Thuoc Tri Dau Bao Tu Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuoc Tri Dau Bao Tu Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thế giới ngày càng phát triển thì sự quan tâm của con người đến sức khỏe ngày càng nhiều hơn. Một trong những căn bệnh phổ biến và được nhiều quan tâm đó là đau bao tử. Vậy đau bao tử là gì? Thuoc tri dau bao tu bao gồm những thuốc nào? Thuoc tri dau bao tu nào phù hợp với bạn nhất? để trả lời cho những câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Đau bao tử là gì? 

Bao tử hay còn gọi là dạ dày là một cơ quan quan trọng của hệ tiêu hoá. Nó nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, ở ô dưới hoành trái và ở vùng thượng vị. Chức năng của bao tử là dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Do đó, đau bao tử sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh. 

Đau bao tử là tình trạng lớp niêm mạc của dạ dày xuất hiện những tổn thương (phổ biến nhất là tình trạng viêm, loét,…) gây ra những cơn đau xung quanh vùng bụng của bệnh nhân và làm cho bệnh nhân xuất hiện những cảm giác khó chịu. Những cơn đau có thể nặng nhẹ tuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương và thể trạng người bệnh.

Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,… 

2. Nguyên nhân 

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bao tử

Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bao tử

Đau bao tử là một tình trạng rất phổ biến về đường tiêu hoá do có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, những nguyên nhân chính có thể nhắc đến là:

  • Ăn uống không lành mạnh: thường xuyên ăn đồ chua, cay và nóng làm cho bề mặt của niêm mạc dễ dàng bị các yếu tố gây hại tấn công. 
  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP): nhiễm vi khuẩn HP gây ra đau bao tử do nó tiết ra men urease, lipase, protase,… Những men này làm thay đổi pH dạ dày (do tăng tiết HCl), làm phá huỷ lớp chất nhầy gây tổn thương cho bao tử. 
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ làm cho lớp niêm mạc bao tử bị bào mòn. 
  • Stress kéo dài dẫn đến tình trạng co thắt của bao tử bị ảnh hưởng. 
  • Sử dụng thuốc NSAIDs gây ức chế COX1 làm giảm khả năng tiết nhầy. 

>>>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Vì Sao Lại Xuất Hiện? Cơ Chế Hoạt Động Của Nó Hiện Nay Ra Sao?

3. Triệu chứng 

Một số triệu chứng điển hình của đau bao tử

Một số triệu chứng điển hình của đau bao tử

Một số triệu chứng chính thường gặp của đau bao tử là:

  • Vùng thượng vị có sự xuất hiện của cảm giác đau
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Buồn nôn và nôn
  • Chảy máu tiêu hoá
  • Chán ăn, sụt cân.

>>>> Tìm hiểu thêm: Biểu Hiện Của Đau Bao Tử Bao Gồm Những Gì?

4. Thuoc tri dau bao tu

Thuoc tri dau bao tu là những thuốc có khả năng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, giúp làm giảm các triệu chứng của đau bao tử. Do đó, sử dụng thuoc tri dau bao tu luôn là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Tuy nhiên, để liệu trình sử dụng thuoc tri dau bao tu đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần hiểu rõ được các hướng dẫn sử dụng của thuốc theo từng nhóm.

4.1. Thuoc tri dau bao tu – Thuốc trung hoà, giảm tiết acid 

4.1.1. Thuốc kháng acid (nhóm antacid) 

Thuốc chữ P - Thuoc tri dau bao tu có hiệu quả nhanh chóng

Thuốc chữ P – Thuoc tri dau bao tu có hiệu quả nhanh chóng

Thuốc kháng axit (antacid) là thuốc trung hòa axit dạ dày (nâng pH của acid dạ dày lên) giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi yếu tố gây hại, làm giảm và xoa dịu nhanh các triệu chứng của đau bao tử như ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu. 

