Top 8 Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Và An Toàn

Top 8 Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Và An Toàn

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý mà rất nhiều người đang gặp phải. Thuốc trị đau dạ dày là một trong những lựa chọn hàng đầu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy sẽ đem đến cho bạn một số gợi ý về thuốc trị đau dạ dày an toàn.

1, Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là gì?

 

Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới), đau dạ dày là một vấn đề bệnh lý có tỷ lệ mắc đứng thứ nhất trong số các loại bệnh đường tiêu hóa được báo cáo. Bệnh có tỷ lệ mắc cao trên cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ tái phát lặp đi lặp lại dai dẳng.

Hệ tiêu hóa là bộ phận dài nhất cơ thể, được tính từ khoang miệng đến đoạn cuối hậu môn. Đảm nhiệm rất nhiều chức năng và nhiệm vụ từ chữa đựng thức ăn, nghiền, phân phải, hấp thu, đến thải trừ chất cặn bã. Dạ dày là phần phình to của đoạn đầu ống tiêu hóa, là nơi tiếp nhận thức ăn từ thực quản xuống, có vai trò chứa đựng, tiếp tục nghiền nhỏ và phân giải một phần thức ăn ban đầu. Khi gặp bệnh lý, dạ dày sẽ không đảm nhận được chức năng vốn có của nó, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của người bệnh.

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là tình trạng bệnh lý đau tại vùng dạ dày, thượng vị hay hạ sườn trái. Phản ánh tình trạng tổn thương, viêm, loét ngay tại vị trí dạ dày. Điểm đặc trưng cho bệnh lý đau dạ dày là tình trạng xuất hiện các cơn đau liên tục hay ngắt quãng ở dạ dày, kèm theo tình trạng chán ăn, ợ chua, ợ hơi, nôn, buồn nôn,… thậm trí năng hơn có thể là nôn ra máu có lẫn thức ăn hay đi ngoài phân đen.

1.1 Cơ chế của đau dạ dày

Dạ dày được cấu thành bởi 5 lớp cơ theo thứ tự từ sâu đến nông là lớp thanh mạc, lớp phúc mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc, tương ứng với nó là lớp cơ chéo, cơ vòng và lớp cơ dọc ở sâu nhất. 

Tại dạ dày, có sự bài tiết sinh lý của HCl; pepsin của tế bào viền và một số loại enzyme giúp phân giải thức ăn xơ bộ. Bình thường, dạ dày đực bảo vệ bởi hệ thống base HCO3, sự nguyên vẹn của biểu mô, vai trò của tuần hoàn tưới máu nuôi dưỡng dạ dày, lớp chất nhầy bảo vệ (lớp chất nhầy rất dày và bao phủ toàn bộ toàn bộ niêm mạc dạ dày) ngăn cản sự tác động của acid và các yếu tố tiêu hóa khác đến lớp niêm mạc dạ dày. Hai yếu tố này luôn cân bằng với nhau, ngăn cản sự tiêu hóa chính nó bởi acid.

Khi một trong hai yếu tố thay đổi (yếu tố tấn công tăng lên hoặc yếu tố bảo vệ giảm đi) do một tác động bất thường từ bên ngoài hoặc gặp rối loạn bệnh lý nào đó sẽ gây ra tình trạng bệnh lý tại dạ dày và điển hình là triệu chứng đau dạ dày. Khi bất thường xảy ra, yếu tố tấn công như HCl, pepsin sẽ tăng cường hoạt động, phá vỡ tầng bảo vệ, “tiêu hóa” chính nó, kết quả là gây phá hủy tai các vị trí trên dạ dày và gây đau tại chỗ.

1.2 Nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và các yếu nguy cơ khác nhau. 

– Các nguyên nhân thường gặp là

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Tại các nước phát triển tỷ lệ đau dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn chiếm khoảng 25-40%. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển với khoảng 40-76%. HP còn là vi khuẩn nguy cơ cao gây viêm loét dạ dày trên người, được báo cáo trên 95% nguoid loét tá tràng và 70-80% người loét dạ dày có vi khuẩn HP.

