Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Và Các Bệnh Lý Thường Gặp
Dạ dày là cơ quan quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, là nơi tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn nuôi cơ thể, việc quan tâm đến sức khỏe dạ dày là tất yếu. Bởi lẽ, các bệnh lý dạ dày hiện nay rất phổ biến và dễ mắc phải ở nhiều đối tượng, ngay cả ở dạ dày trẻ sơ sinh. Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh luôn là nỗi bận tâm lớn của các bậc cha mẹ. Việc trao đổi nguồn dinh dưỡng từ mẹ đến bé thông qua dây rốn chứ không qua vùng dạ dày, nên khi chào đời dạ dày bé vẫn còn non nớt, kích thước nhỏ và yếu. Do vậy việc cha mẹ tìm hiểu về vấn đề chăm sóc dạ dày trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng để bảo vệ con được khỏe mạnh và an toàn.
1. Tìm hiểu về dạ dày trẻ sơ sinh và dung tích chứa của dạ dày?
Dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với dạ dày người bình thường rất nhiều và sẽ lớn dần theo thời gian, do vậy việc để ý đến kích thước phát triển của dạ dày bé là rất quan trọng để điều chỉnh lượng sữa phù hợp với dung tích chứa của dạ dày. Cụ thể như sau:
1.1 Dạ dày trẻ sơ sinh thay đổi kích thước ra sao?
- Đối với trẻ sơ sinh 1 đến 2 ngày tuổi: dạ dày bé vô cùng non nớt, kích thước dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu, nhưng vẫn có độ giãn nở tốt. Lần bú đầu tiên dạ dày trẻ sơ sinh chỉ chứa được từ 5 đến 7ml mỗi lần bú, lượng sữa này là vừa đủ để trẻ có thể thể hấp thu được lượng sữa non tiết ra từ mẹ. Việc cho trẻ bú quá nhiều và vượt quá dung tích chứa dạ dày rất gây hại cho con, các mẹ nên để ý để tránh mắc phải sai lầm.
- Trẻ sơ sinh từ 3 đến 6 ngày tuổi: kích thước dạ dày đã phát triển như kích thước một quả nho, dung tích chứa của dạ dày đã tăng lên và có thể chứa được từ 30ml đến 60ml sữa mỗi lần bú.
- Trẻ sơ sinh được 1 tháng tuổi: Lúc này dạ dày của bé đã đạt kích thước một quả trứng gà, dung tích sữa chứa trong dạ dày nằm khoảng từ 80ml đến 150ml mỗi bữa.
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi: kích thước dạ dày trẻ lúc này phát triển ngang với một quả bưởi non, bằng ⅕ dạ dày của người lớn. Dung tích dạ dày của bé đã đạt được gần 250ml sữa mỗi lần bú.
Các mẹ thường có tâm lý sợ con đói mà cho bú lượng sữa nhiều, điều này là không nên vì lượng sữa vượt quá dung tích chứa của dạ dày trẻ sơ sinh có thể khiến bé bị đầy bụng, giãn dạ dày. Tốt hơn hết là cha mẹ nên cho con uống sữa khi có dấu hiệu quấy khóc, lúc đó bé đã đói và cần được cho bú. Cụ thể, trong tháng đầu, lượng sữa tiếp nhận của bé là:
Số tuổi trẻ sơ sinh | Lượng sữa mỗi lần bú |
1 ngày tuổi | 7 ml |
2 ngày tuổi | 14 ml |
3 ngày tuổi | 38 ml |
4 ngày tuổi | 58 ml |
1 tuần tuổi | 65 ml |
2 đến 3 tuần tuổi | 65 – 90 ml |
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của dạ dày trẻ sơ sinh ra sao?
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ mà dạ dày trẻ sơ sinh sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể là lượng sữa đưa vào dạ dày phải phù hợp với dung tích chứa tại thời điểm đó. Lời khuyên cho các mẹ hãy luôn dùng sữa mẹ để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng phát triển tốt nhất thay vì dùng sữa bột. Mặt khác, dạ dày của trẻ sơ sinh tuy rằng nhỏ hơn người lớn, nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại cao hơn gấp 5 lần. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi sẽ có nhu cầu ăn từ 8 đến 12 lần, cứ 2-3 tiếng cha mẹ sẽ cho bé ăn một lần.
- Trẻ trong độ tuổi ăn dặm sẽ được chia nhỏ bữa ăn thành 2 đến 3 bữa một ngày
>>>> Xem thêm về: Trẻ Sơ Sinh Bị Đây Hơi Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Trí
2. Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và những điều cần lưu ý?
