Một Số Phương Pháp Trị Dạ Dày Hiệu Quả Người Bệnh Nên Biết

Một Số Phương Pháp Trị Dạ Dày Hiệu Quả Người Bệnh Nên Biết

Biểu hiện bệnh dạ dày là một trong các tình trạng bệnh lý có tỷ lệ mắc phải khá cao. Khi gặp phải các triệu chứng khó chịu của bệnh, bệnh nhân thường cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, có thể sụt cân. Vậy có những phương pháp nào để trị dạ dày hiệu quả và nhanh chóng?

1. Các bệnh dạ dày thường gặp

Dạ dày là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu hóa thức ăn, tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, thức uống và nhiều yếu tố có thể gây bệnh cho dạ dày.

Vì vậy, ngày nay tỷ lệ các bệnh nhân gặp phải vấn đề trên dạ dày khá phổ biến. Một số tình trạng bệnh thường gặp, bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng này còn hay được gọi là trào ngược acid, đặc trưng bởi triệu chứng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên trên, gây tổn thương cho niêm mạc thực quản.

Do trong dịch vị dạ dày chứa nhiều acid hydrochloric, nên nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị hợp lý sẽ gây nên viêm loét dạ dày, thực quản, hẹp thực quản,…

Khi gặp phải các dấu hiệu như đau, nóng rát vùng ngực, hoặc vùng thượng vị, cảm giác này thường xuất hiện sau khi ăn và kéo dài thì rất có thể bệnh nhân đã mắc phải chứng trào ngược.

Các đối tượng đặc biệt như đang mang thai, béo phì, hoặc thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ có nguy cơ mắc phải trào ngược dạ dày thực quản cao hơn so với các đối tượng khác.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản

Để giảm và cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày, người bệnh cần tránh ăn quá no, giữ tư thế đứng thẳng hoặc ngồi thẳng lưng, hạn chế gập người. Kết hợp sử dụng thêm các thuốc chống trào ngược, thuốc trung hòa acid,…

>>> Xem thêm bài viết: Triệu chứng trào ngược dạ dày và biện pháp xử lý trào ngược

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày xuất hiện do các yếu tố tấn công, đặc biệt là vi khuẩn H. pylori gây ra; hoặc vì nguyên nhân nào đó khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc bị suy yếu và tạo điều kiện cho acid dịch vị và các yếu tố khác gây tổn thương niêm mạc dạ dày và hình thành các vết loét.

Các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra rất khó chịu, nếu không được điều trị đúng cách kết hợp các biện pháp chăm sóc phù hợp sẽ rất dễ tái phát và gây xuất hiện một số biến chứng trên dạ dày nghiêm trọng.

Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp bằng các thuốc kháng acid, thuốc bảo vệ niêm mạc, kết hợp kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn và H. pylori.

  • Xuất huyết dạ dày

Khi các triệu chứng trên dạ dày không được phát hiện và điều trị hợp lý, đặc biệt khi người bệnh gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày, thì nguy cơ xuất huyết dạ dày xảy ra khá cao.

Xuất huyết dạ dày là trường hợp nghiêm trọng, cần có các biện pháp phù hợp, kịp thời để cầm máu và điều trị tích cực cho bệnh nhân. 

Các dấu hiệu để nhận biết tình trạng xuất huyết dạ dày là các cơn đau thường dữ dội ở vùng thượng vị, phân có lẫn máu, nôn ra máu, bụng nóng rát,… chảy máu nghiêm trọng có thể gây thiếu máu, sốc do mất máu,…

>>> Xem thêm: Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không và tư vấn từ chuyên gia

  • Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày rất khó điều trị, chi phí tốn kém và mặc dù đã điều trị khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát cao. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, các tế bào ung thư sẽ dễ di căn sang các cơ quan, bộ phận khác.

Khi người bệnh mắc ung thư dạ dày, cần được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm, lấy tế bào tiến hành sinh thiết, xác định giai đoạn bệnh để có phác đồ sử dụng thuốc và phương pháp điều trị thích hợp.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

2. Các thuốc trị dạ dày

2.1 Thuốc trị dạ dày trung hòa acid dịch vị

  • Các loại thuốc sử dụng phổ biến

Khi bệnh nhân gặp phải các vấn đề trên dạ dày do việc tăng acid dịch vị quá cao, trong trường hợp này, các thuốc trị dạ dày trung hòa acid là một sự lựa chọn hợp lý.