Tác dụng, công dụng

  • Trung hòa acid dịch vị (nâng pH acid dịch vị lên), thời gian tác dụng ngắn. 
  • Giảm hoạt tính của pepsin
  • Tăng tiết Gastrin (cơ chế tăng tiết do hồi ứng) 
  • Tăng trương lực co thắt vùng dưới thực quản

Thuốc kháng acid được sử dụng trong các trường hợp

  • Đầy hơi, khó tiêu và một số triệu chứng khác của loét dạ dày – tá tràng 
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Phòng ngừa nguy cơ xuất huyết dạ dày ở người đang dùng corticoid hay NSAIDs
  • Phòng ngừa các căn bệnh dạ dày cho các đối tượng nguy cơ bị đau bao tử cao như: người thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), làm việc căng thẳng, stress kéo dài và thức khuya,…

Tác dụng không mong muốn

  • Dùng thuốc lâu ngày gây ra nhiễm kiềm chuyển hoá 
  • Giữ Na+ sẽ kéo theo giữ nước gây phù
  • Nếu thuốc có chứa Ca2+ sẽ gây tăng Ca2+ huyết
  • Sỏi thận
  • Tăng acid dịch vị làm cản trở hấp thu nhiều dược chất như digoxin, phenytoin, INH,… Làm mất hoạt tính một số thuốc bao tan trong ruột. 

Cách sử dụng thuốc

Dùng thuốc 1h trước hoặc 3h sau khi ăn và 1 lần trước khi đi ngủ hoặc có thể sử dụng thuốc khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng. 

Một số thuốc kháng acid thường hay gặp trên thị trường

Alka-Seltzer, Alternagel, Magnesia, Gelusil, Amphojel, Mylanta, Maalox, Pepto-Bismol, Rolaids,…

4.1.2. Thuoc tri dau bao tu – Thuốc ức chế bơm proton 

Thuốc Omeprazol - Thuốc ức chế bơm proton phổ biến nhất hiện nay

Thuốc Omeprazol – Thuốc ức chế bơm proton phổ biến nhất hiện nay

Thuốc ức chế bơm proton H+/K+/ATPase (hay còn gọi là PPI) là loại thuoc tri dau bao tu  có hiệu quả rất cao và được sử dụng rộng rãi nhất trên lâm sàng hiện nay. 

PPI có tác dụng ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm H+/K+/ATPase làm giảm khả năng tiết H+ của tế bào viền ở dạ dày. Đây là con đường cuối cùng trong quá trình tiết H+ nên ức chế con đường này sẽ đạt được tác dụng mạnh hơn so với những loại thuốc khác. 

Những trường hợp dưới đây sẽ sử dụng thuốc ức chế bơm proton để điều trị:

  • Điều trị cho những trường hợp người bệnh bị thực quản – dạ dày trào ngược
  • Phòng ngừa và điều trị tình trạng loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc NSAIDs
  • Loét dạ dày – tá tràng: loét có HP (+), loét do NSAIDs
  • Phòng ngừa dạ dày chảy máu gây ra bởi stress
  • Khó tiêu không do loét
  • Phối hợp với kháng sinh để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do HP
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Omeprazole liều cao (60-120mg/ngày)

Thuoc tri dau bao tu PPI dung nạp tốt và ít tác dụng không mong muốn, chủ yếu là tiêu chảy, nhức đầu, đau bụng. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hoá do pH dịch vị bị thay đổi. Tăng tiết gastrin hồi ứng. 

Cách sử dụng thuốc

Thuốc thường được dùng vào buổi sáng do buổi sáng  bơm proton hoạt động mạnh nhất, dùng thuốc lúc này sẽ ức chế bơm proton mạnh nhất và tác dụng của thuoc tri dau bao tu – PPI sẽ đạt hiệu quả cao nhất. 

