Hơi Thở Hôi Từ Dạ Dày Là Nỗi Sợ Hãi Của Người Bệnh

Hơi Thở Hôi Từ Dạ Dày Là Nỗi Sợ Hãi Của Người Bệnh

Hơi thở có mùi có thể khiến bạn xấu hổ và trong một số trường hợp thậm chí có thể gây hoang mang, lo lắng cho chúng ta. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà, súc miệng, đánh răng nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở luôn thơm mát. Nhưng sử dụng nhiều sản phẩm để chống hôi miệng chỉ là biện pháp tạm thời vì chúng không giải quyết được nguyên nhân của vấn đề. Có thể bạn nghĩ hơi thở hôi là do răng miệng chưa sạch sẽ hay ăn phải đồ ăn có mùi… nhưng bạn có biết rằng rất có thể đó là hơi thở hôi từ dạ dày bốc lên hay không? 

Vậy chứng bệnh Hơi thở hôi từ dạ dày này xuất phát từ điều gì? Có phải dấu hiệu nghiêm trọng cho đường tiêu hóa hay không? Liệu có cách nào để phòng ngừa hay chữa trị sớm không?… Hãy để Scurma Fizzy giúp bạn có thêm những kiến thức cần lưu ý về chứng bệnh nhé!

1.Hơi thở hôi từ dạ dày là gì ?

Hơi thở có mùi là một tình trạng phổ biến của con người mà cơ chế sinh lý bệnh chính xác là không rõ ràng. Nó được cho là chủ yếu do bệnh lý răng miệng. Hơi thở hôi từ dạ dày (dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ) được coi là cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, chứng hôi miệng thường được báo cáo trong số các triệu chứng liên quan chủ yếu đến 2 nguyên nhân là :  nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp hoặc H.pylori) và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

1.1.  Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

1.1.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là gì?

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gram âm xoắn ốc, sinh sống trong lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có cơ chế phá hủy lớp màng này nên gây ra nhiều bệnh về dạ dày, đó là lí do vi khuẩn Hp được xác định là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày; nó cũng được cho là nguyên nhân gây ra loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

>>>> Xem thêm ngay: Helicobacter pylori – vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày

1.1.2. Vì sao vi khuẩn Hp lại gây ra hơi thở hôi từ dạ dày ? 

Hơi thở có mùi chủ yếu là do vi sinh vật phân hủy các acid amin có chứa lưu huỳnh, ví dụ: Methionine, cysteine ​​và cysteine. Sự chuyển hóa của vi khuẩn đối với các loại acid amin này sinh ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC) như hydro sulfua (H 2 S), metyl mercaptan (MM) , đimetyl sunfua(CH 3 SH), và indol. Các chất gây mùi chính liên quan đến hơi thở hôi do dạ dày là MM và H2S.

Theo một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc nhiễm Hp làm tăng nồng độ VSC, gây phát triển chứng hơi thở hôi từ dạ dày. Có ý kiến ​​cho rằng VSC được tạo ra trong đường tiêu hóa có thể khuếch tán vào không khí trong phổi sau khi được đưa đến phổi qua đường máu. Ngoài ra việc niêm mạc dạ dày bị viêm hay bị ăn mòn liên quan đến vi khuẩn H.pylori có thể làm trầm trọng thêm chứng hôi miệng do VSC khuếch tán vào máu dễ dàng hơn nhiều qua ổ viêm hay vết loét.

Hơi thở hôi từ dạ dày 1

Vi khuẩn H.pylori có thể là nguyên nhân.

1.2.  Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có gây ra hôi miệng hay không?

1.2.1. Thế nào bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) được định nghĩa là chứng bệnh mà các chất dịch trong dạ dày (axit, dịch vị, thức ăn)  trào lên thực quản, hầu họng, miệng gây nóng rát, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,… thường xảy ra sau bữa ăn (đặc biệt là bữa ăn lớn hoặc nhiều chất béo). Những nguyên nhân gây ra GERD là do đâu? 

Nguyên nhân do chủ quan

Lối sống không lành mạnh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, chất kích thích, thường xuyên bị stress, ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa,…

Nguyên nhân do khách quan

  • Nguyên nhân từ thực quản

Do cơ vòng thực quản dưới vì một lí do nào đó không đóng chặt được hoặc do cơ hoành (cơ chế phòng thủ thứ hai để bảo vệ thực quản khỏi trào ngược) bị thoái hóa không giữ lại được các chất dịch và thức ăn trong dạ dày nên gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Nguyên nhân từ dạ dày

Do dạ dày bị viêm, môn vị bị hẹp ,… làm cho thức ăn bị ứ đọng xuống dưới ruột non bị chậm gây áp lực lớn lên dạ dày.