Các thuốc được sử dụng phổ biến của nhóm này thường là các muối nhôm, muối magie, calci,… thông dụng nhất là Al(OH)3 và Mg(OH)2.

  • Cơ chế của nhóm thuốc trị dạ dày trung hòa acid dịch vị

Các thuốc này thường có tính base yếu nên có khả năng trung hòa acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, giúp tăng pH dịch vị dạ dày, đồng thời ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại trong dạ dày, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori.

>>> Xem thêm bài viết: Điều trị vi khuẩn Hp có khó không

  • Công dụng

Các thuốc trung hòa acid dạ dày có hiệu quả cao trong việc giảm ngay các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…

Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng thuốc là khi cảm thấy đau dạ dày hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ để đạt được tác dụng trung hòa acid dịch vị tốt nhất.

Thông thường, các thuốc trị dạ dày trung hòa acid được phối hợp với các thuốc chứa simethicone để giảm tình trạng ợ hơi, các alginate để hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày.

2.2 Thuốc ức chế tiết acid dạ dày

  • Thuốc trị dạ dày kháng histamin H2

Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là Cimetidin, famotidin,… nhờ khả năng đối kháng với histamin tại receptor H2, nên thuốc tác động lên quá trình tiết acid dịch vị.

Sử dụng thuốc hợp lý có thể giảm đến 70% acid dịch vị dạ dày được tiết ra trong 1 ngày, đặc biệt là vào ban đêm.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua trong trào ngược dạ dày thực quản. 

Thuốc kháng Histamin H2 trong trị dạ dày

Thuốc kháng Histamin H2 trong trị dạ dày

  • Thuốc trị dạ dày ức chế bơm proton

Omeprazol, esomeprazol, pantoprazol,… là các thuốc trị dạ dày hiệu quả, giảm ngay các triệu chứng bệnh và thúc đẩy quá làm lành các tổn thương trên dạ dày.

Để sử dụng thuốc hiệu quả nhất, các thuốc trị dạ dày ức chế bơm proton nên được uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.  

Thuốc thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gặp các triệu chứng của trào ngược dạ dày, loét dạ dày, hoặc phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị loét dạ dày liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori.

Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc này, người bệnh trong một số trường hợp có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Do đó, để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, bệnh  nhân cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.3 Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc trị dạ dày, bảo vệ niêm mạc sẽ giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày và các ổ loét nếu có khỏi tác động của acid dịch vị, đồng thời tăng tưới máu để phục hồi các tổn thương, kích thích tiết chất nhầy và NaHCO3 là các yếu tố giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các thuốc thường được sử dụng trong nhóm này bao gồm:

  • Sucralfat

Thường được phối hợp với Al(OH)3, thuốc nên uống trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ hoặc sử dụng trước khi đi ngủ.

Sucralfat tác dụng hiệu quả nhất trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, do đó nên tránh phối hợp với các thuốc kháng acid, hoặc thuốc trị dạ dày kháng histamin H2.

  • Bismuth

Thuốc có khả năng kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin, yếu tố giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bismuth cũng được sử dụng phối hợp trong phác đồ để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc này thường xuyên, kéo dài có thể tăng nguy cơ loạn dưỡng xương, lưỡi đen,…

  • Misoprostol

Thuốc thường được sử dụng để phòng tránh loét dạ dày do dùng NSAID. Để đạt được hiệu quả cao nhất, thời điểm thích hợp sử dụng thuốc là sau khi ăn.

>>> Để tìm hiểu về nhóm thuốc này, có thể tham khảo thêm bài viết sau.

2.4 Thuốc trị dạ dày, diệt vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori

Helicobacter pylori

Theo thống kê, trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, tá tràng thì tỷ lệ khá cao có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori.

Trong trường hợp bệnh nhân gặp các dấu hiệu của viêm loét dạ dày, thì cẩn làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân có phải do vi khuẩn H. pylori gây ra hay không để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Theo Bác sĩ Lê Kim Sang, Bệnh viện Quốc tế City “Để điều trị Hp hiệu quả, cần sử dụng các kháng sinh, đặc biệt các bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng phác đồ, đúng thời gian để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh của hp”.

Sử dụng phác đồ để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori:

  • Phác đồ sử dụng 4 thuốc: Gồm 2 thuốc kháng sinh + 1 thuốc trị dạ dày ức chế bơm proton + 1 thuốc bảo vệ niêm mạc. 
  • Phác đồ sử dụng 3 thuốc: Gồm 2 thuốc kháng sinh + 1 thuốc trị dạ dày ức chế bơm proton.