HP là một loại xoắn khuẩn Gram âm, sông ở lớp niêm mạc. Chúng gây phá vỡ lớp chất nhầy bảo vệ. Đồng thời sản sinh ra các men gây tổn thương chính các tế bào niêm mạc xung quanh. Chúng sống ở lớp niêm mạc dạ dày nên không hề chịu ảnh hưởng bởi tác động của HCl hay pepsin. HP gây phá vỡ tính nguyên vẹn của lớp chất nhầy tạo điều kiện cho yếu tố tấn công gây tổn thương và là nguyên nhân gây đau dạ dày. 

Vi khuẩn HP rất nguy hiểm, tỷ lệ lây nhiễm cao do lây nhiễm qua đường tiêu hóa, có trong nước bọt và dụng cụ ăn uống hàng ngày.

  • Thuốc: một số thuốc gây tác dụng không mong muốn trên dạ dày như thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), corticoid, aspirin, kháng sinh,… làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Các thuốc làm giảm yếu tố bảo vệ (ức chế tổng hợp Prostaglandin), ngăn cản sự đổi mới của lớp biểu mô niêm mạc, tạo điều kiện cho yếu tố tấn công phá hủy niêm mạch dạ dày, hậu quả là gây đau dạ dày.
  • Yếu tố tinh thần: căng thẳng thần kinh kéo dài, stress tiêu cực,… mọi loại căng thẳng này đều dẫn đến co mạch và tăng sự bài tiết acid, gây đau dạ dày. Đặc biệt các cơn đau dạ dày sẽ tăng lên do căng thẳng quá mức, các cơn đau tại dạ dày lại kích thích vỏ não và vỏ não lại kích thích lại dạ dày theo cơ chế phản hồi.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đau dạ dày và loét dạ dày. Cơ chế gây đau dạ dày có thể là do thuốc lá kích thích dây thần kinh X tại dạ dày, gây giảm bài tiết bicarbonat, ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin. Acid và pepsin tấn công niêm mạch dạ dày dễ dàng hơn và gây đau dạ dày.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ gây đau dạ dày. Các thói quen như ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa, ăn khuya, nhai không kỹ, ăn các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chiên rán,…Hay các thói quen như uống rượu bia, café. Tất cả đều là các tác nhân kích thích độc hại đối với dạ dày và cơ thể. 
  • Yếu tố bệnh lý: rối loạn quá trình bài tiết Gastrin và sản xuất quá mức acid dạ dày gặp trong hội chứng Zollinger-Ellison. Hay các bệnh lý tuyến giáp, khi có rối loạn làm giảm bài tiết hormon tuyến giáp sẽ gây ra các thay đổi trên đường tiêu hóa và làm xuất hiện cơn đau dạ dày.

>>>Xem thêm: Bệnh đau dạ dày là gì?

2 . Tại sao phải sử dụng thuốc trị đau dạ dày?

Đau dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh với triệu chứng điển hình là đau vùng thượng vị. Các triệu chứng khác còn có thể kể đến như:

Triệu chứng điển hình:

  •  Đau vùng thượng vị âm ỉ đến dữ dội hoặc cảm giác bỏng rát, đau quặn từng cơn, co cứng vùng thượng vị, bệnh nhân phải co gập người lại để bớt đau, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Các cơn đau có tính chất chu kỳ, đau tăng lên khi đói, ăn vào bớt đau hơn.
  • Các triệu chứng kèm theo như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn.
  •  Đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân lúc rắn lúc lỏng (biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật).

Nếu tính trạng đau dạ dày với các biểu hiện như trên không được điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến các biến chứng tại dạ dày vô cùng nguy hiểm như 

  • Viêm trợt, loét dạ dày- tá tràng.
  • Xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng nhận biết như bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen, khát nước nhiều, vã mồ hôi, khó chịu, mệt muốn ngất.
  • Hẹp môn vị với biểu hiện nôn nhiều, đau bụng, suy nhược.
  • Thủng dạ dày hay tá tràng.
  • Ung thư dạ dày: 90% tình trạng loét dạ dày bờ cong nhỏ tiến triển thành ung thư dạ dày.

