Top 5 Thuốc Giảm Co Thắt Dạ Dày

Top 5 Thuốc Giảm Co Thắt Dạ Dày

Co thắt dạ dày là triệu chứng mà rất nhiều người từng gặp phải, điển hình với cơn đau bụng quằn quại hành hạ người bệnh khốn đốn. Lúc này, không thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường khi chính nhóm thuốc này có tác động gia tăng bệnh lý dạ dày. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê cho thuốc giảm co thắt dạ dày. Vậy thuốc giảm co thắt dạ dày là gì, cơ chế trị bệnh và các biệt dược thông dụng trên thị trường là những vấn đề sẽ được Scurma Fizzy giải đáp trong bài viết này.

1. Đặc điểm của thuốc giảm co thắt dạ dày

1.1. Thế nào là co thắt dạ dày

Đầu tiên, ta cần biết được đích đến điều trị của loại thuốc này là chứng co thắt dạ dày, hay còn có thể gọi với cái tên “cơn chuột rút dạ dày”. Co thắt dạ dày được biểu hiện bởi cơn đau rút đột ngột ở vị trí thượng vị khá giống với tình trạng chuột rút cơ bắp. Cơn đau thường diễn ra ngắn tầm vài phút, nhưng cũng có khi tính bằng giờ. Trong lúc đó, người bệnh ngoài cảm giác đau bụng còn có thể xuất hiện những triệu chứng tiêu hóa đi kèm như chướng bụng, buồn nôn và nôn, ợ hơi, tiêu chảy.

Nguyên lý của cơn co thắt dạ dày là sự co của các cơ bụng quá mức bình thường gây cảm giác đau. Dưới đây là một số nguyên nhân cần được điều trị bằng thuốc giảm co thắt dạ dày:

Quá đói

Khi đói, cơ thể sẽ truyền ra những tín hiệu để báo rằng bản thân cần nạp năng lượng. Một trong số các tín hiệu rất điển hình là cơn co bóp đói của dạ dày rỗng. Lúc bình thường, triệu chứng này ít biểu hiện, rõ ràng nhận thấy nhất là trường hợp cảm giác được dạ dày sôi. Nhưng nếu cứ để như vậy, cơn co bóp tăng dần, kết hợp với acid dịch vị tiếp tục tiết ra nhưng không được sử dụng để tiêu hóa thức ăn, sẽ quay ra tấn công niêm mạc dạ dày sẽ dẫn tới co thắt bao tử.

Thần kinh căng thẳng kéo dài

“Làm việc căng thẳng gây đau dạ dày” là kiến thức chắc không còn xa lạ với mọi người. Stress ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ, kích thích tăng tiết HCl dịch vị quá mức bình thường. Người gặp stress do làm việc cũng thường có chế độ sinh hoạt không khoa học, nên dễ xảy ra co thắt dạ dày bởi acid tấn công niêm mạc dạ dày.

Stress gây co thắt dạ dày

Một trong các nguyên nhân là stress, căng thẳng

Vận động thể chất quá mạnh

Đây là hiện tượng khá bình thường ở cơ thể. Tương tự với chuột rút cơ, việc hoạt động quá mạnh đột ngột có thể khiến các cơ vùng bụng căng cứng, ảnh hưởng gián tiếp đến thành dạ dày hình thành hiện tượng chuột rút dạ dày.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên nhân nổi bật khi nhắc đến co thắt dạ dày. Những tổn thương do viêm loét niêm mạc dạ dày gây nên tạo thành cơn co thắt dạ dày điển hình. Bệnh lý viêm loét dạ dày hình thành bởi vô số tác nhân, có thể kể đến nhiễm khuẩn HP, do sử dụng các thực phẩm/đồ uống bất lợi cho tiêu hóa, do chế độ sinh hoạt phản khoa học,…

Do kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Vào đầu giai đoạn này, những cơn đau sinh lý diễn ra dồn dập. Tùy thuộc vào từng người, mức độ đau sẽ diễn ra khác nhau. Trường hợp cơn đau diễn ra quá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng, đặc biệt đến dạ dày gây co thắt (may mắn là việc này không diễn ra phổ biến).

