Hội Chứng Trào Ngược Là Gì, Hãy Đọc Bài Này Để Không Phải Hối Tiếc
Hệ tiêu hóa là một hệ cơ quan quan trọng cơ thể. Nó phải đối mặt với nhiều vấn đề với nhiều yếu tố tấn công khá nhau. Chính vì vậy, bệnh lý tiêu hóa là một trong số những nhóm bệnh lý phổ biến nhất trong đời sống hiện nay. Trong số đó, hội chứng trào ngược là một bệnh lý thường gặp nhất với mức độ từ nhẹ đến nặng. Vậy hội chứng trào ngược là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh này và các phác đồ điều trị hội chứng trào ngược hiệu quả.
1. Hội chứng trào ngược là gì?
Bình thường, thức ăn trên cơ thể được tiêu hóa theo con đường từ trên xuống dưới.
- Đồ ăn được nhai cơ học trong miệng với nước bọt rồi được nuốt xuống thực quản, khi thức ăn đến thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để thức ăn xuống dạ dày.
- Tại dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền trộn và thủy phân bởi dịch acid dạ dày và men tiêu hóa do dạ dày tiết ra. Sau thời gian tiêu hóa tại dạ dày, chúng sẽ được đưa xuống ruột non, ruột già để hấp thu chất dưỡng.
- Phần bã không được hấp thu sẽ được thải ra ngoài qua phân. Quá trình tiêu hóa được diễn ra nhịp nhàng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ.
Khi dạ dày, thực quản bị tấn công bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học… sẽ có sự rối loạn trong quá trình tiêu hóa tại đây.
Một số yếu tố tấn công làm tăng áp lực trong lòng dạ dày hay làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới làm cho cơ này thường xuyên mở ra, tạo điều kiện cho dịch acid và dịch thực ăn đang tiêu hóa trong lòng dạ dày trào ngược lên phía thực quản, gây ra những tổn thương thực thể cho dạ dày và thực quản.
Theo thời gian, nếu bạn không loại bỏ những yếu tố tấn công và thay đổi lối sống, bạn sẽ có nguy cơ mắc hội chứng trào ngược.
2. Nguyên nhân gây ra hội chứng trào ngược
Nguyên nhân gây ra hội chứng trào ngược có thể chia thành 3 nhóm chính: nguyên nhân từ dạ dày, nguyên nhân từ thực quản, nguyên nhân khác từ lối sống, tâm lý, thuốc…
2.1. Nguyên nhân từ dạ dày
Trong một số bệnh lý dạ dày như ung thư dạ dày, hẹp dạ dày, viêm loét dạ dày…tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng khiến cho sự tiêu hóa thức ăn tại dạ dày diễn ra kém hay trong bệnh hẹp dạ dày, con đường thức ăn xuống ruột non bị cản trở.
Lượng thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày sau mỗi bữa ăn tăng dần. Các chất này sẽ bị lên men sinh ra áp lực hơi bên trong lòng dạ dày.
Để giảm áp lực trong lòng dạ dày, một phần hơi sẽ đi xuống dưới về phía ruột và thải qua hậu môn. Tuy nhiên, phần nhiều hơn, lượng hơi này sẽ được đẩy ngược lên phía thực quản. Áp lực hơi này sẽ khiến cơ thắt thực quản dưới mở ra gây ra hiện tượng trào ngược.
2.2. Nguyên nhân từ thực quản
2.2.1. Cơ thắt dưới thực quản suy yếu
Bình thường, sự đóng mở cơ này diễn ra một cách điều hòa. Cơ sẽ mở ra để đưa thức ăn xuống đến dạ dày, sau đó nó sẽ được đóng lại ngay để tránh hiện tượng trào ngược.
Tuy nhiên, ở một số người có trương lực cơ này bẩm sinh yêu nên có hay bị giãn rộng, mở ra thường xuyên gây ra trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố nguy cơ gây mở cơ thắt thực quản dưới như: hút thuốc, sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, nhu động thực quản bị rối loạn…
2.2.2. Hiện tượng thoát vị cơ hoành
Cơ hoành là khối cơ quan trọng của cơ thể, là ranh giới phân chia giữa khoang bụng và khoang ngực. Cơ hoành bình thường còn có tác dụng tăng cường trương lực cơ cho cơ thắt thực quản.
Nên khi bạn bị thoát vị cơ hoành, tác dụng này không còn nữa, điều đó dễ dẫn đến hiện tượng trào ngược hơn.