Đau dạ dày là triệu chứng đầu tiên báo hiệu về những vấn đề tại dạ dày. Nếu triệu chứng kéo dài từ ngày qua tháng khác, không được điều trị hợp lý sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Trong trường hợp này, thuốc trị đau dạ dày là giải pháp hàng đầu trong điều trị các cơn đau dạ dày, giúp hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong. Đây cũng chính là lý do bạn cần sử dụng thuốc trị đau dạ dày kịp thời, hợp lý.

3.  Các nhóm thuốc trị đau dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày được chia thành các nhóm sau:

– Thuốc làm giảm yếu tố tấn công:

  • Thuốc ức chế bơm proton: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: nhom hydroxide, maggie hydroxide,…
  • Thuốc diệt HP: metronidazole, tinidazol, amoxicillin,…

– Thuốc làm tăng cường yếu tố bảo vệ:

  • Thuốc bao niêm mạc, băng bó ổ loét
  • Thuốc kích thích sự bài tiết chất ngày hoặc các phương pháp kích thích tạo niêm mạc bằng laser.

3.1 Thuốc ức chế bơm proton

Các thuốc thường dùng là: Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, Esomeprazol,..

Thuốc trị đau dạ dày bằng cách là làm giảm bài tiết acid dạ dày do thuốc gắn vào bơm proton trên tế bào thành dạ dày, ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm này. Thuốc có tác dụng ức chế sự bài tiết acid mạnh do bất kì nguyên nhân nào. Tuy nhiên không sự ức chế này không gây ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị và sự bài tiết pepsin. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng ợ chua, ợ hơi, giúp làm tăng độ pH của dạ dày, tạo điều kiện cho sự tái tạo biểu mô và lành sẹo tổn thương, Tỷ lệ liền sẹo đạt 95% sau 8 tuần điều trị.

3.2 Thuốc diệt HP

Kháng sinh là thuốc được sử dụng chủ yếu trong tiếu diệt xoắn khuẩn này. Nếu xác định được sự có mặt của vi khuẩn HP thì phải dùng ngay kháng sinh để điều trị. Vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Các kháng sinh thường được sử dụng trong diệt trừ HP là Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin, … Phác đồ điều trị HP sẽ là sự kết hợp của hai kháng sinh và một thuốc trị đau dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton là chủ yếu. Với kiểu phác đồ này, có thể diệt trừ được HP trong 90% các trường hợp.

3.3 Thuốc trung hòa acid dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày theo cơ chế trung hòa thường sử dụng là Nhôm hydroxid, Magnesi hydroxid. Bản chất là các base, khi gặp acid trong dạ dày sẽ xảy ra phản ứng trung hòa, giúp nâng pH dạ dày, tạo điều kiện cho sự tái tạo biểu mô, hạn chế sự phá hủy đến lớp niêm mạc dạ dày của acid, giúp giảm cơn đau dạ dày. Đây là thuốc trị đau dạ dày rất hiệu quả, tác dụng nhanh, giảm đau tức thời do thuốc tác dụng tại chỗ.

3.4 Thuốc trị đau dạ dày theo cơ chế bao niêm mạc và băng bó ổ loét

Thường sử dụng là Misoprostol, Sucralfat, Rebamipid,…trong đó, điển hình là sucralfat được dùng phổ biến trên thị trường. Đây là một dạng phức hợp của nhôm, khi tiếp xúc trực tiếp với acid dạ dày sẽ chuyển thành dạng gel, nhầy, dính gắn chặt lên ổ loét. Cản trở sự tiếp xúc của yếu tố tấn công đến lớp niêm mạc, tạo tác dụng giảm đau. Thuốc trị đau dạ dày nhanh chóng do tác dụng trực tiếp tại niêm mạc dạ dày sau khi uống, hạn chế được thời gian hấp thu và tác dụng của các thuốc thông thường.

3.5 Các thuốc trị đau dạ dày khác

Ngoài các thuốc điều trị nguyên nhân và làm giảm sự mất cân bằng sinh học tại dạ dày, làm giảm đau dạ dày còn có thể sử dụng các thuốc khác kết hợp để điều trị các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đau như

  • Thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến dạ dày như paracetamol. Thuốc có tác dụng giảm đau ngoại vi, giúp giảm đau dạ dày. Tuy nhiên thuốc không tác dụng vào nguyên nhân nên chỉ có tác dụng tạm thời. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị triệu chứng với các thuốc trị đau dạ dày khác.
  • Thuốc điều trị đầy hơi, ợ hơi có chứa thành phần hoạt chất là simethicon.
  • Thuốc chống nôn, giảm cảm giác buồn nôn như Pepto- Bismol.