1.2.2. Hơi thở hôi từ dạ dày có liên quan đến GERD như thế nào?

GERD có triệu chứng điển hình là ợ chua, ợ nóng gây ra nóng rát xung quanh vùng ngực, họng. Khi có triệu chứng đó những chất dịch , mùi từ thức ăn trong dạ dày theo đó mà bốc lên làm cho bệnh nhân có hơi thở hôi từ dạ dày đồng thời cũng cảm thấy vô cùng khó chịu khi thực quản bị nóng rát, miệng bị chua, ăn uống khó tiêu,…

Đồng thời tình trạng viêm nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi bắt nguồn từ dạ dày này. Khi bị GERD, djch vị acid trong dạ dày có thể trào lên thực quản, miệng, hầu họng gây ra viêm loét từ đó cũng gây ra hơi thở hôi.

Hơi thở hôi từ dạ dày 2

GERD là một trong những nguyên nhân phổ biến.

2.Dấu hiệu nhận biết hơi thở hôi từ dạ dày

Hơi thở hôi cũng khá dễ nhận biết và thông thường không quá nghiêm trọng, dễ khắc phục nhưng bạn nên cẩn thận với hơi thở hôi từ dạ dày. Tuy tỉ lệ xảy ra không cao nhưng khi đã có hơi thở hôi do dạ dày này thì bạn nên lưu ý đến những triệu chứng kèm theo sau : 

  • Ợ chua, Ợ hơi, Ợ nóng
  • Nôn ói
  • Đau ngực không phải do đau tim
  • Đau dạ dày dai dẳng
  • Chán ăn, khó tiêu 
  • Thường xuyên thấy chướng bụng
  • Vướng nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nhiều nước bọt
  • Có nhiễm vi khuẩn H.pylori ….

>>>> Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày gây hôi miệng – nguyên nhân do đâu?

3.Những đối tượng dễ mắc chứng hơi thở hôi từ dạ dày

Chứng bệnh Hơi thở hôi đến từ dạ dày thường biểu hiện cho những vấn đề ở đường tiêu hóa nên đối tượng dễ mắc chứng bệnh này đó chính là:

Người bị bệnh về đường tiêu hóa : trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày, hẹp môn vị, dạ dày suy giảm chức năng co bóp, tắc ruột,…..

Hơithởhôitừ dạdày 5

Những bệnh lý về đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi

Người có chế độ ăn không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, chất kích thích, ăn nhiều đồ cay nóng, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đồ ăn có mùi nặng,..

Hơi thở hôi từ dạ dày 4

Rượu bia là một trong những tác nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa.

Người thường xuyên bị stress, thức khuya, ăn ngủ không điều độ

Hơithởhôitừdạdày 6

Stress được coi là một nguyên nhân phổ biến gây ra hơi thở hôi

Người đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa như NSAIDS (nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt), Kháng sinh, corticoid,…

Hơithởhôitừdạdày 7

Hơi thở hôi từ dạ dày gây ra khó chịu, phiền toái

Người cao tuổi do các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm chức năng nên thường có vấn đề về tiêu hóa.

Trẻ em sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng cũng rất dễ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa gây nên hơi thở hôi từ dạ dày.

Hơithởhôitừdạdày 8

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng dễ mắc hơi thở hôi

4.Các xét nghiệm hay làm để xác định nguyên nhân của hơi thở hôi từ dạ dày

Hơi thở hôi từ dạ dày là triệu chứng cho những vấn đề thật sự trong hệ tiêu hóa của bệnh nhân vì vậy việc thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân là một trong những yếu tố được cân nhắc khi bác sĩ tiến hành chẩn đoán.

Thăm dò chức năng bài tiết dịch vị bằng các xét nghiệm lâm sàng

Khi thăm dò được khả năng tiết dịch vị của dạ dày bệnh nhân ở mức độ nào, bác sĩ có thể phán đoán được nguyên nhân từ đó kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để tìm ra chính xác căn nguyên của hơi thở hôi từ dạ dày.

Chụp Xquang dạ dày

Qua hình ảnh Xquang bác sĩ sẽ quan sát được có vết loét trong dạ dày hay không và tình trạng bệnh đã tiến triển tới đâu từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Nội soi

Bác sĩ sẽ đưa ống dài mềm thông từ bên ngoài qua miệng vào tới dạ dày, ở đầu ống có gắn camera hoặc có các dụng cụ đặc biệt giúp lấy dịch, niêm mạc,…để bác sĩ quan sát và xét nghiệm được tình trạng bên trong dạ dày của bệnh nhân từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. 

