Top 7 Loại Hoa Quả Tốt Cho Dạ Dày Là Những Loại Nào
Hoa quả là một loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe. Nó chứa một lượng lớn vitamin, chất dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Tuy nhiên không phải loại hoa quả nào cũng tốt cho đường tiêu hóa. Vậy những loại hoa quả tốt cho dạ dày là gì? Và những lời khuyên của bác sĩ cho những người đau dạ dày khi lựa chọn hoa quả?
Các bạn hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp những thắc mắc trên nhé! Trước tiên, hãy cùng các bác sĩ tìm hiểu rõ hơn về giải phẫu và các chức năng của dạ dày.
1.Giải phẫu và chức năng về dạ dày
1.1. Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là phần phình ra to nhất của ống tiêu hoá của con người, nó được dùng để chứa đựng và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày thường có hình chữ J và được nối với thực quản ở phía trên qua tâm vị, nối với tá tràng ở phía dưới qua môn vị.
Theo thứ tự từ trên xuống dưới dạ dày gồm tâm vị,đáy vị, thân vị,và môn vị.
- Tâm vị có diện tích khoảng 5-6 cm2, là nơi nối với thực quản ở phía trên. Đây là vị trí để phân biệt giữa thực quản và dạ dày, nơi này không có cơ thắt hoặc van mà chỉ có 1 lớp niêm mạc.
- Đáy vị nằm ở bên trái của của tâm vị, phần phình to nhất của dạ dày và được ngăn cách với thực quản bằng khuyết tâm vị ( khuyết tâm vị là nơi chứa nhiều không khí và nhìn rõ nhất khi ta chụp X quang)
- Thân vị: Có diện tích lớn nhất của dạ dày, nơi này chứa nhiều axit và dịch vị như axit acid clohydric và pepsinogen. Các axit này có tác dụng hoạt hóa men tiêu hóa, kích thích dạ dày tiết ra dịch tụy, điều chỉnh sự đóng, mở môn vị. Các chất nhầy được dạ dày tiết ra có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các yếu tố gây hại.
- Môn vị là nơi thông với tá tràng ở phía dưới, nằm tại bên phải đốt sống thắt lưng một và thường gây ra các cơn co thắt môn vị phì đại ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh khoảng từ 30-35ml, người lớn sẽ lớn hơn khoảng 1,5 lít. Dạ dày có cấu tạo 4 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp thanh mạc và lớp cơ ( gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).
Nhận thấy rằng cấu tạo dạ dày khá phức tạp và liên kết với nhiều các bộ phận khác trong cơ thể con người. Vì có cấu trúc khá chặt chẽ và gắn kết với nhau nên dạ dày có khả năng co bóp rất mạnh.
1.2. Chức năng của dạ dày
Dạ dày có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể con người, là nơi tiếp nhận, dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể và vừa là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn.
- Chức năng chứa đựng thức ăn
Khi thức ăn chạm vào cơn thắt dạ dày – thực quản cùng với sự giãn của cơ thắt này, dạ dày phần gần cũng được dãn ra. Đây là sự giãn ra để tiếp nhận thức ăn từ phía trên xuống. Hai phản xạ diễn ra trong giai đoạn này.
Phản xạ gián tiếp được phát động từ thức ăn kích thích và các bộ phận như họng. Lúc này, xung động truyền về hành não và được truyền ra theo dây X đến ức chế các nơron vận động của hệ thần kinh ruột.
Bên cạnh đó, thức ăn cũng gây ra các phản xạ dây X giúp làm giảm sức trương lực của dạ dày phần gần. Nhờ có 2 phản xạ này, dạ dày phình ra phía ngoài để tiếp nhận và chứa đựng nhiều thức ăn từ bên trên truyền xuống.
- Co bóp và nhào trộn thức ăn
Đây là chức năng tiếp theo của dạ dày. Khi thức ăn có trong dạ dày, các sóng nhu động yếu bắt đầu từ phần giữa chuyển dọc theo thành dạ dày đến phia hang vị.
Đến hang vị thì sóng này mạnh dần lên và ấn sâu thức ăn về phía môn vị. Khi sóng đến môn vị thì cơn thắt môn vị co lại và đẩy thức ăn lại về phía trên dạ dày. Quá trình đẩy ngược lại có tác dụng trộn thức ăn với dịch vị đều hơn.