>>>Xem thêm: Top 15 cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả

4. Top 8 thuốc trị đau dạ dày an toàn và hiệu quả

Top 8 thuốc trị đau dạ dày an toàn

Top 8 thuốc trị đau dạ dày an toàn

4.1 Thuốc tân dược.

4.1.1 Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc dạ dày chữ P là thuốc trị đau dạ dày với thành phần chính là Aluminum phosphate. Thuốc trị đau dạ dày theo cơ chế bao phủ ổ loét, làm giảm acid dịch vị dư thừa (10%). Thuốc là dạng gel keo nhầy, có tác động giảm đau dạ dày do tạo thành một lớp màng bảo vệ bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày (90%). Thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng, điều trị cảm giác nóng rát, khó tiêu, trào ngược dạ dày- thực quản.

Liều dùng và cách dùng:

Người lớn uống 1-2 gói/ lần, ngày 2-3 lần.

Trẻ em >6 tháng: uống ½ gói hay 2 muỗng cafe sau ăn.

Trẻ em < 6 tháng tuổi uống ¼ gói hay 1 muỗng cafe sau ăn

Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống nên có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước đun sôi để nguội. Thời điểm uống thuốc là sau ăn 1-2 giờ hoặc khi xuất hiện cơn đau dạ dày hay trước khi đi ngủ.

Phản ứng phụ có thể gặp trong quá trình dùng thuốc là rối loạn tiêu hóa, táo bón.

Lưu ý: Thành phần của thuốc dạ dày chữ P có chứa Al3+ nên khi dùng kéo dài có thể gây táo bón đặc biệt là trên các bệnh nhân liệt giường, bệnh nhân cao tuổi bị đau dạ dày. Cần uống nhiều nước và áp dụng các biện pháp giảm táo bón tại nhà.

4.1.2 Thuốc dạ dày Gaviscon 

Thuốc trị đau dạ dày Gaviscon

Thuốc trị đau dạ dày Gaviscon

Thuốc trị đau dạ dày với thành phần chính là Natri alginate, Natri bicacbonat và calci cacbonat. Thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày do vừa có tác dụng trung hòa acid dạ dày vừa có tác dụng bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.

Natri alginate khi gặp acid dạ dày sẽ tạo thành lớp gel alginic, bao bọc lên toàn bộ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự tiếp xúc của acid dạ dày. Đồng thời, lớp gel kết hợp với ion Ca2+ tạo liên kết chéo  giúp tăng cường sự bền vững của lớp gel.

Natri bicacbonat và calci cacbonat là các kháng acid, có tác dụng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày.

Thuốc có tác dụng điều trị giảm đau dạ dày hiệu quả. Gaviscon được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày- thực quản, điều trị đau dạ dày, giúp giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu.

Liều dùng và cách dùng:

– Người lớn: 1-2 gói/lần hoặc 2-4 viên/ lần, mỗi ngày 4 lần/ngày.

– Trẻ em 6-12 tuổi: uống 1-2 muỗng đầy 5ml x 4 lần/ngày.

– Trẻ em < 6 tuổi: không sử dụng cho đối tượng này.

Thuốc nên được uống sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu là thuốc dạng hỗn dịch thì nhớ lắc đều trước khi uống. Nếu là dạng viên nén thì nhai kĩ viên nén thuốc trước khi uống.

Tác dụng không mong muốn thường gặp là phản ứng quá mẫn, dị ứng như mề đay, ngứa hay các triệu chứng co thắt phế quản, phản ứng phản vệ.

4.1.3 Thuốc Omeprazole

Thuốc trị đau dạ dày Omeprazole

Thuốc trị đau dạ dày Omeprazole

Thuốc trị đau dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton, tăng độ pH của dạ dày, hạn chế sự tác động của yếu tố tấn công. Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison. Omeprazol được sử dụng kết hợp với các thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị, hồi phục dạ dày.