Xét nghiệm sinh hóa máu

Từ xét nghiệm sinh hóa máu bác sĩ có thể biết được bệnh nhân có đang trong tình trạng xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng hay không từ đó dựa vào những chẩn đoán lâm sàng xác định được nguyên nhân gây hơi thở hôi từ dạ dày. 

Xét nghiệm tìm Hp, test hơi thở

Bệnh nhân uống dung dịch Ure được đánh dấu ở C13, C14, khi có vi khuẩn H.pylori men urease sẽ phân hủy Ure tạo ra CO2 có mang C được đánh dấu ra ngoài nên sẽ được phát hiện qua hơi thở sau 30 phút.

Xét nghiệm dương tính khi phát hiện có CO2 mang C đánh dấu. 

>>>> Xem thêm ngay: Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày Có Khó Không

5.Cách điều trị chứng hơi thở hôi từ dạ dày

5.1. Điều trị dùng thuốc

Căn nguyên của hơi thở hôi từ dạ dày là do các bệnh có liên quan tới đường tiêu hóa gây nên chủ yếu là do trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nhiễm H.pylori gây ra. Vì thế các phương pháp để điều trị hơi thở hôi từ dạ dày sẽ giống như phác đồ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa nêu trên.

Phác đồ của điều trị nhiễm H.pylori thường sẽ kết hợp 2 thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) sẽ làm giảm lượng acid trong dạ dày làm cho H.pylori yếu đi (do H.pylori sinh trưởng tốt ở pH từ 3-7, khi pH >7 thì sẽ ngưng hoạt động) tạo cơ hội cho kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn.

Do phải uống kháng sinh nên có thể bổ sung thêm các chế phẩm có chứa probiotics để tránh tình trạng loạn khuẩn gây tiêu chảy khi dùng kháng sinh.

Mục tiêu điều trị của trào ngược dạ dày thực quản

Là mất các triệu chứng trào ngược, phòng ngừa hoặc làm lành lại vết viêm loét trong đường tiêu hóa.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản

thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole,…) hoặc thuốc kháng H2 ( Cimetidine, Ranitidine,…)

Bên cạnh đó có thể dùng các thuốc trung hòa acid dạ dày, các thuốc bảo vệ màng nhày (sucralfat, Bismuth subsalicylat, misoprotol,…) để giảm tình trạng tiết acid của dạ dày và tạo hàng rào bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày.

Các tác dụng phụ cần lưu ý đối với các thuốc điều trị

  • Thuốc kháng H2 ( Cimetidine, Ranitidine,…): Gây tiết acid hồi ứng cho dạ dày sau khi ngừng thuốc đột ngột, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, chứng vú to ở nam giới, giảm bạch cầu, suy tủy,…
  • Thuốc ức chế bơm proton (omeprazole, lansoprazole,…): Tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, dạ dày tăng tiết acid hồi ứng sau khi ngừng thuốc đột ngột, giảm hấp thu B12 có thể gây thiếu máu thứ phát, giảm hấp thu Ca, Mg,… Chú ý không uống cùng lúc với các thuốc giảm acid dạ dày khác (antacid, thuốc kháng cholinergic,…). Nên uống trước khi ăn sáng 30-60’ để ức chế acid tối đa.
  • Thuốc bảo vệ màng nhày (sucralfat, Bismuth subsalicylat, misoprotol,…): Tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu,…

Lưu ý

Chú ý khi sử dụng thuốc có Bismuth có thể xuất hiện tình trạng phân, lưỡi bị đen nên theo dõi để không bị che lấp dấu hiệu nếu có xuất huyết tiêu hóa.

Và hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng để phát hiện kịp thời và thay đổi phác đồ cho phù hợp.

Đặc biệt lưu ý không nên tự ý uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Khi thấy những dấu hiệu về các nguyên nhân bệnh trên hãy đi thăm khám để có phác đồ điều trị tốt nhất dành cho chính mình!