Cha mẹ có biết, ngoài kích cỡ dạ dày bé tuy kích thước nhỏ và sẽ lớn theo từng ngày, dạ dày trẻ sơ sinh còn nằm ngang vì hệ tiêu hóa chưa phát triển, dạ dày không thể co lại và dịch acid trong dạ dày bé có thể phân hủy cả kim loại. Dưới đây là một số các vấn đề lưu ý về dạ dày nằm ngang của trẻ:
- Tư thế cho con bú: Dạ dày của bé vốn nằm ngang, lớp cơ thắt còn yếu, không căng như người lớn và chỉ chứa lượng sữa rất ít. Cha mẹ nên lưu ý tư thế cho trẻ bú để tránh sữa không trào ngược lên miệng bé gây nôn trớ (ọc sữa). Khi dạ dày bé đã ổn định, tư thế bế dọc sẽ làm giảm các triệu chứng trào ngược và nôn trớ.
- Hội chứng trào ngược ở dạ dày trẻ sơ sinh: Như đã nói, các van, lớp cơ thắt giữa dạ dày và thực quản của bé còn yếu và xốp. Tư thế cho trẻ bú không phù hợp khiến trẻ bị trào ngược sữa. Đồng thời, cơ chế đóng mở dạ dày còn yếu cũng là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược tại dạ dày bé.
- Dễ nôn trớ: Dạ dày bé yếu và nằm ngang, ở vị trí cao, các cơ co thắt chưa hoàn thiện, đồng thời trẻ sơ sinh hay được đặt nằm ngang khiến bé dễ bị trớ sữa, ọc sữa ra ngoài.
>>>> Đọc thêm về: Top 10+ Cách Trị Đầy Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh Đơn Giản, Hiệu Quả
3. Hiện tượng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh lý trào ngược tại dạ dày ở trẻ sơ sinh luôn là sự lo lắng của các cha mẹ, biểu hiện là các bé thường xuyên nôn trớ, chậm lớn và quấy khóc. Bệnh lý này xảy ra ở 60% số trẻ em những năm tháng đầu đời và sẽ chấm dứt sau khi bé đã được 12 đến 14 tháng tuổi khi trẻ đã ngồi ăn và ăn thức ăn đặc. Vì vậy việc tìm hiểu về trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về cách chăm lo sức khỏe cho con hơn.
3.1. Tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch vị dạ dày, không khí và muối mật trào ngược lên thực quản, xảy ra ở mọi đối tượng. Đối với trẻ sơ sinh khi mắc phải này sẽ gây ra nôn trớ sữa, ợ hơi trong hoặc sau khi bú khiến trẻ khó chịu, khóc và bỏ bú, nếu kéo dài sẽ gây suy dinh dưỡng và còi cọc. Tuy nhiên đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, diễn ra trong thời gian ngắn hay dài tùy từng trẻ, được phân loại thành:
- Trào ngược sinh lý: bé dưới 6 tháng tuổi có xuất hiện hiện tượng trớ sữa nhưng vẫn lên cân, không khóc lóc , không khò khè và tái phát lại cơn trào ngược, có khả năng bé chỉ gặp vấn đề trào ngược sinh lý.
- Trào ngược bệnh lý: bé sau 12 tháng vẫn xảy ra tình trạng trớ sữa, kém ăn chậm lớn, khò khè… có khả năng bé đã mắc vấn đề trào ngược bệnh lý.
>>> Xem thêm Biểu Hiện Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Bảo Vệ Dạ Dày Trẻ
3.2 Nguyên nhân và triệu chứng trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh?
Nguyên nhân chính dẫn đến việc trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh là do vòng cơ tại vị trí giữa dạ dày và thực quản (LES) chưa phát triển hoàn thiện. Thống kê cho thấy hiện tượng trào ngược diễn ra ở hơn 50% ở trẻ sơ sinh và hoàn toàn vô hại. Nhưng lại có 1% số trẻ gặp phải các biến chứng như chậm lớn, khó hít thở, viêm thực quản,….
Một số yếu tố khác có thể góp phần khiến trẻ bị trào ngược như: trẻ sinh non, đang trong giai đoạn chế độ ăn toàn chất lỏng và nằm nhiều. Nếu vấn đề trào ngược diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị, viêm thực quản hay không dung nạp được protein trong thực phẩm,…. Nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý, cụ thể như sau:
3.2.1 Nguyên nhân sinh lý
- Cơ quan tiêu hóa và cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa phát triển, dạ dày trẻ sơ sinh nằm gần ngực hơn so với người lớn do đó dung dịch trong dạ dày dễ bị trào ngược lên.