Liều dùng và cách dùng: 

– Trong điều trị loét dạ dày- tá tràng: uống 1 viên/ngày trong thời gian là 2-4 tuần với loét tá tràng và từ 4-8 tuần với loét dạ dày.

– Hội chứng Zollinger-Ellison: uống liều 3 viên/ngày.

– Viêm thực quản: uống 1 viên/ngày trong thời gian liên tiếp 4 tuần.

Thuốc Omeprazol nên được uống vào trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.

Tác dụng không mong muốn thường gặp là đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi. Tuy nhiên các phản ứng thường nhẹ, không thường xuyên và có thể chấp nhận được.

4.1.4 Thuốc Kit- Sto

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày Kit-Sto

Kit- Sto là thuốc trị đau dạ dày trong trường hợp có sự hiện diện của vi khuẩn HP. Là sản phẩm kết hợp của hai kháng sinh là Tinidazol hàm lượng 500mg và Clarithromycin 250mg với một thuốc ức chế bơm proton PPi là Lansoprazole 30mg

Việc kết hợp các nhiều thuốc trong một sản phẩm giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, tránh hiện tượng quên, quên uống thuốc, đặc biệt trên các đối tượng người cao tuổi hay quên uống thuốc. Đồng thời, sự kết hợp đã được qua nghiên cứu cho thấy hiệu quả vượt trội hơn.

Liều dùng và cách dùng: uống 3 viên/ lần, mỗi ngày dùng 2 lần với liều dùng chi tiết:

– 1 viên Lansoprazol uống trước bữa ăn 30-60 phút.

– 1 viên Tinidazol và 1 viên Clarithromycin uống sau bữa ăn

Uống đều đặn 2 lần trong ngày, vào bữa sáng và tối. Thời gian liên tiếp trong vòng 7 ngày.

4.1.5 Thuốc Nexium

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày Nexium

Nexium là thuốc trị đau dạ dày hiệu quả với thành phần chính là Esomeprazol magie.

 Có tác dụng làm giảm bài tiết acid dạ dày, tăng độ pH, tạo điều kiện cho sự tái tạo lớp biểu mô niêm mạc, giảm đau và các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi. Ngoài chữa đau dạ dày, còn được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày- thực quản, hội chứng Zollinger- Ellison, loét dạ dày do thuốc.

Liều dùng và cách dùng:

Uống mỗi ngày 1 viên sau bữa ăn.  Thời gian dùng thuốc liên tiếp trong 2 tuần.

4.1.6 Thuốc Maalox

Thuốc trị đau dạ dày Maalox

Thuốc trị đau dạ dày Maalox

Thuốc trị đau dạ dày với thành phần là các base hữu cơ là Nhôm Hydroxid hàm lượng 0,4g và Magie hydroxyd hàm lượng 0,4g. Thuốc có tác dụng giảm đau dạ dày do tác động trung hòa acid dạ dày, giúp giảm độ acid, giảm tác động của yếu tố tấn công với niêm mạc dạ dày.

Liều dùng và cách dùng:

Uống 1-2 viên/ lần, mỗi ngày dùng 6 lần. Thuốc nên được uống sau khi ăn hoặc khi xuất hiện cơn đau dạ dày. Sử dụng liều nhiều nhất là 12 viên/ ngày. 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, nên nhai viên thuốc trước khi uống để thuốc tác dụng nhanh do thuốc tác dụng trực tiếp tại dạ dày, viên nhai viên thuốc giúp rút ngắn thời gian hòa tan viên thuốc tại dạ dày.

4.2. Thuốc từ dược liệu

4.2.1 Thuốc dạ dày Nhất Nhất

Thuốc trị đau dạ dày Nhất Nhất

Thuốc trị đau dạ dày Nhất Nhất

Thuốc trị đau dạ dày có nguồn gốc từ dược liệu 100% tự nhiên đảm bảo an toàn và lành tính. Thuốc dạ dày Nhất Nhất là sản phẩm của Công ty TNHH dược phẩm Nhất Nhất, tại Việt Nam. Sản phẩm tương đối an toàn và lành tính với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như Cam thảo, Can khương, Hượng phụ, Mộc hương, Khương hoàng và Trần bì.