2.3. Các nguyên nhân khác gây ra hội chứng trào ngược
2.3.1. Căng thẳng, lo âu, stress
Stress khiến cho cơ thể kích thích sinh ra nhiều cortisol. Cortisol sẽ làm tăng tổng hợp đường và tăng thoái hóa protein và lipid để giúp cơ thể có được năng lượng từ các quá trình này.
Nhưng cùng với đó, nó cũng làm tăng bài tiết acid dạ dày. Acid dạ dày bài tiết ra nhiều, vượt quá ngưỡng trung hòa của thức ăn nên nó sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, khi bạn lo âu, căng thẳng, nhu động thực quản và dạ dày cũng bị rối loạn hoạt động nên hiện tượng trào ngược cũng dễ dàng xảy ra hơn.
2.3.2. Chế độ ăn và thói quen ăn không khoa học
Một số thói quen ăn không khoa học nhưng lại rất phổ biến như: ăn bữa đêm, bỏ bữa, ăn uống thất thường, ăn quá nhanh, không nhai kỹ… là nguyên nhân gây ra trào ngược.
Thói quen ăn uống thất thường của nhiều người làm cho sự bài tiết acid dạ dày rối loạn, tới bữa ăn mà bạn không ăn gì thì acid dạ dày sản sinh ra sẽ không có thức ăn để trung hòa nên niêm mạc sẽ trở thành yếu tố thay thế cho thức ăn.
Thói quen ăn quá nhanh sẽ gây áp lực lớn lên dạ dày và thực quản làm cho cơ thắt dưới thực quản trở lên yếu đi.
Chế độ và khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng lớn đến chức năng của dạ dày. Ví dụ như việc sử dụng quá nhiều thực phẩm, gia vị có vị cay, nóng…sẽ khiến lớp niêm mạc trong dạ dày bị kích thích và dễ bị viêm loét hơn.
Hay việc thích ăn các loại hoa quả như cam, bưởi, các loại đồ ngâm chua cũng có thể gây ra hội chứng trào ngược do các loại thực phẩm này thường chứa các acid hữu cơ, làm tăng nồng độ acid trong lòng da dày.
3. Triệu chứng trong hội chứng trào ngược
3.1. Triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
- Ợ hơi: áp lực hơi trong lòng dạ dày quá cao sẽ sinh ra tình trạng này. Thường gặp phải do ăn quá no, ăn quá nhanh hay khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Ợ nóng: bạn sẽ cảm nhận thấy sự nóng, rát vùng dạ dày và thực quản do dịch acid và các men tiêu hóa đã tấn công vào niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản.
- Ợ chua: vị chua mà bạn cảm nhận được ở đây chính là vị chua của acid dịch vị.
Các triệu chứng trên thường đi liền với nhau. Tần suất gặp sẽ nhiều hơn khi bạn ăn no, khi bị đầy bụng hoặc khi nằm nghỉ.
Do khi ăn no, áp lực trong dạ dày sẽ tăng cao lên cơ thắt thực quản dưới dễ bị mở ra hơn. Còn với trường hợp khi bạn đang nằm nghỉ, tư thế nằm sẽ khiến thức ăn sẽ bị dồn lên phía trên phần đáy vị và tâm vị dạ dày nhiều hơn, điều này cũng kích thích mở cơ dưới thực quản gây ra trào ngược.
>>> Đọc thêm bài viết
Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Ợ Chua Đầy Hơi Và Biện Pháp Cải Thiện Ợ Chua Đầy Hơi
3.2. Triệu chứng buồn nôn, nôn
Dịch acid và dịch thức ăn đang tiêu hoá bị trào ngược lên sẽ kích thích vào niêm mạc thực quản gây tổn thương, viêm nhiễm ở đây.
Sự tổn thương này có khả năng lây lan ra hệ hô hấp nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, để bảo vệ cơ thể, phản xạ nôn đã được kích thích để đưa các tác nhân lạ này ra khỏi cơ thể.
Nôn và cảm giác buồn nôn hay gặp sau bữa ăn no, hay khi đang nằm.
3.3. Triệu chứng đau rát ngực
Acid dịch vị bị trào ngược lên phía thực quản, nó sẽ kích thích vào các sợi thần kinh cảm giác ở đây gây ra cảm giác đau.
Đồng thời, việc có acid và dịch tiêu hóa ở thực quản cũng khiến cho quá trình viêm dễ diễn ra, các vi khuẩn có hại cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển nên có thể gây ra sự viêm, loét thực quản dẫn đến cảm giác đau.
Bệnh nhân bị trào ngược sẽ thấy đau, nóng rát vùng ngực, các cơn đau này có thể lan ra cánh tay và lưng. Do đó, một số người còn nhầm lẫn triệu chứng này với triệu chứng trong các bệnh lý tim mạch.