- Lượng thức ăn, sữa mỗi ngày: Thức ăn của trẻ em thể chất đa phần là ở dạng lỏng, mềm như cháo, sữa dễ lọt qua khe ở cơ vòng thực quản dạ dày. Mặt khác, việc uống sữa ngoài không phải sữa mẹ khiến việc tiêu hóa của trẻ diễn ra chậm hơn, thời gian lưu ở dạ dày lâu hơn
- Tư thế cho trẻ bú: Trẻ hay được cho bú vào ban đêm, nằm ngang, khiến sữa dễ bị ọc lên miệng.
3.2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Chứng trào ngược dạ dày cũng gặp ở một số trẻ mang bệnh lý bẩm sinh (thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi) như: sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim, bại não,…
3.2.3 Một số triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Nếu các cha mẹ nhận thấy các biểu hiện dưới đây nên cho trẻ đi thăm khám sớm nhất để các biến chứng nguy hiểm không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:
- Có dấu hiệu ói ọc sữa, trớ sữa qua đường mũi và miệng
- Trẻ biếng ăn chậm lớn, suy dinh dưỡng, hay khóc quấy về đêm, hay nôn.
- Triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, đau ngực có thể xảy ra ở trẻ lớn, trẻ cảm thấy miệng có vị chua đau bụng.
- Vấn đề trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh khiến trẻ mắc các vấn đề như ho, khó thở, viêm phổi, nguy hiểm là tím tái và ngừng thở.
3.3 Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản
Chế độ ăn của trẻ sơ sinh thường được chia thành nhiều cữ trong ngày. Lượng thức ăn lớn trong dạ dày và tư thế nằm ngang của trẻ cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Do vậy, không nên cho trẻ ăn quá no và thời gian các bữa ăn gần nhau, đặc biệt là ép bú khi trẻ quấy khóc, việc này tăng nguy cơ nôn trớ và trào ngược ở trẻ.
Ngược lại, cũng không nên bụng trẻ quá đói dẫn đến việc khi bú trẻ sẽ nuốt vội, dễ bị sặc sữa. Thời gian tối thiểu giữa hai bữa bú là 2 tiếng.
- Đối với trẻ dưới 4 đến 6 tháng tuổi :Trẻ nên được cho bú nhiều lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 2 tiếng. Khi bú nên chú ý tư thế đúng tránh để trẻ nuột không khí vào bụng, sau khi bú cho trẻ đứng thẳng tầm 20 phút. Ngoài ra, cần lựa chọn kích thước bình bú với tia sữa hợp lý cho trẻ bú bình.
- Đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm: Các bữa ăn vẫn nên được duy trì nhiều cữ trong ngày và cách nhau tầm 2 tiếng. Để bảo vệ dạ dày trẻ sơ sinh cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn quá đặc vì sẽ gây ra tình trạng táo bón và giảm hấp thu canxi từ sữa. Sau khi cho trẻ ăn xong không nên ôm hay quấn bé chặt tránh tình trạng thức ăn bị đè nén gây trào ngược, tư thế bế bé nâng phần đầu ít nhất 20 phút, có thể vỗ nhẹ tầm 1 phút giúp bé ợ đẩy không khí trong dạ dày ra.
>>>> Tham khảo thêm bài viết Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày và các cách điều trị như thế nào?
4. Hiện tượng nôn trớ thường gặp ở trẻ sơ sinh
4.1. Tại sao trẻ sơ sinh thường hay nôn trớ?
Tình trạng nôn trớ xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Do vậy, việc tìm hiểu về hiện tượng này cũng như các biện pháp để xử lý chăm sóc cho trẻ là rất cần thiết đối với các bậc cha mẹ. Vào những tháng đầu đời, dạ dày trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ gặp phải tình trạng nôn trớ. Sữa khi trẻ bú sẽ đi theo đường thực quản xuống dạ dày qua cơ vòng thực quản, nhóm cơ này sẽ mở cho sữa đi qua và đóng lại ngay sau đó, nhưng đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi chức năng của cơ thắt ẫn chưa hoàn thiện. Mặt khác, việc kích thước dạ dày của bé quá nhỏ nên thức ăn rất dễ trào ngược lại lên thực quản.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ như: trẻ bú quá no và để không khí lọt vào ổ bụng, trẻ nhạy cảm với thành phần thức ăn (lactose, protein,..) hoặc một số trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa.
>>> Xem thêm Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Chướng Bụng, 4 Điều Mẹ Cần Biết
4.2. Hướng dẫn chăm sóc nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Gợi ý cho các bậc cha mẹ về cách xử lý trong trường hợp trẻ bị nôn trớ như sau:
- Vệ sinh cho trẻ: vệ sinh chất nôn của trẻ đồng thời cung cấp lại lượng chất lỏng mà trẻ đã mất khi nôn. Giúp trẻ nghiêng đầu, dùng băng gạc lau miệng và mũi cho bé. Không nên bế xốc mạnh bé làm chất nôn đi vào khí quản khiến bé bị sặc, chỉ vỗ nhẹ giúp bé ổn định, bình tĩnh.