- Thức ăn ra khỏi dạ dày- sự đóng mở của môn vị
Thức ăn khi ra khỏi dạ dày đến tá tràng phụ thuốc nhiều vào cường độ co bóp của hang vị và sự đóng mở của môn vị. Nếu trương lực cơ thắt môn vị giảm tức môn vị mở, mỗi sóng co bóp hang vị có thể đẩy được vài mm vị trấp vào tá tràng.
Bên cạnh đó, khi trương lực cơ thắt môn vị giảm, môn vị mở một lỗ bé để nước đi qua, thức ăn có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại
2. Hoa quả tốt cho dạ dày là những loại trái cây nào?
Theo nghiên cứu của các nhà y học, một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý bệnh đau dạ dày là chế độ ăn không hợp lý, thiếu khoa học. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những loại hoa quả tốt cho dạ dày nhé!
Các loại quả tốt cho dạ dày
2.1. Hoa quả tốt cho dạ dày là thanh long
2.1.1. Giới thiệu về quả thanh long
Thanh long là một loại hoa quả có nguồn gốc từ các nước Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Ngày nay, chúng được trồng rộng rãi ở các nước trên thế giới đặc biệt ở Việt Nam. Chúng được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An,..
Ở Việt Nam, có 2 loại thanh long được trồng nhiều nhất là thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng. Không chỉ có màu sắc đẹp mà chúng được yêu thích vì rất tốt cho dạ dày đặc biệt là những người bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như dạ dày trào ngược, viêm loét dạ dày,…
2.1.2. Tác dụng của thanh long
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong một bài báo trên tạp chí Functional Foods in health and disease cho rằng ở thanh long chứa 1 lượng lớn oligosaccarit. Chất này có vai trò như một prebiotic – là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột.
Nó giúp làm tăng vi khuẩn đường ruột như lactobacilli và bifidobacteria giúp tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Sử dụng thanh long thường xuyên và đúng liều lượng giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Ngoài ra, trong thanh long chứa một lượng lớn chất xơ giúp dạ dày tiêu hóa thuận tiện. Đặc biệt đối với những người mắc những bệnh liên quan đến dạ dày sẽ được thuyên giảm vì thanh long làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra.
Thanh long giúp hấp thu nước tốt hơn làm cho phân mềm, không bị rắn cục, di chuyển trong ống tiêu hóa dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu.
Bên cạnh đó, thanh long chứa một lượng vitamin C, Magie, sắt, carotenoids,..giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, làn da căng bóng, sáng mịn, không còn những vết thâm, viêm nhiễm nữa,..
Các bác sĩ khuyên những phụ nữ trong thời kỳ thai sản nên bổ sung thêm thanh long. Vì trong loại hoa quả này, chứa một lượng lớn chất sắt làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu, ngăn ngừa thiếu máu. Các vitamin B trong thanh long giúp ngăn ngừa khả năng con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
2.1.3. Những điều lưu ý khi ăn thanh long
- Thời điểm thích hợp nhất để ăn thanh long là vào buổi sáng. Sau khi bạn uống một cốc nước nóng và thưởng thức loại hoa quả nhiều chất dinh dưỡng này.
- Nếu không muốn sử dụng thanh long trực tiếp, bạn có thể làm sinh tố thanh long, kem thanh long,..Các món ăn này rất phù hợp với những ngày thời tiết miền Bắc nóng nực.
- Nên rửa sạch thanh long trước khi ăn. Nhiều người cho rằng vỏ của thanh long rất dày nên ít có khả năng chứa thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật, .. Nhưng điều đó hoàn toàn sai nhé! Bạn nên rửa sạch thanh long bằng nước muối để an toàn hơn.
- Không nên ăn thanh long vào buổi tối. Đây là một loại trái cây chứa một lượng lớn calo, chất dinh dưỡng cho cơ thể nên khi tiêu thụ quá nhiều bạn có thể sẽ xuất hiện các hiện tượng tiêu chảy, rối loạn đường ruột, đau bung,..