3.4. Triệu chứng khó nuốt thức ăn
Trong hội chứng trào ngược, niêm mạc thực quản dễ bị viêm, sưng, phù nên việc nuốt thức ăn sẽ gây kích thích, ma sát vào những tổn thương này. Bệnh nhân sẽ cảm thấy nuốt khó, nghẹn ở cổ họng.
3.5. Triệu chứng ho
Triệu chứng này xuất hiện khi những tác nhân tấn công như dịch acid, vi khuẩn đã di chuyển tới hệ hô hấp. Cơ thể sẽ tự động sinh ra cơ chế phản xạ ho để tống các tác nhân bày ra ngoài.
Đồng thời, một lớp màng nhầy cũng được tạo ra để bảo vệ niêm mạc khỏi dịch acid nên đa số các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ có triệu chứng ho có đờm.
Ngoài ra, bệnh nhân bị hội chứng trào ngược còn gặp phải một số triệu chứng như đắng miệng, tiết nhiều nước bọt…
4. Biến chứng của hội chứng trào ngược
Hội chứng trào ngược nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng hay gặp trên lâm sàng của các bệnh lý này:
4.1. Viêm thực quản
Hiện tượng viêm thực quản ban đầu bị gây ra bởi dịch acid và các men tiêu hóa bị trào ngược lên. Sau đó, môi trường này trở thành môi trường lý tưởng cho sự hoạt động của các vi khuẩn có hại, sự viêm nhiễm sẽ xảy ra với mức độ lớn hơn.
Các triệu chứng cơ bản của quá trình viêm như sưng, nóng, đau, đỏ đều được ghi nhận. Chính vì sự viêm nhiễm này mà bệnh nhân cũng sẽ gặp phải sự khó khăn khi ăn uống, cảm thấy đau tức vùng ngực nhiều, bị nôn, buồn nôn.
>>>> Tham khảo bài viết VIÊM THỰC QUẢN TRÀO NGƯỢC VÀ XỬ TRÍ
4.2. Biến chứng hẹp thực quản
Biến chứng viêm tại thực quản không được điều trị sớm, dứt điểm sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị ăn mòn, loét lở…Để làm lành các vết loét này, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các mô xơ bao lấy các vết thương này.
Sự hình thành các mảng mô xơ trong lòng thực quản khiến cho lòng thực quản bị hẹp lại, ảnh hưởng lớn tới hoạt động bình thường của thực quản.
4.3. Biến chứng ung thư thực quản
Ung thư thực quản thường hình thành do sự biến đổi của các tế bào niêm mạc thực quản. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất trong bệnh lý này.
Ngoài các triệu chứng của bệnh trào ngược, bệnh nhân bị ung thư thực quản có phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đau ức sườn, đau dữ dội, ho liên miên, hạch nổi lên to vùng thượng đòn, gầy sút cân nhanh…
Ngoài ra, một số bệnh nhân còn gặp các biến chứng khác như viêm tuyến giáp, viêm tai, viêm họng…
5. Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày
5.1. Thuốc antacid – thuốc trung hòa acid dịch vị
Các thuốc này có bản chất kiềm nên chúng sẽ có vai trò trung hòa lượng acid thừa trong lòng dạ dày – là căn nguyên gây ra bệnh trào ngược dạ dày.
Các thuốc này có được tác dụng đó do bản chất kiềm của chúng: các hydroxyd kiềm và các muối kiềm.
Một số biệt dược chính hay sử dụng như bicarbonat, maalox…Do chỉ điều trị triệu chứng nên nhóm thuốc này cần được phối hợp với các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân khác.
Nhược điểm của nhóm thuốc này phải kể đến là thời gian duy trì tác dụng ngắn, phải dùng nhiều liều trong ngày, có các tác dụng phụ như gây táo bón, tiêu chảy …nếu dùng dài ngày
5.2. Thuốc ức chế gắn histamin vào thụ thể H2
Thụ thể H2 trên tế bào thành dạ dày là những thụ thể được histamin nội sinh gắn chọn lọc. Khi sự gắn này diễn ra, bơm H+ trên tế bào dạ dày sẽ được kích thích. Các dược chất chính của nhóm gồm: Cimetidin, Ranitidin…
Các dược chất trên có công thức cấu tạo tương tự như histamin nên có thể cạnh tranh gắn trên thụ thể H2 làm cho acid dạ dày bị ức chế bài tiết ra.
Do thuốc chỉ có tác dụng ngăn bài tiết acid do sự thích thích của histamin nên nếu bị các yếu tố khác kích thích, acid của dạ dày vẫn được bài tiết ra như bình thường. Đây là yếu điểm chính của nhóm.