Sử dụng kháng sinh là giải pháp hiệu quả nhất để điều trị và diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Người bệnh cần kiên trì và sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn điều trị và thường xuyên kiểm tra để xác định tình trạng bệnh và phòng tránh tái phát.

2.5 Thuốc kháng cholinergic

Các thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này là pirenzepine và olanzapine. Liều dùng của thuốc là 2 – 3 lần mỗi ngày, phối hợp cùng các thuốc trị dạ dày kháng histamin H2.

>>>> Xem thêm ngay: Thuốc Dạ Dày Hp Hiệu Quả Được Bác Sĩ Tin Dùng

3. Cây thuốc nam trị dạ dày 

Trong dân gian từ xa xưa đã lưu truyền lại nhiều bài thuốc quý từ các cây thuốc nam để điều trị dạ dày. Phương pháp này ngày nay được sử dụng phổ biến vì tính an toàn, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả điều trị bệnh.

3.1 Thuốc trị dạ dày từ cây lược vàng

Cây lược vàng trị dạ dày

Cây lược vàng trị dạ dày

Công dụng

  • Lược vàng là một trong các cây thuốc nam trị dạ dày rất hiệu quả, do trong thành phần chứa hàm lượng cao steroid, flavonoid,…
  • Cây thuốc nam này có tác dụng giảm đau, giảm tình trạng viêm trong các bệnh dạ dày, đặc biệt giúp giảm các cơn co thắt và các tổn thương do các triệu chứng viêm loét dạ dày.

>>> Xem thêm: Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng và những điều chưa biết

Cách sử dụng

  • Rửa sạch một ít lá lược vàng, để ráo rồi cho vào hũ thủy tinh.
  • Thêm khoảng 2 – 3 lit rượu trắng, sao cho vừa đủ ngập lượng lá lược vàng.
  • Ngâm trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng, để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Khi gặp các vấn đề trên dạ dày, mỗi sáng uống khoảng 50 ml rượu lá lược vàng sẽ đem lại tác dụng điều trị tốt.

3.2 Lá vú sữa trị dạ dày

Lá vú sữa có thể được sử dụng để trị dạ dày bằng cách sau:

  • Lá vú sữa đem rửa sạch, rồi cho vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ.
  • Khi nước sôi thì giảm lửa, tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát nước là được.
  • Nước lá vú sữa nên được uống mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Sử dụng thường xuyên trong thời gian 2 – 3 tháng, các triệu chứng trên dạ dày sẽ giảm.

3.3 Thuốc trị dày từ lá trầu không

Một số phương pháp trị dạ dày từ lá trầu không

Nhai lá trầu không

Do lá trầu không chứa hàm lượng cao tanin, là một chất có khả năng ức chế tiết acid dịch vị ở dạ dày hiệu quả nên nhai trực tiếp lá trầu không sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh trên dạ dày.

  • Chọn những lá trầu không còn non, đem rửa sạch và nhai trực tiếp.
  • Lưu ý khi nhai trầu không, nên nhai chậm, nuốt lấy phần nước và nhả bã.

Uống nước lá trầu không

Lấy ít lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát, cho vào ấm, thêm chút nước sôi hãm khoảng 10 phút là có thể sử dụng.

tri-da-day-3

Thuốc trị dày từ lá trầu không

3.4 Chè dây trị dạ dày

Công dụng

Chè dây từ lâu đã được chứng minh tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về tiêu hóa do chứa hàm lượng flavonoid cao giúp giảm đau dạ dày và chống viêm, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.

Cách sử dụng

  • Lấy khoảng 20 g chè dây cho vào ấm trà.
  • Thêm ít nước sôi, tráng qua lá trà và đổ đi.
  • Thêm khoảng 150 ml nước sôi, hãm trà khoảng 10 – 15 phút để các hoạt chất trong lá trà được tiết ra.
  • Uống chè dây hàng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng và phòng tránh bệnh dạ dày.

3.5 Lá mơ lông

Cách sử dụng lá mơ lông trị dạ dày:

  • Lấy một nắm lá mơ lông, đem rửa sạch rồi giã nát. Lọc lấy phần nước lá mơ lông và đem đun sôi.
  • Nước lá mơ lông có thể uống hàng ngày khi gặp các dấu hiệu của bệnh dạ dày.