Một số loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng hiện nay là Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,… 

4.1.3. Thuốc kháng histamin H2

thuoc-tri-dau-bao-tu-6

Thuốc Cimetidin

Tác dụng

Thuốc kháng histamin H2 có cấu trúc gần giống với histamin H2, đích tác dụng của thuốc là receptor H2 do đó nó cạnh tranh với histamin H2 và gây ra những tác dụng:

  • Ức chế bài tiết acid nền, bài tiết acid vào ban đêm, tác dụng không nhiều trên tăng tiết do thức ăn. 
  • Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu phụ thuộc vào liều sử dụng
  • Thuốc vừa làm giảm tiết nồng độ, vừa làm giảm tiết số lượng H+ dịch vị
  • Khả năng giảm tiết tăng dần theo thứ tự: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin

Chỉ định

  • Trào ngược dạ dày – thực quản 
  • Loét dạ dày tá tràng và loét dạ dày do NSAIDs 
  • Phòng chảy máu dạ dày do stress 
  • Hội chứng Zollinger – Ellison 

Tác dụng không mong muốn

  • 1-2% bệnh nhân dùng thuốc bị tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi
  • Cimetidin gây ra nhiều tác dụng phụ nhất (5%) và Nizatidin ít gây tác dụng phụ nhất
  • Cần thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú do các thuốc đều đi qua hàng rào nhau thai và sữa mẹ. 
  • Một số tác dụng phụ của Cimetidin là mê sảng; lú lẫn; vú to và bất lực ở nam giới; rối loạn kinh nguyệt và chảy sữa ở nữ giới; viêm gan ứ mật có hồi phục. 
  • Làm giảm hấp thu một số thuốc cần môi trường acid để hoà tan dược chất như: tetracyclin, ketoconazol, indomethacin,… 

Cách dùng thuốc

Nên uống thuốc trước khi đi ngủ do vào ban đêm là lúc histamin H2 tác dụng mạnh nhất, dùng thuốc lúc này để thuốc có hiệu quả cao nhất. 

Một số thuốc kháng histamin H2 được sử dụng phổ biến là: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,… 

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Đau Bao Tử Bằng 15 Cây Thuốc Sẵn Có Trong Tự Nhiên

4.2. Thuoc tri dau bao tu – Thuốc bảo vệ màng nhầy

4.2.1. Misoprostol

Misoprostol có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị, làm tăng khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng và làm liền nhanh vết loét dạ dày – tá tràng. 

Dùng chỉ định cho những trường hợp

  • Phòng ngừa dạ dày bị loét do tác dụng phụ tới từ việc dùng thuốc NSAIDs
  • Điều trị loét dạ dày, tá tràng. 
  • Trong chấm dứt thai kỳ để hỗ trợ mifepriston.

Một số người có chống chỉ định với misoprostol:

  • ỞBiện pháp tránh thai không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Không sử dụng thuốc cho những người đã biết quá mẫn với misoprostol hoặc với bất kỳ thành phần nào khác của sản phẩm, hoặc với các prostaglandin khác.

Một số tác dụng phụ không mong muốn mà bệnh nhân thường gặp phải là tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tăng co thắt tử cung, nhức đầu, choáng váng,… 

Liều dùng

Trong điều trị làm lành tình trạng loét tá tràng, loét dạ dày và loét dạ dày tá tràng do NSAID:

  • Mỗi ngày 800 microgam chia đều làm hai hoặc bốn lần, uống lúc bữa sáng và/hoặc vào mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
  • Nên thực hiện điều trị ban đầu trong ít nhất 4 tuần ngay cả khi giảm triệu chứng sớm hơn. Hầu hết những vết loét sẽ lành sau 4 tuần nhưng có thể tiếp tục điều trị đến 8 tuần nếu cần thiết.
  • Nếu có tình trạng tái phát vết loét xảy ra, có thể đưa ra các liệu trình điều trị tiếp theo.