5.3. Thuốc ức chế bơm H+ (PPI)
Bơm H+ trên tế bào viền dạ dày là kênh tổng hợp và bài tiết ra acid dịch vị. Các yếu tố có thể gây hoạt hóa bơm cần kể đến vai trò của yếu tố thần kinh qua trung gian hóa học acetylcholin, gastrin và histamin. Các thuốc ức chế bơm này được gọi là các PPIs.
Các chất này có khả năng liên kết chọn lọc với bơm tại tế bào viền dạ dày, bơm bị bất hoạt trong thời gian dài khiến cho nồng độ acid trong dạ dày giảm, các vết tổn thực thể trong dạ dày và thực quản có điều kiện lành lại.
Hoạt chất thông dụng của nhóm là omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol… Các PPIs là nhóm thuốc chính có mặt trong hầu hết các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày…
>>> Xem thêm Thuốc Giảm Axit Dạ Dày Với 5 Nhóm Thuốc Hiệu Quả Được Chuyên Gia Khuyên Dùng
5.4. Thuốc hỗ trợ trương lực cơ dưới thực quản
Điển hình là thuốc Baclofen có tác dụng hỗ trợ, làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới thông qua việc làm giảm sự thư giãn, mở rộng cơ này.
Tuy nhiên, thuốc lại gây tác dụng phổ biến như buồn nôn, mệt mỏi nên bệnh nhân có xu hướng giảm tuân thủ điều trị, bỏ thuốc.
Ngoài ra, trong một số trường hợp hội chứng trào ngược cần dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc bao vết loét, thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Hp nếu có, hay một số thuốc điều trị làm giảm triệu chứng nôn, khó tiêu, ho…
6. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân bị hội chứng trào ngược
6.1. Chế độ ăn trong hội chứng trào ngược
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có vị cay, tính nóng như các gia vị ớt, tiêu… để tránh gây kích ứng vào các tổn thương, đặc biệt trong thời gian bệnh tiến triển
- Ưu tiên thức ăn luộc, hầm mềm… hạn chế đồ ăn chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn quá rắn
- Bổ sung chất xơ, vitamin khoáng chất từ rau xanh, hoa quả sạch. Tuy nhiên không nên sử dụng các loại hoa quả có vị chua như cam, bưởi, chanh hay các loại đồ chua như dưa chua, các thực phẩm ngâm giấm để tránh tăng acid dạ dày
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước có gas trong thời gian điều trị bệnh
- Không ăn quá nhanh, ăn quá no, không nên nằm ngay sau khi ăn no để tránh hạn chế triệu chứng của trào ngược
6.2. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân bị hội chứng trào ngược
- Giảm cân để đạt được chỉ số khối cơ thể cân đối do thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và thực quản
- Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng, mệt mỏi
- Nằm ngủ nên kê gối cao để giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Tốt nhất nên sử dụng gối dành riêng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản
– Hoạt động thể thao mỗi ngày với cường độ nhẹ để cơ thể hoạt động nhịp nhàng, nâng cao sức khỏe
7. Chẩn đoán hội chứng trào ngược
Có nhiều biện pháp chẩn đoán khác nhau đối với căn bệnh này. Một số biện pháp chẩn đoán thông dụng là:
- Đánh giá độ pH thực quản
Tiến hành đo nồng độ acid tại thực quản ở những trạng thái khác nhau của cơ thể: sau khi ăn, khi ngủ…
- Đo sự vận động của thực quản
Nhằm đánh giá trương lực cơ thắt thực quản dưới, tiến hành đo sự co thắt của các cơ này khi bệnh nhân thực hiện động tác nuốt thức ăn.
- EGD
Hiển thị những tổn thương thực thể tại thực quản.
- Thủ thuật nội soi
Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân nên được gây mê. Luồn ống nội soi vào trong cơ thể bệnh nhân từ miệng, ống này được gắn đèn và một camera ở đầu để truyền tải về những hình ảnh thu được ở trên thực quản và dạ dày.
Kết quả nội soi cho phép bác sĩ chẩn đoán và nhận biết mức độ nặng của bệnh trào ngược.
>>> Xem thêm ngay
Chè Dây Chữa Trào Ngược Dạ Dày Được Không
Trên đây là những chia sẻ đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy về hội chứng trào ngược. Bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, nguyên nhân, cách điều trị và chẩn đoán bệnh lý này. Để có thêm nhiều chia sẻ hữu ích về các vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày, hãy liên hệ đến đường dây Hotline: 18006091 để kết nối đến các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của chúng tôi.