>>>Xem thêm: Dạ dày co thắt : +9 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Thuốc Chống Co Thắt Dạ Dày Tốt Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

1.2. Thuốc giảm co thắt dạ dày

Thuốc giảm co thắt dạ dày (hay thuốc chống co thắt dạ dày) có tác dụng lên các cơ vùng bụng, làm giảm sự co cứng và nhận được kết quả cuối cùng là giảm đau, giảm co thắt dạ dày. Các thuốc trị triệu chứng này không đặc trị nguyên nhân, vậy nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra.

Thuốc giảm co thắt dạ dày được chia làm hai loại: Nhóm thuốc có tính giãn cơ và nhóm có tính hướng cơ.

Nói rõ ra, nhóm thuốc có tính giãn cơ sẽ tác động vào hệ thần kinh phó giao cảm điều khiển hoạt động của cơ; trong khi thuốc thuộc loại hướng cơ sẽ chủ yếu ức chế sự phosphoryl hóa – năng lượng cần thiết cho việc co cơ.

Phân loại thuốc giảm co thắt dạ dày

Phân loại nhóm thuốc theo mục tiêu tác động

Cần nói thêm, thuốc giảm co thắt dạ dày không chỉ có đích tác dụng trên dạ dày mà còn có thể tác động lên toàn bộ hệ tiêu hóa hay xa hơn là hoạt động các cơ. Phổ biến hơn cả là tác dụng chống co thắt đại tràng được biết đến nhiều hơn. Vậy nên, các thuốc sắp giới thiệu sau đây có thể được kê cho nhiều cá nhân mắc nhiều chứng bệnh đường tiêu hóa cùng một lúc. 

2. Giảm co thắt dạ dày bằng thuốc gì

Theo phần giới thiệu tổng quan, bài viết này sẽ đề cập đến một số thuốc giảm co thắt dạ dày được phân chia theo tác dụng. Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc trong điều trị triệu chứng co thắt vùng thượng vị cần có sự theo dõi của bác sĩ, nên khi xuất hiện co thắt điều đầu tiên người bệnh cần làm là theo dõi tình trạng và tìm đến tư vấn chuyên môn nếu cần, chứ không phải đi mua thuốc bừa bãi.

2.1. Nhóm thuốc giảm co thắt có tính giãn cơ

Các thuốc trong nhóm này sẽ tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm, cụ thể là hệ cholinergic. Cụ thể hơn, đây là nhóm thuốc kháng cholinergic, chống lại hoạt động của acetylcholin. Từ đó làm giãn cơ trơn – cơ chế chính trong co thắt bao tử.

2.1.1. Atropin

Thuốc điển hình về tác dụng kháng cholinergic. Atropin rất được ưa chuộng trong các trường hợp chống buồn nôn và nôn (giả dụ khi bị say tàu xe), giảm nhu động dạ dày – ruột (chống tiêu chảy), và tất nhiên, giảm đau do co thắt dạ dày. Thường được bào chế ở dạng Atropin sulfat dùng để tiêm, nhỏ mắt, viên uống.

Atropin có nhiều dạng bào chế

Atropin có nhiều dạng bào chế

Chỉ định của Atropin

  • Giảm đau trong viêm loét dạ dày – tá tràng: Ức chế nhu động dạ dày => Thuốc giảm co thắt dạ dày, giảm đau cho bệnh nhân. Thường kết hợp với các thuốc trị nguyên nhân.
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa: điều hòa nhu động ruột, chống tiêu chảy cấp / mạn tính, hội chứng ruột kích thích.
  • Giảm đau trong các cơn đau quặn vùng ổ bụng: đau thận, đau do co thắt đường mật.
  • Giảm cơn co thắt phế quản: điều trị hen (hiện giờ ít dùng).
  • Giãn đồng tử: Sử dụng khi khám nhãn khoa.
  • Giải độc với các trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc nấm muscarinic.
  • Hồi sức cấp cứu khi giảm nhịp tim.