- Không để thanh long quá lâu. Thời điểm thích hợp nhất là sau khi thu hoạch xong. Vì để lâu sẽ làm cho thanh long bị thối, bị hỏng,.. Nếu bạn chưa sử dụng ngày thì nên bỏ chúng vào trong tủ lạnh hoặc để ở những nơi khô ráo thoáng mát.
- Ăn chậm nhai kỹ khi ăn thanh long. Nhiều người thường nghĩ thanh long mềm, dễ nuốt nên họ sẽ chỉ nhai qua qua và nuốt luôn. Việc này thực sự không nên, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Theo các nhà khoa học, hạt thanh long chứa nhiều axit có lợi như omega-3 và omega-6. Các axit này giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, tăng cường sự dẻo dai cho thành mạch máu. Lớp vỏ của hạt khá khó phân hủy ngay cả khi chúng đã được tiêu hóa trong dạ dày. Chính vì vậy, những người có thói quen ăn nuốt chửng sẽ làm cho những chất dinh dưỡng này đi ra ngoài hết theo đường phân.
- Khi bị tiêu chảy nên hạn chế ăn thanh long vì chúng có tính lạnh. Nếu vẫn sử dụng thanh long sẽ khiến tiêu chảy nặng hơn, đau bụng, chân tay mệt mỏi,..
>>> Xem thêm: Đau Dạ Dày Nên Uống Nước Gì An Toàn Và Không Gây Hại Thêm
Đau Dạ Dày Ăn Gì Tốt Và Giảm Đau Hiệu Quả Nhất
2.2. Táo là một loại hoa quả tốt cho dạ dày
2.2.1. Giới thiệu về quả táo
Táo tây có nguồn gốc từ các nước xa xôi Trung Á. Ngày nay, chúng được trồng ở rất nhiều nơi đặc biệt là Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ,..
Hiện nay có khoảng 7500 giống táo và các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục lại tạo ra nhiều loại táo tốt cả về chất lượng và số lượng nhiều để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Táo thường được ăn sống nhưng chúng có thể được dùng để nấu các món ăn, nước uống.
2.2.2. Tác dụng của táo – hoa quả tốt cho dạ dày
Người dân nước Anh có câu như sau: “ mỗi ngày ăn một trái táo, cả đời không cần bác sĩ”. Qua câu nói trên, các bạn cũng thấy được vai trò rất quan trọng của táo trong việc chữa trị bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong táo chứa một lượng lớn chất xơ rất tốt cho những người bị trào ngược dạ dày vì chúng có tác dụng làm giảm lượng axit sinh ra quá nhiều trong dạ dày.
Ngoài ra, chất xơ sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn không bị các tình trạng khó tiêu, táo bón nữa.
Trong táo chứa một lượng lớn pectin. Đây là chất có khả năng tăng cường hệ thống tiêu hóa giúp tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
Táo làm tăng sức đề kháng của cơ thể đặc biệt là cho những người có các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Làm giảm khả năng tấn công của vi khuẩn HP, ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
2.2.3: Một số lưu ý khi ăn táo
Một số người hỏi chúng tôi rằng: Những người đau dạ dày có nên ăn táo không? Câu trả lời là có. Nhưng không nên ăn quá vội vàng mà cần phải nhai kĩ sau đó rồi mời được nuốt.
Vì táo là một loại hoa quả khá cứng nếu như bạn không nhai kỹ sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Đặc biệt bạn không nên ăn chúng vào những lúc đói vì nó sẽ khiến cho bụng thêm cồn cào và có thể đau bụng.
Bên cạnh việc ăn sống táo bạn có thể chế biến thành những món ăn ngon và khác lạ hơn như: sữa chua táo, sinh tố táo, bánh táo kẹp kem,..để ăn vào các bữa phụ trong ngày.
Không nên ăn quá nhiều táo, mỗi tuần chỉ ăn khoảng 5 quả và ăn xen kẽ cùng với các loại hoa quả mùa đó. Thời điểm ăn táo tốt nhất trong ngày là thời gian giữa buổi sáng và buổi trưa hoặc giữa buổi trưa và buổi tối.
