Loét Dạ Dày Nên Ăn Gì, Tư Vấn Từ Bác Sĩ Chuyên Khoa
Loét dạ dày là bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng của loét dạ dày và hỗ trợ đường tiêu hóa cải thiện chức năng. Vậy, người bị loét dạ dày nên ăn gì? Những thực phẩm nào tốt cho dạ dày của bạn, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về loét dạ dày nên ăn gì? cùng với sự tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Quốc Khánh.
1. Tổng quan về bệnh loét dạ dày – Tại sao cần biết loét dạ dày nên ăn gì?
1.1. Bệnh loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày là tình trạng tổn thương cục bộ niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn, gây loét vượt qua lớp cơ niêm của niêm mạc dạ dày. Đây là một bệnh lý phổ biến. Ở Việt Nam ước tính có khoảng 12% dân số bị viêm loét dạ dày. Trên thế giới số người mắc bệnh này chiếm khoảng 10-15% dân số và bệnh lý này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
1.2. Những nguyên nhân gây ra loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày xảy ra khi các yếu tố tấn công chiếm ưu thế hơn so với các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự phối hợp của các yếu tố tấn công là acid clohydric, pepsin, vi khuẩn H.pylori,… có thể gây ra tình trạng loét dạ dày theo những cơ chế khác nhau, tuy nhiên chúng đều dẫn tới sự suy giảm của yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày là niêm dịch. Có nhiều nguyên nhân gây ra loét dạ dày, chúng có thể là nguyên nhân độc lập hoặc phối hợp với nhau gây ra tình trạng này:
- Nhiễm khuẩn: Là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh loét dạ dày, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm thường cư trú trong lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày của con người. Vi khuẩn Hp tiết các chất gây phá hủy lớp dịch nhầy, các chất độc làm tổn thương niêm mạc dạ dày và kích thích dạ dày tiết acid. Vi khuẩn Hp dễ lây nhiễm từ người sang người theo con đường tiếp xúc qua nước bọt hoặc dịch đường tiêu hóa, do vậy tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta rất cao. Ước tính loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori chiếm đến 70% các ca viêm loét dạ dày ở nước ta.
- Loét dạ dày do sử dụng thuốc: Aspirin, corticoid, các thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID,… có thể làm mỏng lớp niêm mạc dạ dày, ức chế sản xuất Prostaglandin E2 và I2 làm giảm lượng chất nhầy và giảm lượng máu qua dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân bị loét dạ dày thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh cao hơn. Nhóm máu O cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh loét dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
- Stress, áp lực công việc, cuộc sống đang là nguyên nhân ngày càng phổ biến gây loét dạ dày. Stress, căng thẳng gây kích thích thần kinh trung ương của bạn, làm dạ dày tăng tiết acid dịch vị. Ngoài ra stress có thể gây viêm đường tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhiều đồ cay, nóng, đồ chiên xào dầu mỡ, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
>>>Xem thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết
1.3. Các triệu chứng của bệnh loét dạ dày – Hiểu biết “loét dạ dày nên ăn gì?” có quan trọng không?
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh loét dạ dày là đau vùng thượng vị. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau quặn, đôi khi cơn đau lan lên ngực ra phía sau mũi ức. Cơn đau quặn thượng vị có thể được bệnh nhân cảm nhận như khi đói cồn cào, có khi đau kèm nóng rát thượng vị ngược lên phía thực quản. Những cơn đau này thường có tính chất chu kỳ, đau theo từng thời điểm nhất định trong ngày và thường liên quan đến bữa ăn. Sau khi ăn, bệnh nhân có thể xuất hiện cơn đau sau khoảng 30 phút đến 2 giờ. Tình trạng đau thượng vị thường kéo dài từ 2 đến 8 tuần rồi giảm sau vài tháng sau đó, nhưng có khi những cơn đau sẽ tái phát lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân tình cờ phát hiện mình bị loét dạ dày sau khi đi nội soi dạ dày mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Hoặc đến khi gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày thì bệnh nhân mới phát hiện ra.
Ngoài đau thượng vị, trên người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, nôn khan ngay cả khi không có thức ăn trong dạ dày.
- Cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn kém, ăn không ngon.
- Ợ chua, ợ hơi.