5.2. Điều trị không dùng thuốc

5.2.1.  Dinh dưỡng

Công thức tính lượng nước cần cho một ngày đối với từng cá nhân như sau : 

Cân nặng (Ibs) x 0,5 = Lượng nước (oz)

1 kg = 2 Ibs

1 oz = 0.03 L

Hơithởhôitừdạdày 9

Uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp hạn chế hơi thở bị hôi

  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê. Thay vào đó hãy đảm bảo uống đủ lượng nước một ngày cho bản thân. 
  • Tránh các thức ăn cay nóng, quá chua, dầu mỡ, khó tiêu. Vì các thực phẩm này làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày cũng như khi thức ăn ứ đọng sẽ tạo áp lực lên dạ dày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lớn lên dạ dày.
  • Thiết kế những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ hộp, thức ăn nghèo dinh dưỡng,…
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các thực phẩm bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày (nghệ, mật ong, trứng, sữa,..) các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin A,B,D, kẽm, magie,sắt,… ( do trong rau quả trái cây có các chất mang tính kiềm có thể trung hòa một phần được dịch vị dạ dày),…
  • Bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột có thể từ sữa chua, phô mai hoặc bằng các chế phẩm probiotics sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột từ đó giúp tiêu hóa tốt hơn, sức đề kháng cao hơn.
Hơi thở hôi từ dạ dày 10

Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu rau củ quả sẽ cải thiện được rất nhiều vấn đề về sức khỏe

5.2.2.  Lối sống – thói quen sinh hoạt

  • Tránh thức quá khuya, sinh hoạt điều độ, lành mạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, vòm họng sạch sẽ để vi khuẩn không sinh sôi.
  • Ăn uống đúng bữa, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống. 
  • Luyện tập thể dục thể thao điều độ, tăng cường cả sức khỏe về thể chất và tinh thần.
  • Bỏ hút thuốc lá ( vì thuốc là làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày ).
  • Hạn chế tối đa nhất có thể việc sử dụng thuốc, chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
  • Thăm khám định kì hàng năm hoặc ngay khi phát hiện bất thường để tìm ra những nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể sớm sẽ giúp điều trị tốt hơn và hạn chế được những tiến triển nặng của bệnh.
Hơi thở hôi từ dạ dày 11

Tập thể dục đều đặn 15 phút mỗi ngày giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn

6.Hơi thở hôi từ dạ dày có thể điều trị dứt điểm hay không?

Nguyên nhân của hơi thở hôi từ dạ dày phần lớn là do các bệnh lý liên quan gây ra vì vậy để điều trị dứt điểm hơi thở có mùi do dạ dày gây ra thì cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây nên triệu chứng này như là trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, các bệnh lí dạ dày liên quan đến vi khuẩn H.pylori,…. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Hôi miệng do dạ dày và cách chữa trị

7.Một số mẹo cải thiện hơi thở hôi từ dạ dày

Ngoài ra để giữ hơi thở luôn thơm mát hỗ trợ thêm trong quá trình điều trị các căn nguyên Scurma Fizzy mách cho các bạn một vài mẹo nhỏ cực hay sau đây : 

Hơi thở hôi từ dạ dày 12

Những mẹo cải thiện hơi thở hôi mà bạn có thể áp dụng ngay

Đảm bảo đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và hãy dùng thêm nước súc miệng vì nước súc miệng sẽ giúp đánh bay các mảng bám hay thức ăn thừa gây mùi trong miệng mà bàn chải không đánh tới được. Từ đó giảm bớt được mùi trong khoang miệng, cũng giúp giữ vệ sinh cho răng miệng không bị viêm nhiễm.

Dùng các sản phẩm xịt miệng, kẹo cao su không chứa đường,… Tuy đây chỉ là giải pháp tạm thời nhưng cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở hôi một cách nhanh chóng nếu bạn đang có việc gấp cần trong một thời gian ngắn.

Ngậm một miếng chanh nhỏ hoặc lá bạc hà hoặc các tinh dầu của loại thực vật có mùi thơm sau khi ăn cũng giúp cho miệng sạch và hơi thở cũng có mùi dễ chịu hơn. Do các tinh dầu thơm có chức năng khử mùi, kháng khuẩn rất tốt nên cũng giúp hơi thở hôi từ dạ dày bớt bốc lên nặng mùi hơn và cũng giúp miệng, họng được sát khuẩn tránh khỏi viêm nhiễm.  

Trên đây là những thông tin tham khảo về chứng hơi thở hôi từ dạ dày, dấu hiệu, căn nguyên và hướng điều trị. Hy vọng bài viết có ích với những bạn đang tìm hiểu về hơi thở có mùi do nguyên nhân từ dạ dày này, đâu đó các bạn sẽ hiểu được thêm phần nào về bản thân mình. Chúc các bạn sớm tìm ra được tình trạng của bản thân và tìm được hướng đi tốt nhất để có một sức khỏe tốt hơn!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến hơi thở hôi từ dạ dày nhé!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091