2.3. Quả bơ – loại hoa quả tốt cho dạ dày
2.3.1. Giới thiệu về quả bơ
Bơ có tên khoa học là Persea americana. Có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Mexico và ngày nay được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam chúng được trồng khá nhiều đặc biệt là các tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Dak Lak, Gia Lai,…
2.3.2. Công dụng của quả bơ
Bơ là một trái cây chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao và có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Chúng chứa khoảng 20 loại vitamin như vitamin K, vitamin C, E, các nhóm vitamin nhóm B,.. và vô vàn dưỡng chất. Bơ chứa một lượng chất nhỏ kẽm, đồng, sắt,.. ít chất béo và hầu như không chứa cholesterol.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong 0,1kg bơ chứa tới 14% lượng kali. Trong đó, lượng kali ở trong chuối chỉ khoảng 10%. Chất dinh dưỡng này sẽ cung cấp cho cơ thể độ xung điện, cân bằng điện giải, giảm áp lực máu giúp huyết áp luôn được ổn định và có một trái tim khỏe mạnh.
Theo nhiều nghiên cứu đã khẳng định lượng vitamin E có trong quả bơ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành ở tim lên tới 30-40%. Trong bơ có chứa chất béo không bão hòa như axit béo không no nhiều nối đôi PUFA, axit béo không bão hòa đơn MUFA giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu có trong máu, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Vitamin E kết hợp với các chất oxi hóa (lutein, zeaxanthin,..) giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, căng bóng, da không bị lão hoá sớm và bảo vệ da khỏi các tia cực tím. Vì vậy, các chị em phụ nữ rất thường xuyên sử dụng các sản phẩm chế biến từ bơ giúp da đẹp hơn.
Nói đến hoa quả tốt cho dạ dày tá tràng thì người ta không thể nào không nhắc tới quả bơ. Bơ chín mềm nên rất dễ ăn, kể cả người già hay trẻ nhỏ đều yêu thích loại hoa quả này.
Khi bạn kết hợp bơ cùng với sữa tươi hoặc sữa chua cũng giúp trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện đường tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu. Đặc biệt, trong bơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm như omega 3, carotenoid, vitamin,.. Điều này làm cho các vết loét nhanh lành, hạn chế chảy máu đường ruột.
2.3.3. Một số lưu ý khi ăn quả bơ
Bạn không nên chọn những quả bơ quá mềm vì có thể chúng đã bị nẫu. Bơ ngon là khi ta bóp nhẹ có cảm giác hơi mềm, cầm chắc tay.
Hoặc bạn có thể lắc nhẹ, khi nghe thấy tiếng ở bên trong thì nên chọn quả đó. Vì khi bơ chín, hạt của chúng sẽ tách rời khỏi phần thịt.
Trung bình trong một quả bơ chứa khoảng 20 gam chất béo, 200 calo và các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Cộng thêm khi bạn ăn cùng bơ với thứ khác sẽ cung cấp một lượng calo lớn hơn.
Chính vì vậy, bạn nên ăn vừa phải không nên ăn quá nhiều bơ trong một khoảng thời gian ngắn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn một ngày chỉ nên ăn khoảng nửa quả.
Những người bị nhạy cảm với latex ( mủ cao su) không nên ăn bơ. Vì bơ sẽ làm tăng khả năng sinh ra kháng thể Ig E trong huyết tương và gây ra dị ứng. Cơ thể bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: buồn nôn và nôn, chóng mặt, đau đầu, phát ban,..
2.4. Hoa quả tốt cho dạ dày là đu đủ?
Rất nhiều thắc mắc hoa quả tốt cho dạ dày là đu đủ? Liêu điều đó có phải là sự thật hay không? Các bạn hãy cùng Scurma Fizzy giải đáp thắc mắc trên nhé!
2.4.1. Giới thiệu về quả đu đủ
Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya, Cây ăn quả này có nguồn gốc ở các nước Trung và Nam Mỹ xa xôi. Hiện tại, đu đủ được trồng ở tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Philippin, Barazin, Việt Nam,.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, trong đu đủ chứa một lượng lớn các chất có lợi cho cơ thể như chất xơ, vitamin, protein,… Vì vậy , Tổ chức y tế thế giới đã xếp quả đu đủ vào top 5 những loại hoa quả tốt cho cơ thể.