- Đi ngoài phân táo, lỏng bất thường.
Trong đa số các trường hợp, các vết loét có thể tự lành sau một thời gian khoảng 2-3 tháng, tuy nhiên có hơn 50% trường hợp tái phát lại những ổ loét hoặc xuất hiện các ổ loét dạ dày mới chỉ sau 2 năm. Về lâu dài, thời gian tái phát lại càng rút ngắn lại. Nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng như thủng dạ dày.
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra loét dạ dày và là một trong những nguyên do khiến cho bệnh loét dạ dày ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy, việc hiểu biết loét dạ dày nên ăn gì? là rất quan trọng không chỉ đối với những người đang gặp phải tình trạng loét dạ dày mà còn quan trọng đối với những người bình thường khỏe mạnh. Khi bạn biết được loét dạ dày nên ăn gì?, bạn có thể bổ sung cho mình những thực phẩm lành mạnh, tốt cho dạ dày vào thực đơn các bữa ăn, từ đó có thể góp phần cải. Thiện tình trạng bệnh loét dạ dày cũng như nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
2. Bác sĩ chuyên khoa tư vấn loét dạ dày nên ăn gì?
Loét dạ dày nên ăn gì? Đây hẳn là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Cùng tìm hiểu về các thực phẩm tốt, nên sử dụng cho người bị loét dạ dày qua những tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.1. Bánh mì và bột yến mạch – Thực phẩm đầu tay trả lời câu hỏi “Loét dạ dày nên ăn gì?“
Với câu hỏi loét dạ dày nên ăn gì? Bác sĩ Khánh chia sẻ:
“Bánh mì và bột yến mạch là những thực phẩm đầu tay cho những người bị dạ dày, đặc biệt là những người ăn uống thất thường, những người hay đi công tác hoặc những người không chủ động được bữa cơm. Vì bột yến mạch và bánh mì hấp thu acid dịch vị rất là tốt đặc biệt là lúc đói.”
Bánh mì được làm từ bột mì, với đặc điểm là mềm, dễ tiêu hóa. Sau khi ăn bánh mì, dạ dày sẽ không phải co bóp quá sức để tiêu hóa nó. Ngoài ra bánh mì còn có các thành phần dinh dưỡng cao như sắt, mangan, protein, giàu acid lactic. Những thành phần này không chỉ góp phần tăng sức đề kháng của cơ thể mà còn giúp giảm lượng acid trong dịch vị.
2.2. Nghệ và mật ong
Theo bác sĩ Khánh, trong nghệ có hoạt chất quý là Curcumin giúp ức chế tiết dịch vị dạ dày, kích thích tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra Curcumin cũng là chất chống viêm, chống oxy hóa mạnh, kèm theo mật ong có chứa nhiều đường đơn và kháng sinh dẫn đến sự kết hợp giữa nghệ và mật ong là một trong những công thức mà nhiều năm nay được mọi người sử dụng để chữa bệnh về dạ dày.
Nghệ và mật ong đều là những nguyên liệu thân thuộc, dễ kiếm với hầu hết mọi người. Để sự kết hợp này đạt kết quả cao nhất, bạn nên sử dụng khoảng 2 thìa tinh bột nghệ pha với 250ml nước ấm. Sau đó cho 1 thìa mật ong vào và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Sử dụng 1-2 ly nước tinh bột nghệ mỗi ngày, uống trước bữa ăn 15-20 phút, bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
2.3. Cá lóc đen – Cá quả
Bác sĩ Khánh chia sẻ:
“Cá lóc đen là một trong những loại siêu thực phẩm để điều trị các bệnh lý về dạ dày hoặc sử dụng cho những người suy nhược cơ thể. Cá lóc chứa loại đạm gọi là đạm trắng hay protein trắng rất là tốt, chống oxy hóa mạnh, tăng cường chất dinh dưỡng mà lại còn dễ tiêu. Cho nên những người mắc bệnh về dạ dày nên ăn cá lóc.”