Trong phòng ngừa loét dạ dày tá tràng do NSAID

2 lần / ngày, 3 lần / ngày hoặc 4 lần / ngày; mỗi lần sử dụng 200 microgam

4.2.2. Sucralfat 

Sucralfat là một loại thuoc tri dau bao tu được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa và điều trị một số bệnh ở đường tiêu hóa. Nó là một chất bảo vệ các tế bào trong đường tiêu hóa khỏi bị tổn thương do các tác nhân như axit dạ dày, muối mật, rượu, và axit acetylsalicylic (aspirin), cùng các chất khác nhờ khả năng tạo phức hợp cùng với protein trong dịch dạ dày để tạo nên một lớp nhầy nhân tạo. 

Chỉ định của sucralfat 

  • Sucralfat được sử dụng để điều trị loét tá tràng (trong tối đa 8 tuần) . Dạng viên nén có thể được sử dụng với liều lượng thấp hơn cho các vết loét tá tràng đã lành, với mục đích duy trì sự lành vết thương và ngăn ngừa tái phát. 
  • Sucralfate cũng được sử dụng trong việc phòng ngừa và  điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD), viêm dạ dày, bệnh loét dạ dày tá tràng, loét do căng thẳng. 

Chống chỉ định

Ở những người đã biết quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc. 

Tác dụng không mong muốn mà người sử dụng thường gặp là táo bón, ít gặp hơn có thể ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, ngứa,… 

Liều dùng

  • Loét tá tràng: sử dụng 2 g/lần và 2 lần/ngày, nên sử dụng vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Loét dạ dày lành tính: người lớn 1 g/lần và 4 lần/ngày. Sử dụng đến khi lành hẳn, thường sẽ là 6-8 tuần. 
  • Phòng tái phát loét tá tràng: 1 g/lần và 2 lần/ngày. Không được sử dụng thuốc kéo dài quá 6 tháng. 
  • Ðiều trị trào ngược dạ dày – thực quản: 1 g/lần và 4 lần/ngày. Nên uống một giờ trước ăn và khi đi ngủ.

4.2.3. Các muối của Bismuth 

Bismuth subsalicylate là một chất kháng axit, nó thể hiện đặc tính kháng khuẩn và bảo vệ dạ dày, bismuth subsalicylate là một muối không hòa tan của axit salicylic kết hợp với các bismuth cation hóa trị ba.

Bismuth subsalicylate là thuoc tri dau bao tu không kê đơn, lần đầu tiên được FDA chấp thuận vào năm 1939 và hiện nay chủ yếu được sử dụng để giảm buồn nôn, tiêu chảy và khó chịu đường tiêu hóa. 

Chỉ định của bismuth subsalicylate

  • Bismuth subsalicylate được chỉ định để làm giảm tạm thời tiêu chảy, tiêu chảy của khách du lịch và đau bụng do thức ăn và đồ uống, làm giảm các triệu chứng ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi, ợ hơi. 
  • Bismuth subsalicylate là một thành phần của Liệu pháp HELIDAC (bismuth subsalicylate, metronidazole và tetracycline ), đây là một phác đồ điều trị được chỉ định để tiệt trừ H. pylori để điều trị bệnh nhân nhiễm H. pylori và bệnh loét tá tràng.

Không sử dụng thuốc cho những người đã biết quá mẫn với thuốc, những người có tổn thương gan và suy thận nặng và phụ nữ có thai, cho con bú. 

Tác dụng phụ thường gặp

  • Tiêu chảy nặng và mất nhiều nước 
  • Đau đầu, choáng váng, ù tai
  • Buồn nôn,nôn, đau vùng thượng vị
  • Nước tiểu đậm màu
  • Phân màu đất sét
  • Vàng da hoặc da xanh xao

Liều dùng đối với người lớn

  • Trong điều trị khó tiêu: sử dụng  liều 524 mg, uống sau 30–60 phút, không dùng quá 8 liều/ngày
  • Trong nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: sử dụng liều 524 mg, uống 4 lần/ngày.
  • Đối với tiêu chảy du lịch: sử dụng liều 524 mg khi cần thiết, không quá 8 liều/ngày
  • Đối với tiêu chảy: sử dụng liều 524 mg khi cần thiết, không quá 8 liều/ngày.