2.4.2. Đu đủ là loại hoa quả tốt cho dạ dày?
Đu đủ chín là một loại hoa quả mềm nên nó rất tốt cho tiêu hóa đặc biệt là những người gặp những vấn đề về tiêu hóa. Trong đu đủ, hàm lượng chất xơ, cellulose và folate giúp tiêu hóa một cách dễ dàng hơn, tránh tình trạng khó tiêu, táo bón.
Hàm lượng vitamin K, A,C,E,.. có trong mỗi quả đu đủ sẽ bổ sung cho cơ thể sức đề kháng, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn đu đủ sẽ lành nhanh chóng các vết thương, vết loét ở dạ dày, tá tràng, làm hạn chế các vết loét lan rộng và tiến triển hơn.
Thành phần 2 enzyme ( enzyme chymopapain và enzyme papain) có trong quả đu đủ rất nhiều. Hai enzyme này khi đi vào trong ruột giúp tăng cường hệ tiêu hóa. Đặc biệt, 2 chất này có thể phân hủy cả được các protein khó tiêu ở trong dạ dày một cách dễ dàng, tránh tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
Các chất chống oxy hóa có trong đu đủ có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả, ngăn ngừa các vết loét sâu hơn, làm lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, ăn đu đủ chống khô mắt, khô da,.. vì chúng chứa beta caroten – 1 loại tiền chất của vitamin A. Ăn đu đủ thường xuyên giúp bổ sung máu và hồi phục gan cho những người bị sốt rét.
2.4.3. Những lưu ý khi ăn đu đủ
Theo các chuyên gia những người có dấu hiệu bệnh đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh. Vì trong đu đủ xanh lượng papain và nhựa rất nhiều, nếu họ vẫn ăn thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc ở dạ dày bị bào mòn, các vết loét sẽ rộng hơn, người đó sẽ xuất hiện nhiều hơn các dấu hiệu: đau bụng vùng thượng vị, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,..
Bạn nên mua đu đủ ở những nơi uy tín như các cửa hàng, siêu thị,.. để đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đu đủ sau khi ăn xong nhưng không hết bạn nên bọc bằng túi bọc thực phẩm và để vào trong tủ lạnh ngăn mát. Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến đu đủ thành những món ăn lạ hơn như sinh tố đu đủ, đu đủ nấu táo đỏ,..
Thời điểm ăn đu đủ phù hợp nhất là sau khi ăn 30 phút. Tuyệt đối không được ăn lúc đói. Ăn với liều lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều đu đủ trong một khoảng thời gian ngắn, nó có thể khiến bạn bị vàng da vì beta caroten. Khi lượng này đưa vào trong cơ thể giảm thì hiện tượng trên cũng sẽ hết.
Không nên ăn hạt đu đủ vì trong hạt chứa carpine. Số lượng lớn carpine sẽ khiến bạn bị rối loạn mạch đập và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
>>>Xem thêm: Bị Đau Dạ Dày Ăn Gì, Các Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày
2.5. Chuối- loại hoa quả tốt cho dạ dày
Tiếp theo câu hỏi hoa quả tốt cho dạ dày? Các bác sĩ của Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho các bạn quả chuối. Một loại hoa quả không chỉ tốt cho dạ dày mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
2.5.1. Giới thiệu về quả chuối
Chuối là loại trái cây được trồng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt ở các nước nhiệt đới Đông Nam Á hay Australia.
Chuối có rất nhiều loại khác nhau, nhiều màu sắc và số lượng ấy ngày càng tăng lên. Vì chuối đem lại nhiều chất dinh dưỡng, cải thiện tiêu hóa, tim mạch và rất phù hợp với những người đang trong chế độ giảm cân.
2.5.2. Hoa quả tốt cho dạ dày là quả chuối
Chuối cung cấp một lượng lớn vitamin và chất xơ. Theo nghiên cứu, một quả chuối chứa khoảng 3 gam chất xơ, gồm 2 loại chất xơ chính là pectin và kháng tinh bột.