2.4. Gừng
Gừng là loại gia vị không xa lạ với người Việt. Trong củ gừng có các chất như Tecpen, Oleoresin là những chất có hoạt tính kháng sinh cao, mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm. Ngoài ra gừng còn kích thích tiêu hóa vì chứa các phức hợp có tác dụng lợi mật mạnh như: Zingiberol, Ginger oil, Methadone,…
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng của loét dạ dày như: nôn, buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,… Gừng là một dược liệu đã được ông cha ta áp dụng trong các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả, đã được nhiều người kiểm chứng. Ngoài ra, với nguồn gốc từ thiên nhiên, gừng rất lành tính với người sử dụng, hầu như không gây ra các tác dụng phụ như việc sử dụng thuốc tây. Do vậy, gừng không thể thiếu trong câu trả lời cho câu hỏi loét dạ dày nên ăn gì?
Có nhiều cách sử dụng gừng để làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày. Ngoài việc sử dụng gừng như một gia vị, chúng ta có thể làm nước gừng – chanh – mật ong, gừng ngâm dấm, trà gừng,… Bạn có thể làm bài thuốc chữa đau dạ dày với gừng tại nhà bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có một cách khá đơn giản đó là làm nước gừng. Bạn chỉ cần lấy một của gừng, cạo vỏ bên ngoài và rửa sạch. Sau đó cắt củ gừng thành từng lát mỏng. Chế khoảng 100ml nước sôi và cho những lát gừng vào, đậy nắp 5 phút sau đó bạn có thể sử dụng để uống. Thực hiện bài thuốc mỗi ngày, bạn có thể thấy được tình trạng đau dạ dày được cải thiện rõ rệt.
>>>Xem them: Viêm Loét Dạ Dày Nên An Gì Để Nhanh Hết Bệnh
2.5. Rau, củ, quả
Trong rau, củ, quả có chứa rất nhiều chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Khi chúng ta ăn các loại rau củ quả, chất xơ trong chúng sẽ giúp chúng ta cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, làm sạch ruột và hấp thu một phần acid dịch vị. Do vậy, bạn nên tăng cường thêm nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày nếu bạn vẫn đang không biết loét dạ dày nên ăn gì?. Một số loại rau, củ, quả tốt cho dạ dày mà bạn có thể cân nhắc sử dụng:
- Chuối: Chuối là loại thực phẩm rất tốt cho người đau dạ dày. Chuối chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, protein, chất béo, các loại vitamin khác nhau, trong đó vitamin K có trong chuối giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Acid pectic trong chuối có thể làm giảm kích ứng dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Chuối còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa như Delphinidin, có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do. Chuối là một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi loét dạ dày nên ăn gì? Nó là loại quả dễ kiếm, không chỉ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng dồi dào mà một chế độ ăn được bổ sung chuối hàng ngày còn góp phần bảo vệ dạ dày tránh vi khuẩn Hp lây lan, làm chậm sự lây lan của các khối u dạ dày.
- Táo: Táo là thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng như một hệ đệm làm giảm acid dạ dày, hấp thụ nước làm mềm phân, nhuận tràng, giảm thời gian vận chuyển của đường ruột, góp phần làm giảm táo bón. Khi sử dụng táo, người bệnh cần lưu ý chỉ cần ăn 3-4 quả/tuần, có thể xen kẽ với các loại trái cây khác. Ăn chậm, nhai kỹ miếng táo hoặc có thể chế biến thành sinh tố, nước ép táo để dễ tiêu hóa hơn.
- Dừa: Nước dừa rất tốt cho tiêu hóa, nó có chứa nhiều chất điện giải như kali, natri, canxi giúp bổ sung cho cơ thể mất chất điện giải sau những triệu chứng của loét dạ dày như nôn, tiêu chảy. Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa acid lauric, khi vào cơ thể chất này sẽ chuyển hóa thành monolaurin, giúp giảm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày của nước dừa tương tự như sucralfate – một muối nhôm dùng để điều trị loét dạ dày. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nước dừa có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu. Bạn chỉ nên uống khoảng 120ml nước dừa tươi mỗi ngày.
- Các rau củ màu đỏ và xanh đậm như cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, cà rốt, bí đỏ,… Các thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B, D, K, cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cơ thể như kẽm, sắt, magie. Trong thực đơn của bạn nên tăng cường thêm những thực phẩm này để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, tăng cường hấp thu dưỡng chất, cải thiện các triệu chứng của bệnh loét dạ dày.