- Giúp bé bổ sung lượng chất lỏng sau nôn: Có thể uống ngụm nhỏ nước lọc, dung dịch oresol hoặc nước trái cây. Sau khoảng 3 giờ nếu không còn nôn trớ, trẻ có thể bú lại bình thường.
>>> Xem thêm Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Khắc Phục Như Thế Nào
5. Thảo dược thiên nhiên chữa bệnh liên quan đến dạ dày trẻ sơ sinh ra sao?
Cha mẹ có thể tham khảo một số thảo dược và thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cũng mang tác dụng hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày của bé như:
- Hoa cúc: hoa cúc có tính an thần, hỗ trợ giảm đau bụng và cải thiện vấn đề tiêu hóa. Pha ½ muỗng hoa cúc khô với nước nóng, để nguội rồi cho trẻ uống mỗi ngày sẽ hỗ trợ giảm chứng trào ngược dạ dày.
- Bạc hà cay: bạc hà có tính mát nên giúp dạ dày dịu nhiệt, giảm viêm, giảm triệu chứng trào ngược và hỗ trợ vấn đề tiêu hóa. Có thể dùng dầu bạc hà để massage bụng bé, các mẹ đang cho con bú cũng có thể uống trà bạc hà 2 đến 3 lần trong ngày.
- Giấm táo: pha giấm táo tươi cùng nước ấm cho trẻ uống sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng trào ngược ở dạ dày trẻ sơ sinh, hỗ trợ làm tăng miễn dịch của trẻ.
- Dầu dừa: trong dầu dừa chứa acid lauric giúp tăng cường hệ tiêu hóa ở trẻ, giảm viêm tại niêm mạc dạ dày thực quản. Có thể pha nửa muỗng dầu dừa cùng nước nóng cho trẻ uống hoặc pha vào thức ăn cho trẻ. Trộn dầu dừa và dầu gừng để massage bụng cho trẻ khi đau.
>>>> Đọc thêm ngay: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Quấy Khóc, 4 Điều Cần Biết
6. Khi nào nên đưa trẻ đi khám và lưu ý khi sử dụng thuốc?
Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau, nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay:
- Trẻ nôn trớ chuyển sang nôn ói thường xuyên, có lúc nôn ra máu.
- Có hiện tượng tiêu chảy
- Trẻ chậm lớn, biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc dễ sụt cân
- Cảm thấy mệt mỏi, sau khi bú nôn dữ dội
- Trẻ gặp các vấn đề ợ, ợ nóng, vị chua ở miệng, đau nóng vùng ngực và họng, khó nuốt.
Trong các trường hợp triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị dạ dày cho bé như:
- Thuốc Phosphalugel: thuốc dạ dày gói chữ P được tập đoàn y dược hàng đầu tại Pháp nghiên cứu với công dụng ngăn tiết dịch vị ở trẻ sơ sinh, giúp giảm triệu chứng ợ hơi ợ chua.
- Thuốc Yumangel: thuốc có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thành phần gồm almagate giúp kiềm acid dịch vị nhanh chóng, thuốc ở dạng lỏng phù hợp với trẻ.
- Thuốc Lansoprazole: thuốc dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton giúp giảm acid dịch vị, thuốc phù hợp với trẻ em ở dạng uống.
- Thuốc Gastropulgite: Thuốc có dạng bột giúp dịu cơn ợ chua và tình trạng nôn trớ ở trẻ; thuốc có hiệu quả cầm máu vết xước tại niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tăng dịch nhầy phù hợp cho trẻ thường xuyên uống kháng sinh.
Tuy mang tác dụng điều trị nhưng cha mẹ không nên tự ý cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh dạ dày khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia, cần phải chú ý về liều lượng thuốc phù hợp với tuổi và cân nặng của bé. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo việc sử dụng thuốc cho trẻ không gây ra các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn quá khích gây nguy hại đến sức khỏe và khả năng điều trị bệnh.
>>> Đọc thêm ngay Thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh và hướng dẫn điều trị
Tổng kết vấn đề
Việc chăm sóc cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nói chung và dạ dày trẻ sơ sinh nói riêng luôn là vấn đề bận tâm của các bậc làm cha mẹ, nhất là trong những năm tháng đầu đời khi hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ dạ dày của trẻ đúng đắn, khi trưởng thành hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động ổn định và hoàn thiện hơn.
Hy vọng rằng, bài viết trên đã giải đáp được các vấn đề liên quan đến dạ dày trẻ sơ sinh cho quý độc giả. Nếu bạn đang tìm kiếm và giải đáp các vấn đề một cách chi tiết hơn, liên hệ ngay HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy luôn đồng hành cùng bạn!