Các loại chuối có kích thước dài sẽ có lượng chất xơ và kháng sinh bột nhiều hơn các loại ngắn. Chất pectin có trong chuối có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Chuối chưa chín chứa chứa một lượng lớn kháng sinh bột. Chất này sau khi được đưa vào trong cơ thể không được tiêu hóa luôn. Tại ruột già, vi khuẩn lên men tinh bột tạo ra butyrate. Đây là một loại acid béo chuỗi ngắn có tác dụng có lợi cho đường ruột.
Bên cạnh đó, chuối còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và dạ dày trào ngược. Lý do được đưa ra là do chuối sau khi được tiêu hóa kích thích dạ dày tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tái tạo vết viêm loét.
Chuối chứa một lượng lớn vitamin và các chất khoáng như kali, vitamin B6 và vitamin C. Kali giúp cho huyết áp ổn định, không tăng quá cao và cũng không quá thấp, bù lại năng lương cho những người phải lao động nặng mất nhiều sức hay những vận động viên chơi tennis vào những giờ giải lao, họ nạp thêm năng lượng bằng cách ăn thêm chuối.
2.5.3. Những lưu ý khi ăn chuối
Chuối có rất nhiều lợi ích như vậy thì tạo sao mỗi ngày chúng ta lại không ăn từ 1-2 quả. Nên bạn cũng không nên ăn quá nhiều vì chuối chứa tyramine, phenathylamine và axit amin.
Những chất này có khả năng làm giãn mạch máu và làm tăng lưu lượng máu lên não có thể khiến bạn đau đầu.
Đồng thời,lượng magie vào cơ thể nhiều có thể gây ra ngộ độc gây mệt mỏi, ốm yếu, tiêu chảy, đau bụng.
Nên ăn chuối sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1h, không nên ăn chuối lúc đói. Vì lượng magie tăng lên một cách đột ngột trong máu có thể sẽ khiến bạn bị ngộ độc gây nhịp tim bị rối loạn, vitamin C cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến dạ dày.
2.6. Hoa quả tốt cho dạ dày là quả dừa
Nhắc đến hoa quả tốt cho dạ dày thì không thể nào không nhắc đến quả dừa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều tác dụng như làm đẹp, mượt tóc, tăng cường hệ thống tim mạch, chống mất nước,.và rất nhiều công dụng khác.
Trước hết, hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về chúng nhé!
2.6.1. Giới thiệu chung về quả dừa
Dừa có tên khoa học là Cocos nucifera, một cây thuộc họ cau. Có 2 giống dừa chính gồm dừa cao và dừa dừa lùn. Hiện nay, người dân trồng dừa lùn phổ biến hơn vì chúng khá thấp dễ chăm sóc, thời gian chờ ra quả ngắn.
Cây dừa phát triển tốt ở những khu vực gần ao, hồ, .. những khu vực có nhiều nước. Cây dừa và quả dừa có rất nhiều công dụng
2.6.2. Dừa là loại hoa quả tốt cho dạ dày
Nước dừa được rất nhiều người yêu thích kể cả trẻ em hay người lớn tuổi vì nó rất dễ uống, vị ngọt vừa phải, thanh mát, có nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng uống được loại nước này? Vậy những người có bệnh lý liên quan đến dạ dày có uống được nước dừa hay không? Hãy cùng các bác sĩ giải đáp câu hỏi trên nhé!
Theo nghiên cứu, nước dừa có chứa một lượng lớn các chất có lợi cho cơ thể con người nói chung và dạ dày nói riêng. Vì vậy, những người xuất hiện những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày nên sử dụng nước dừa một cách thường xuyên.
Trong nước dừa rất giàu enzyme như peroxidase, dehydrogenase và catalase. Các chất này giúp kích thích sự trao đổi chất ở dạ dày. Đồng thời làm tăng khả năng tiết ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, trong dạ dày cũng chứa một lượng nhỏ axit lauric. Sau khi đi vào bên trong cơ thể, axit này sẽ được chuyển thành monolauric làm giảm vết loét, làm lành vết thương một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Axit này còn có tác dụng ức chế hoạt động các vi khuẩn có hại có trong ruột, hạn chế giun sán, kí sinh trùng tồn tại trong ruột.