2.6. Kẹo cao su không có bạc hà
Nhai kẹo cao su có thể làm dịu cơn đau dạ dày
Thực phẩm bạn có thể cân nhắc luôn mang theo bên mình đó chính là kẹo cao su không có bạc hà. Không sử dụng kẹo cao su mà có tính bạc hà bởi vì bạc hà có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, do đó không phù hợp sử dụng cho người bị loét dạ dày. Vậy lại sao kẹo cao su lại nên sử dụng cho người loét dạ dày? Theo bác sĩ Khánh, khi chúng ta nhai kẹo cao su đặc biệt là những lúc đói, cơ thể sẽ tiết nhiều nước bọt mà bản chất của nước bọt có tính kiềm. Theo phản xạ khi ta nuốt, nước bọt sẽ đi vào đường tiêu hóa, trung hòa bớt acid dịch vị, làm dịu bớt những cơn đau dạ dày.
3. Bạn nên ăn như thế nào sau khi biết loét dạ dày nên ăn gì?
3.1. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, bữa sáng ăn nhiều, bữa tối ăn ít
Với những thực phẩm tốt cho loét dạ dày, trả lời cho câu hỏi “loét dạ dày nên ăn gì?” mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể bổ sung chúng vào các bữa chính như sáng, trưa, tối hoặc ăn vào những bữa phụ giữa các bữa ăn chính. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện tình trạng loét dạ dày mà chúng còn cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày hoạt động của bạn.
Người Việt chúng ta thường có thói quen bữa sáng ăn ít, ăn qua loa, bữa tối ăn no. Đây là một thói quen không tốt cho đường tiêu hóa đặc biệt là không tốt cho dạ dày của bạn. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất cho cơ thể vì nó có thể cung cấp năng lượng cho một ngày hoạt động của chúng ta. Do vậy, bữa sáng chúng ta phải ăn nhiều hơn. Vào buổi tối và đêm, cường độ chuyển hóa của cơ thể giảm dần do chúng ta ít hoạt động vào buổi tối. Ăn bữa tối được coi như “ăn để ngủ”, nếu bữa tối ăn quá nhiều sẽ làm dạ dày phải tiêu hóa thức ăn cả đêm, không chỉ làm mệt dạ dày mà còn làm chúng ta không ngủ ngon giấc được. Năng lượng sản xuất ra dư thừa sẽ chuyển thành mỡ tích trữ không tốt cho cơ thể. Do vậy, bạn nên ăn bữa sáng thật đầy đủ, ăn nhiều còn bữa tối thì bạn nên ăn vớt một lượng vừa phải và hãy nhớ nguyên tắc rằng không bao giờ mang một bụng đầy thức ăn đi ngủ.
3.2. Nên ăn đúng một giờ nhất định
Khi bạn ăn các bữa ăn hàng ngày trong một khung giờ cố định, cơ thể sẽ sinh ra phản xạ có điều kiện. Cứ đến khung giờ đó, acid dạ dày sẽ tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Nếu vào khung giờ này bạn chưa ăn, trong dạ dày sẽ không có thức ăn để tiêu hóa. Khi đó acid dạ dày tiết ra có thể sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng các vết loét. Do vậy, ăn uống đúng giờ là một việc rất quan trọng đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày.
3.3. Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thực phẩm khó tiêu
Các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của bạn nên được chế biến theo cách hấp, luộc, nấu canh, làm salad. Những cách chế biến này không có hoặc ít dầu mỡ, tốt cho đường tiêu hóa của chúng ta, thực phẩm sẽ dễ tiêu hơn. Nên hạn chế các thức ăn xào, rán vì chúng rất khó tiêu, thời gian lưu giữ trong dạ dày lâu sẽ làm các vết loét nặng hơn.
>>>Xem thêm: VIÊM LOÉT DẠ DÀY KIÊNG ĂN GÌ?
Qua bài viết này, Scurma Fizzy hy vọng đã cung cấp được câu trả lời thỏa mãn những thắc mắc của bạn đọc qua câu hỏi “Loét dạ dày nên ăn gì?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề về sức khỏe dạ dày hoặc bạn cần tư vấn về tình trạng sức khỏe dạ dày của mình, xin hãy liên hệ HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ đầu ngành giải đáp.