Một thông tin thú vị là các thuốc thuộc nhóm kháng Cholinergic (bao gồm Atropin) ngày trước từng được sử dụng cho người bệnh Parkinson, nhưng hiện tại đã không còn được áp dụng chỉ định này khi tác dụng của nó không tối ưu bằng Dopamin và các dẫn xuất.

Có nhiều tác dụng cũng đi kèm với các tác dụng phụ. Sau đây là các triệu chứng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Tác dụng không mong muốn

  • Vùng mắt: Giảm tiết dịch gây khô mắt; Giãn đồng tử làm giảm thị lực khi nhìn gần. Nặng hơn là liệt cơ mi khiến người bệnh sợ ánh sáng.
  • Vùng miệng: Giảm tiết nước bọt gây khô miệng, đi kèm đó là khó khăn trong việc nuốt thức ăn, việc phát âm. Triệu chứng kéo dài tiến triển thành hôi miệng.
  • Hô hấp: giảm dịch tiết ở phế quản.
  • Có thể gây sốt
  • Liều cao kích thích thần kinh gây triệu chứng run rẩy, lâu dần chuyển sang ức chế giao cảm => Người bệnh bị ảo giác, nặng thì hôn mê.
  • Ban đầu thuốc làm tim đập chậm thoáng chốc, sau đó tim đập nhanh, gây hiện tượng đánh trống ngực hoặc loạn nhịp.

Các trường hợp chống chỉ định

  • Phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến bí tiểu
  • Bệnh Glocom đóng góc hoặc góc hẹp
  • Liệt ruột, hẹp môn vị
  • Nhịp tim nhanh
  • Trẻ em nóng, sốt

Tuy xếp Atropin vào nhóm thuốc giảm co thắt dạ dày, nhưng thuốc này lại không được sử dụng nhiều trong tình huống đau quặn dạ dày. Thuốc mang lại những tác dụng phụ mà cả người kê đơn và người sử dụng cần cẩn trọng.

2.1.2. Nhóm Hyoscine

Sản phẩm tiêu biểu là Hyoscine Butylbromide được lưu hành dưới tên biệt dược Buscopan. Cùng có tác dụng kháng cholinergic, hiệu quả của nhóm thuốc này có phần tương đồng với Atropin. Nhóm thuốc này tối ưu hơn Atropin khi tác động lên não ít hơn Atropin và tác dụng phụ trên tim mạch thuyên giảm nên thường được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống thường ngày, trong đó tác dụng cắt cơn co thắt. Nhóm thuốc giảm co thắt dạ dày này cho hiệu quả rõ rệt trên đường tiêu hóa.

Viên nén Buscopan

Viên nén Buscopan

Chỉ định của Hyoscine Butylbromide

  • Làm giãn nở đồng tử: Khám mắt
  • Người bị tăng nhu động ruột: Dùng được cho cả trẻ em bị tiêu chảy, mắc hội chứng ruột kích thích. Liều dùng theo khuyến nghị của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Giảm cảm giác chóng mặt buồn nôn: Thuốc say tàu xe
  • Cải thiện co thắt => Dùng khi bị co cứng cơ, đau bởi viêm dạ dày / ruột thừa, đau quặn thận,…
  • Giảm tiết dịch đường hô hấp ở người già
  • Chứng co thắt bàng quang

Các đường đưa thuốc của Hyoscine Butylbromide rất đa dạng. Có dạng thuốc nhỏ mắt dùng trong nhãn khoa; đường uống gây tác dụng giảm nhu động dạ dày – ruột; đường tiêm bắp giảm co thắt tại chỗ; tiêm tĩnh mạch kích thích tăng nhịp tim; bơm trực tràng, tiết niệu điều trị bệnh hay phục vụ mục đích khám. Hyoscine Butylbromide đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa vào danh sách các loại thuốc thiết yếu trong hệ thống y tế với tính hiệu quả, an toàn, sử dụng trong nhiều trường hợp.

Khi sử dụng thuốc Tây nói chung và các thuốc kháng Cholinergic nói riêng luôn tồn tại tác dụng phụ song song với tác dụng chữa bệnh. Sau đây là các triệu chứng cần lưu ý khi dùng thuốc giảm co thắt dạ dày Hyoscine Butylbromide.