Nước dừa cũng bổ sung một lượng lớn dưỡng chất như kali, canxi, photpho,.. giúp tăng cường sức đề kháng, hệ thống tiêu hóa được tăng cường.
Những người bị dạ dày trào ngược, các bệnh liên quan đến dạ dày nên uống nước dừa. Vì kiềm có trong dừa cao giúp trung hòa lượng axit dư có trong dạ dày, trào ngược axit lên trên thực quản, làm hạn chế tình trạng viêm loét xảy ra.
Trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ đừng lo lắng. Chỉ cần lấy nước dừa pha với muối và cho bé uống 2 cốc/ ngày sẽ thấy hiệu quả một cách rõ rệt.
2.6.3. Các cách chế biến nước dừa tốt cho dạ dày
- Uống nước dừa tươi
Quả dừa sau khi được chặt trên cây xuống nên được uống trực tiếp. Lúc này, nước dừa rất ngọt, mát, chia lượng nước thành 2 phần: 1 nửa buổi sáng, một nửa buổi chiều.
- Nước dừa kết hợp với trà xanh
Theo các chuyên gia, trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa EGCG, nhiều polyphenol có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chống viêm, giảm đau. Nếu như được kết hợp cùng với nước dừa thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Cách thực hiện: Lá chè xanh sau khi được rửa sạch, đem đi hãm với nước sôi. Sau đó, chắt lấy nước. Cho nước dừa tươi vào hãm cùng với nước trà, đợi một lúc và thưởng thức. Bạn nên chia nhỏ uống thành nhiều bữa, đặc biệt không được uống vào lúc đói.
- Nước dừa kết hợp nghệ vàng
Nghệ vàng chứa chất chống oxy hóa là curcumin. Chất này có tác dụng ức chế phản ứng viêm, vết loét được lành một cách nhanh chóng, cải thiện tình trạng đau dạ dày và trào ngược dạ dày. Điều đặc biệt, khi nghệ vàng kết hợp cùng với nước dừa sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Cách thực hiện: Nghệ vàng tươi đem rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước. Sau đó, cho nước cốt nghệ và nước dừa vào nấu chung với nhau, trộn đều để tránh cặn dính vào đáy nồi. Bạn nên chia nhỏ thành các bữa nhỏ và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
2.6.4. Những người bị bệnh đau dạ dày khi uống nước dừa khi nào?
Nên sử dụng nhiều nhất 2 quả/ ngày, thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng khi đói, trước và sau ăn 30 phút. Người bị đau dạ dày nên hạn chế uống nước dừa vào buổi tối vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
2.7. ỔI là loại hoa quả tốt cho dạ dày
2.7.1. Giới thiệu về cây ổi
Ổi có tên khoa học là Psidium guajava, là loại cây ăn quả lâu năm, có nguồn gốc từ brazil. Hiện nay, có rất nhiều loại ổi khác nhau như ổi mỡ, ổi đào, ổi găng, ổi đá,..và được trồng ở rất nhiều nơi, được rất nhiều người yêu thích vì vị ngọt và hương vị thơm ngon của nó.
2.7.2. Công dụng của quả ổi và lá ổi đối với đường tiêu hóa và dạ dày
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ăn ổi không chỉ giúp cải thiện hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa ổn định hơn. Nhờ vào một lượng lớn chất xơ làm ngăn cản sự hoạt động của vi khuẩn có hại, cải thiện chức năng đường ruột.
Tính kiềm có trong quả ổi giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày, hạn chế tình trạng tiết quá nhiều axit làm bào mòn niêm mạc dạ dày. Lượng vitamin dồi dào có trong ổi giúp chống oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nên ăn ổi vừa phải, không nên quá nhiều một ngày ăn tối đa 500g. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa, lượng chất xơ quá nhiều, bạn có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đau bụng,…
Không chỉ mỗi quả mà hầu như tất cả các bộ phận đều có thể dùng để chữa bệnh đặc biệt là lá ổi chữa bệnh đau dạ dày rất tốt. Theo nghiên cứu của các nhà y học, lá ổi có chứa tanin pyrogalic, axit maslinic,nhiều hoạt chất giúp chống viêm,…
Các chất này giúp sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Vì vậy, lá ổi thường được dùng để chữa những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày,..