 4.3. Thuoc tri dau bao tu – Thuốc kháng sinh

thuoc-tri-dau-bao-tu

Thuốc kháng sinh – thuốc tiêu diệt vi khuẩn H. pylori

Nói đến thuoc tri dau bao tu thì không thể không nhắc đến kháng sinh do vi khuẩn H. pylori là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bao tử.

Tuy vậy, không phải kháng sinh nào cũng có thể tiêu diệt được vi khuẩn này mà chỉ có một số nhóm được chỉ định để điều trị. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm cho người bệnh.

Vậy dưới đây là những thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori mà bạn đọc nên biết

4.3.1. Amoxicillin

Đây là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam với tác dụng diệt khuẩn theo cơ chế ức chế sinh tổng hợp lớp peptidoglycan của vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn sinh ra không có vách và dễ dàng bị tiêu diệt. 

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng không mong muốn hay gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngoài ra ít gặp một số trường hợp xuất hiện triệu chứng ban đỏ, mày đay, hội chứng Stevens – Johnson. 

Liều sử dụng của amoxicillin

Amoxicillin thường được sử dụng với các thuốc khác trong điều trị vi khuẩn HP như amoxicillin 1 g/lần với 2 lần/ngày + Clarithromycin 500 mg/lần với 2 lần/ngày + Omeprazol 1 viên/lần với 2 lần/ngày. 

4.3.2. Clarithromycin 

Clarithromycin là kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, đây là kháng sinh bán tổng hợp. Cơ chế tác dụng của kháng sinh này là nó  tác dụng lên tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn, gây ức chế sinh tổng hợp protein từ đó làm ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn hay gặp khi sử dụng Clarithromycin là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu,… 

Liều dùng

Thường dùng với liều 500 mg/lần, ngày 2 lần và kết hợp với các loại thuốc khác như: bismuth subsalicylate, amoxicillin, kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton

4.3.3. Levofloxacin

Levofloxacin là kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm kháng sinh quinolon. Cơ chế tác dụng của nó là ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và  topoisomerase IV, đây là những enzym cần thiết của vi khuẩn để vi khuẩn nhân lên. 

Tác dụng không mong muốn

Bbuồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu, đau bụng, hoa mắt,… 

Liều dùng

Levofloxacin 500mg x 2 viên/ngày kháng sinh này thường đi kém với thuốc ức chế bơm proton 2 lần/ngày và Amoxicillin 2 lần/ngày. 

>>>> Tham khảo thêm: Điều Trị Hp Như Thế Nào Trong Thời Đại Gia Tăng Kháng Kháng Sinh

5. Những lưu ý khi sử dụng thuoc tri dau bao tu và một số thói quen tốt bao tử tại nhà

Những lưu ý khi sử dụng thuoc tri dau bao tu mà người dùng nên biết:

  • Không được tự ý mua thuốc chữa bệnh khi chưa rõ nguyên nhân
  • Thuốc của người khác, không được tự ý sử dụng
  • Cần sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng lượng. 
  • Bảo quản thuốc đúng cách. 

Một số thói quen tốt tại nhà để bảo vệ bao tử:

  • Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh cho sức khỏe, tránh ăn đồ ăn cay nóng
  • Không nên để bụng quá no hoặc quá đói mà nên chia thành nhiều bữa trong ngày
  • Không dùng các chất gây hại cho bao tử như rượu, bia, thuốc lá,… 
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. 

Vậy là qua bài viết trên, bạn đọc cũng phần nào giải đáp được thắc mắc của mình về căn bệnh đau bao tử, tìm hiểu sâu được những thuoc tri dau bao tu từ đó có thể luyện tập những thói quen tốt để bảo vệ bao tử của mình. 

Để được tìm hiểu kĩ hơn về các thuoc tri dau bao tu và cách sử dụng thuốc hợp lý nhất, hãy liên hệ với HOTLINE 18006091 của chúng tôi để được những chuyên gia Scurma Fizzy đưa ra những lời khuyên tốt nhất dành do bạn. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091