Tác dụng không mong muốn

  • Dị ứng với các thành phần của thuốc: Mức độ nhẹ xuất hiện phát ban dưới da hoặc niêm mạc, ngứa hay nóng ran tại nơi dùng thuốc. Nghiêm trọng là gây co thắt đường thở dẫn đến khó thở, sốc => Phải lập tức dừng thuốc.
  • Giảm tiết dịch => Khô miệng
  • Trướng bụng gặp phải ở trẻ em điều trị các hội chứng tiêu hóa do giảm nhu động đường ruột gây khó tiêu.
  • Sau nhỏ thuốc mắt sẽ khiến người dùng nhìn gần mờ, nhạy cảm hơn với ánh sáng (đỏ mắt, sưng mí mắt).
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng như loạn nhịp tim, gặp ảo giác,… do tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm hiếm khi xuất hiện.

>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Và Cần Làm Gì Để Giảm Cơn Đau Dạ Dày

Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày

2.2. Thuốc giảm co thắt có tính hướng cơ

Nếu nhóm thuốc giảm co thắt dạ dày có tính giãn cơ tác động lên hệ thần kinh thực vật và gây ra nhiều ảnh hưởng trên các cơ cơ quan khác nhau, thì nhóm chống co thắt hướng cơ gây tác dụng dược lý chủ yếu trên cơ. Các thuốc thuộc nhóm này tỏ ra khá lành tính, tuy vậy chúng vẫn là thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có chỉ định.

2.2.1. Papaverine

Thuốc giảm co thắt dạ dày Papaverine

Thuốc giảm co thắt dạ dày Papaverine

Papaverine thuộc nhóm thuốc hướng cơ, tức là tác động trực tiếp lên các mô cơ. Nhóm thuốc này ức chế trực tiếp quá trình phosphoryl hóa cung cấp năng lượng cho hoạt động co cơ, còn có phần ngăn cản kích thích co cơ do serotonin, acetylcholin, bradykinin tạo ra.

Papaverine là thuốc nổi tiếng với khả năng giảm các cơn đau do co thắt, đặc biệt là cơn đau trong các bệnh lý viêm đường tiêu hóa và cơn đau tử cung ở phụ nữ. Ngoài khả năng thư giãn các cơ vùng ổ bụng, Papaverine còn có thể tác động lên hệ tuần hoàn, dùng trong các trường hợp đau thắt ngực, chống thắt mạch máu não. Trên đường hô hấp, thuốc giúp giãn phế quản, cắt cơn hen nên cũng được sử dụng cho bệnh nhân hen phế quản.

Tác dụng phụ khi sử dụng

  • Rối loạn tiêu hóa: Trái với nhóm thuốc giãn cơ có khả năng điều trị chứng tăng nhu động dạ dày – ruột, thuốc thuộc nhóm hướng cơ này lại gây bất lợi cho đường tiêu hóa nhiều hơn. Người dùng thuốc có thể gặp phải táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn.
  • Gây mẫn gan: Thuốc gia tăng gánh nặng cho gan, sử dụng dài ngày / liều lượng cao dễ mắc viêm gan.
  • Triệu chứng khi quá liều: nhức đầu, ngủ gà gật
  • Sử dụng đường tiêm tĩnh mạch nhanh dễ gặp phải loạn nhịp tim, hạ huyết áp bởi tác dụng giãn mạch. Có nguy cơ ngừng thở (giãn phế quản quá mức) gây tử vong.

2.2.2. Nospa

Thuốc hướng cơ Nospa

Thuốc hướng cơ Nospa

Tiếp tục là một thuốc giảm co thắt dạ dày không kháng cholinergic. Thành phần gây tác dụng dược lý chính của thuốc là Drotaverine Chlorhydrate. Thuốc có 2 liều chính là 40mg và 80mg, bào chế dưới dạng viên nén hoặc qua đường tiêm.