>>>> Xem thêm ngay: Lá Mơ Lông Chữa Bệnh Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

tri-da-day-4

Lá mơ lông

3.6 Thuốc trị dạ dày từ lá tía tô

Công dụng

Lá tía tô chứa hàm lượng cao glucosamin và tanin giúp chống viêm hiệu quả và nhanh phục hồi các vết loét trên niêm mạc dạ dày.

Đây là phương pháp cũng được nhiều người bệnh áp dụng do tính an toàn, hiệu quả, nguyên liệu dễ tìm.

Cách sử dụng

  • Có thể dùng lá tía tô còn tươi hoặc đã phơi khô cho vào ấm trà.
  • Thêm khoảng 150 ml nước sôi, hãm khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng.

3.7 Cây dạ cẩm trị dạ dày

Công dụng

Các hoạt chất có trong dạ cẩm có khả năng trung hòa acid dịch vị dư thừa trong dạ dày, do đó giúp cải thiện tốt các cơn đau khó chịu, kéo dài trên dạ dày, hay các cơn trào ngược gây ra.

Cách sử dụng

  • Lấy khoảng 30 g lá dạ cẩm khô cho vào nồi.
  • Thêm khoảng 1,5 lit nước đun nhỏ lửa.
  • Khi sôi được khoảng 30 phút, lọc lấy phần nước, chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

Lưu ý

Tuy nhiên cần lưu ý, không nên sử dụng dạ cẩm trị dạ dày cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 7 tuổi.

Những người bệnh đang gặp phải tình trạng bệnh lý trên tim mạch, đường huyết cũng nên sử dụng thận trọng.

da-cam

Cây dạ cẩm trị dạ dày

3.8 Lá khôi tía

Công dụng

Lá khôi tía từ lâu cũng được sử dụng để trị dạ dày hiệu quả do trong thành phần chứa glycosid và tanin giúp giảm đau, chống viêm, đồng thời cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong dạ dày.

Cách sử dụng

  • Lấy một ít lá khôi cho vào ấm nước.
  • Thêm khoảng 1 lit nước và đem đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1 bát nước là được
  • Lọc lấy phần nước lá khôi uống.
  • Nên uống nước lá khôi thường xuyên, đều đặn trong thời gian khoảng 1 tháng.

>>>> Tìm hiểu ngay: 15 Cây Chữa Bệnh Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Không Thể Bỏ Qua

3.9 Cây xăng sê trị dạ dày

Công dụng

Dịch nước cây xăng sê có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho dạ dày, đặc biệt là Helicobacter pylori một cách hiệu quả.

Cách sử dụng

  • Lấy một ít lá xăng sê cho vào ấm nước.
  • Thêm khoảng 1,5 lit nước và đem đun nhỏ lửa trong thời gian khoảng 30 phút.
  • Lọc lấy phần nước lá xăng sê uống trong ngày.
  • Nên uống nước lá xăng sê thường xuyên, đều đặn trong thời gian khoảng 1 tháng.
cay-sang-xe

Cây xăng sê trị dạ dày

3.10 Ưu, nhược điểm của phương pháp trị dạ dày bằng cây thuốc nam

Ưu điểm

  • Các cây thuốc nam được đánh giá khá an toàn, tác dụng sâu và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây bệnh, qua đó giúp phòng tránh tái phát hiệu quả.
  • Các cây thuốc nam này đều khá quen thuộc và dễ tìm kiếm, tiết kiệm chi phí điều trị bệnh.

Nhược điểm

  • Để thuốc có hiệu quả tác dụng cần kiên trì sử dụng trong thời gian 3 – 6 tháng, nên thường phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc bệnh mãn tính.
  • Trong khi các trường hợp cấp tính, nghiêm trọng nên sử dụng thuốc tây sẽ hiệu quả hơn.
  • Mất nhiều thời gian để chuẩn bị, đồng thời trong quá trình chế biến nếu không cẩn thận và chính xác có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị.

Bài viết trên đã giúp tổng hợp một số phương pháp trị dạ dày hiệu quả mà bệnh nhân có thể áp dụng khi gặp phải các triệu chứng khó chịu này. 

Nếu cần tìm hiểu thêm về các phương pháp trị dạ dày hiệu quả cũng như những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của bệnh dạ dày, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1800.6091 để được tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ, chuyên gia của Scurma Fizzy.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091