoài các biến chứng trên đây, đau dạ dày còn có thể gây ra hẹp môn vị. Vì vậy, đau dạ dày phải được điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.

>>>Xem thêm: Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không Và Lây Qua Con Đường Nào

3 . Đau dạ dày có uống được Glucosamin không?

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongĐau dạ dày có uống được glucosamin không

 Trên các đối tượng mắc bệnh về khớp đơn thuần, glucosamin giúp giảm đau, hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp và ít gặp phải các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa. Còn đối với bệnh nhân có kèm đau dạ dày, glucosamin có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh. Nguyên nhân là do glucosamin có thể gây bất lợi trên đường tiêu hóa, biểu hiện là buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau thượng vị. Vì vậy, để giảm thiểu tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, người bệnh nên dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Bệnh nhân cũng có thể đến gặp bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn.

4 .Đau dạ dày có uống được Glucosamin không? Những thuốc nào người bị đau dạ dày không nên dùng?

Nguyên nhân đau dạ dày thường là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Ngoài ra, một số loại thuốc tân dược cũng gây ra tình trạng đau dạ dày. Nổi bật là các nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid và thuốc corticoid.

4.1. Nhóm thuốc corticoid

Corticoid là loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Trong cơ thể người, nó được tuyến thượng thận bài tiết vào máu. Corticoid được sử dụng là thuốc chữa nhiều bệnh, trong đó cũng có một số bệnh về xương khớp. 

Mặc dù, corticoid có nhiều lợi ích trong điều trị bệnh nhưng kèm theo đó không ít tác dụng không mong muốn đi kèm. Người ta ví corticoid như ‘con dao 2 lưỡi”. khi lạm dụng corticoid, người dùng có thể gặp phải nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể. Corticoid tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. 

  • Trên da: mọc nhiều lông, nổi mụn trứng cá, làm mỏng da. 
  • Trên xương: gây loãng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. 
  • Trên mắt: làm tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. 
  • Trên máu: gây hạ kali máu
  • Trên đường tiêu hóa: gây loét dạ dày tá 
  • Trên miễn dịch: giảm sức đề kháng của cơ thể
  • Trên toàn thân: gây phù do giữ muối nước, suy tuyến thượng thận, tăng huyết áp, đái tháo đường

Corticoid có thể làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày trên bệnh nhân đã có tiền sử trước đó. Vì vậy, khi phải dùng corticoid, bệnh nhân đau dạ dày phải thật thận trọng và nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

4.2. Nhóm hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID)

Hầu hết các NSAID có tác động không tốt lên dạ dày, nổi bật là gây viêm loét dạ dày. Trong nhóm này, nổi bật nhất là Aspirin về khả năng cao gây viêm loét dạ dày. Thông thường, Aspirin được sử dụng để hạ sốt, giảm đau, chống kết tập tiểu cầu. tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, nó làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày, thậm chí gây xuất huyết dạ dày. Vì vậy, để giảm tác dụng không mong muốn trên dạ dày, các nhà sản xuất dược phẩm đã bào chế ra viên Aspirin bao tan trong ruột.

Ngoài ra, trong nhóm thuốc NSAID, Ibuprofen cũng gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày, nó có thể gây nôn, buồn nôn, đau bụng, xuất huyết dạ dày, loét dạ dày…

Một số thuốc khác thuộc nhóm này không nên dùng cho người đang bị đau dạ dày như diclofenac, indomethacin, meloxicam… Đối với các trường hợp bắt buộc phải dùng, người bệnh nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

Một số lời khuyên giúp người bệnh sử dụng thuốc hạn chế tối tác dụng không mong muốn trên dạ dày, đặc biệt trên người đã có tiền sử đau dạ dày:

  • Uống thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Không lạm dụng thuốc, tự ý dùng thuốc
  • Uống thuốc với nhiều nước
  • Đến gặp bác sĩ điều trị ngay khi thấy khó chịu, đau dạ dày
  • Thận trọng khi phối hợp các thuốc với nhau

5. Các biện pháp phòng tránh đau dạ dày

dau-da-day-co-uong-duoc-glucosamin-khongPhòng tránh đau dạ dày

5.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiến triển của đau dạ dày. Vì vậy, một chế độ ăn khoa học và lạnh mạnh giúp phòng tránh và giảm đáng kể tình trạng đau dạ dày. Cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Ăn đủ bữa đúng giờ, không nhịn ăn sáng
  • Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh
  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày
  • Hạn chế ăn đêm
  • Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có gas

5.2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành bệnh đau dạ dày. Nếp sống lành mạnh, điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

  • Không thức khuya 
  • Không sử dụng các chất kích thích
  • Luôn để đầu óc được thoải mái, tránh căng thẳng stress
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn

5.3. Sử dụng thuốc đúng cách

Thuốc cũng là một nguyên nhân gây ra đau dạ dày. Vì vậy, để phòng tránh đau dạ dày, bạn cần có một thói quen sử dụng thuốc đúng đắn, cụ thể như sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid và các corticoid
  • Sử dụng thuốc đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Không lạm dụng thuốc, sử dụng trong thời gian dài
  • Nên uống thuốc với nhiều nước, hạn chế uống thuốc khi đói và trước khi đi ngủ
  • Nếu thấy các biểu hiện bất thường, phải đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời

>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Cách Chữa Đau Dạ Dày Dân Gian Hiệu Quả Nhất Mà Bạn Nên Biết

Trên đây là toàn bộ tất cả thông tin về bệnh đau dạ dày cũng các tác dụng của glucosamin. Qua bài viết, bạn có thể tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “đau dạ dày có uống được glucosamin không?” cũng như biết được một số thuốc người bị đau dạ dày không nên dùng. Bệnh đau dạ dày không khó chữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh cũng như phòng tránh được đau dạ dày.

 

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe, vui lòng liên hệ Hotline 18006091.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091