Thuốc dạ dày Nhất Nhất được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng, điều trị rối loạn tiêu hóa, và các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, đau dạ dày.

Liều dùng và cách dùng: uống 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Thuốc nên được uống nguyên với nước đun sôi để nguội, uống vào lúc đói.

4.2.3 Thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Thuốc trị đau dạ dày Cao Bình Vị

Thuốc trị đau dạ dày Cao Bình Vị

Cao bình vị là thuốc trị đau dạ dày xuất xứ tại Việt Nam, là sản phẩm nghiên cứu đột phá của nền y học cổ truyền. Thuốc thuộc nhóm thuốc nguồn gốc thảo dược và động, với các thành phần 100% từ dược liệu. Các thành phần chính của Cao Bình Vị gồm Nhấn trần, Hoàng bá, Chỉ thiên, Bạch mao căn, Cối xay, Kim ngan hoa. Thuốc tương đối an toàn và lành tính đối với người sử dụng. Cao Bình Vị được sử dụng trong điều trị các triệu chứng trào ngược, ợ chua, ợ nóng, giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày- tá tràng. Điều trị dứt điểm các triệu chứng đau dạ dày cấp tính hoặc mạn tính, thúc đẩy tái tạo niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa biến chứng và tái tái phát bệnh.

Liều dùng và cách dùng: Thuốc bào chế dưới dạng cao đặc.

Cách dùng: Lấy  1 thìa cafe cao đặc hòa tan trong một cốc nước ấm, khuấy cho cao tan đều trong nước. Dùng 3 cốc mỗi ngày.  Uống sau các bữa ăn 15 -30 phút.

Dùng liên tục kéo dài 7-10 ngày hoặc theo chỉ dẫn cụ thể của thầy thuốc.

>>>Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày An Toàn Và Hiệu Quả Tại Nhà

5. Biện pháp điều trị đau dạ dày không dùng thuốc

– Kiểm soát cơn đau dạ dày nhanh chóng tại nhà:

    • Chườm nóng tại vị trị đau, bằng nước ấm ở 50-60 độ C hoặc bằng khăn ấm. 30 phút lại thay nước ấm một lần, tiến hành lặp lại cho đến khi đỡ đau.
  • Giảm đau dạ dày bằng cách chườm ấm

    Giảm đau dạ dày bằng cách chườm ấm

  • Tắm nước ấm.
  • Massage, xoa xung quanh vùng dạ dày theo chiều kim đồng hồ, giúp giảm đau, giảm chướng bụng, dễ chịu hơn.   
  • Giảm đau dạ dày bằng cách massage

    Giảm đau dạ dày bằng cách massage

     – Chế độ sinh hoạt, ăn uống:

    • Hạn chế ăn đồ ăn, đồ uống, thực phẩm lạnh. Do lạnh sẽ gây kích thích dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày trầm trọng hơn.
    • Nghỉ ngơi sau khi ăn ít nhất là 30 phút, không hoạt động mạnh hay tập thể dục sau khi ăn no.
    • Uống trà ấm, đồ uống ấm khoảng 30 độ C. Không nên uống đồ quá nóng.
    • Massage, xoa vùng dạ dày trước khi đi ngủ. Xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh vùng rốn, kích thích dạ dày hoạt động tốt.
    • Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia, cafe,…Do các chất này gây kích thích dạ dày, làm tăng nặng tình trạng bệnh.
    • Chế độ ăn cho người đau dạ dày: nên lựa chọn các loại thực phẩm như cháo, cơm, bánh quy, bánh mì, …
    • Hạn chế các chế phẩm từ đậu nành và một số loại rau củ quả có tính acid.

Trong bài viết này, chuyên gia Scurma Fizzy đã chia sẻ đến bạn 8 thuốc trị đau dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay và một số thông tin cơ bản về bệnh đau dạ dày.  Qua các thông tin này, hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn đực cho mình những sản phẩm phù hợp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần biết thêm thông tin về thuốc, đừng ngần ngại mà hãy gọi đến HOTLINE 18006091 để được các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm của Scurma Fizzy tư vấn chi tiết.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091