2.7.3. Nước ép ổi có tốt cho dạ dày hay không?
Bên cạnh ăn sống trực tiếp ổi thì bạn có thể ép ổi lấy nước để uống. Vậy nhiều người thắc mắc liệu nước ép ổi có ảnh hưởng gì tới dạ dày hay không?
Thực ra, những người đau dạ dày nên uống nước ép ổi để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nước ép ổi sau khi loại bỏ hạt sẽ không ảnh hưởng đến dạ dày.
Nhưng lưu ý rằng, các bạn nên uống sau ăn 30 phút, không được uống lúc đói vì sẽ làm cho bụng thêm cồn cào.
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: 3 quả ổi tươi
Cách thực hiện:
- Ổi sau khi được mua từ chợ, siêu thị về đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn bám trên vỏ. Sau đó, đem rửa lại với nước sạch
- Cắt quả ổi thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và có thể tẩm ướt thêm một chút đường. Sau đó, ổi được đưa vào máy ép và ép lấy nước, bỏ bã. Bạn có thể bổ sung thêm đá để uống ngon hơn nhé!
2.7.4. Một số lưu ý khi ăn ổi
- Khi ăn ổi nên rửa sạch bằng nước muối và nước sạch. Nên ăn cả vỏ vì vitamin C có nhiều nhất trong vỏ.
- Ăn vừa đủ, không nên quá nhiều, ăn chậm nhai kỹ vì hạt ổi khá khó tiêu
- Trong ổi xanh có chứa một lượng lớn tanin có thể kiến bạn bị táo bón và đau dạ dày.
- Đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày tốt nhất nên uống nước ép ổi hoặc ổi đã được xay nhuyễn .
>>>Xem thêm: Đau Dạ Dày Ăn Ổi Được Không? 5 Loại Quả Tốt Cho Người Đau Dạ Dày
3. Lời khuyên cho những người đau dạ dày ăn hoa quả
Một chế độ ăn hoa quả đúng cách và hợp lý sẽ giúp những người đau dạ dày cải thiện bệnh một cách nhanh chóng. Các bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Muốn ăn hoa quả tốt cho dạ dày thì nên ăn sau bữa ăn 30 phút là hợp lý nhất, tránh ăn khi bụng đói vì loại hoa quả đó có thể sẽ kích thích tăng axit ở dạ dày gây đau. Các nhà khoa học tại Đài Loan cũng có kết quả như sau: nếu ăn cơm no rồi mà ăn hoa quả luôn sẽ khiến cho lượng đường trong hoa quả không kịp hấp thụ vào cơ thể, đường sẽ lên men trong dạ dày tạo ra axit có khả năng dẫn đến đầy bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Hoa quả tốt cho dạ dày thì phải chọn loại hoa quả tươi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuy hoa quả có rất nhiều chất dinh dưỡng như không được quá lạm dung chúng, không nên ăn quá nhiều trong một ngày. Biết kết hợp cùng với các loại hoa quả khác để trở lên đa dạng và ngon miệng hơn.
- Không ăn hoa quả thay cho bữa chính. Điều đó sẽ làm cho cơ thể thiếu chất, sức đề kháng bị suy giảm, dễ mắc bệnh hơn. Những người đau dạ dày nên ăn hoa quả đã được bổ nhỏ hoặc làm mềm hoặc ép lấy nước để tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
- Hoa quả nên để ở ngăn mát tủ lạnh để tươi và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh việc ăn các loại trái cây trên, những người đau dạ dày nên ăn thêm rau xanh, ngũ cốc.
- Uống nhiều để dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động một cách tốt hơn.
Khi biết được những loại hoa quả tốt cho dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
>>>Xem thêm: Vị Trí Đau Dạ Dày Ở Đâu, Nguyên Nhân Và Các Mẹo Phòng Tránh
Từ đó, người bệnh sẽ có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ giúp cho bệnh được cải thiện một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà Scurma Fizzy giới thiệu cho các bạn về những loại hoa quả tốt cho dạ dày. Hi vọng bạn sẽ thấy nó bổ ích và luôn luôn đồng hành cùng Scurma Fizzy nha!