Chỉ định của thuốc

  • Chống co thắt trong các trường hợp chuột rút dạ dày, đau đớn do viêm dạ dày – ruột.
  • Co thắt đường mật gây đau quặn, các cơn đau do tắc mật (sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật).
  • Hội chứng ruột kích thích: Điều hòa cơn co thắt đại tràng.
  • Đau quặn thận: Giảm nhẹ các triệu chứng đau do bệnh lý ở thận và đường tiết niệu ví dụ như viêm nhiễm đường sinh dục – tiết niệu, viêm bể thận, viêm bàng quang, xuất hiện sỏi thận, sỏi bàng quang.
  • Với phụ nữ, Nospa được biết đến khá rộng rãi bởi khả năng cải thiện chứng đau bụng kinh, hiện tượng co cứng tử cung đe dọa sảy thai.

Tác dụng không mong muốn

  • Buồn nôn
  • Chóng mắt
  • Hạ huyết áp mức độ nhẹ trong tiêm tĩnh mạch nhanh

Các tác dụng phụ của thuốc thường không nghiêm trọng và hiếm khi xảy ra. Do đó, thuốc được sử dụng phổ biến và có phần tràn lan trên thị trường. Cần nhấn mạnh rằng đây là thuốc kê đơn, không nên vì phản ứng phụ nhẹ mà chủ quan dùng bừa bãi.

2.2.3. Mebeverine

Viên nén Mebeverine 135mg

Viên nén Mebeverine 135mg

Cùng trong nhóm thuốc giảm co thắt dạ dày không kháng Cholinergic, tuy nhiên cơ chế tác dụng của Mebeverine có phần khác so với Papaverine. Cụ thể, dược tính của thuốc gây ra bởi khả năng ức chế ion Ca++ vào tế bào, từ đó tác động và ngăn chặn các phản ứng gây co cơ ở nội bào. Như vậy, thuốc tác dụng trên mức độ tế bào.

Chỉ định của thuốc

  • Thuốc phát huy tác dụng lớn nhất ở các cơ tiêu hóa, vậy nên thường được sử dụng khi bị co thắt tại dạ dày – ruột non – đại tràng. Đây là thuốc giảm co thắt dạ dày tiêu biểu.
  • Như các thuốc giãn cơ thường thấy, Mebeverine có khả năng cải thiện vấn đề ruột kích thích gây tiêu chảy, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa.

Bệnh nhân sử dụng Mebeverine có thể yên tâm bởi các tác dụng không mong muốn của loại thuốc này thường hiếm gặp và ít nguy hiểm tương tự như Nospa.

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt.
  • Các hiện tượng dị ứng cần cẩn trọng: Sốt, dấu hiệu dị ứng ở da và niêm mạc (mề đay, phát ban), giảm tiểu cầu,…

Người bệnh bị liệt ruột không được sử Mebeverine nói riêng cũng như các thuốc chống co thắt cơ nói chung. Khi bị quá mẫn nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.

>>>Xem thêm: Co thắt dạ dày: Phòng ngừa và điều trị co thắt dạ dày như thế nào?

Tác Dụng Của Nghệ Đen Với Dạ Dày Có Thật Sự Tốt Không

Vậy là bài viết đã điểm mặt 5 thành viên nổi bật nhất trong nhóm thuốc giảm co thắt dạ dày với các chỉ định chính và tác dụng phụ của thuốc. Còn nhiều biệt dược khác trên thị trường thuốc phong phú hiện tại mà bài viết chưa đề cập, nhưng mong rằng bài viết cung cấp đến kiến thức y khoa hữu ích cho người đọc. Thuốc chống co thắt dạ dày được liệt vào danh sách kê đơn, cần chỉ định và theo dõi của người có chuyên môn. Người bệnh khi gặp các cơn co thắt nghiêm trọng nên đến các cơ sở y tế thăm khám, chứ đừng tự tiện mua thuốc kẻo “rước họa vào thân”.

Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các triệu chứng liên quan đến dạ dày và đường tiêu hóa, cần tìm và tư vấn về thuốc giảm co thắt dạ dày hay những loại thuốc khác hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 18006091. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091