Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Bạn Nên Biết

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Bạn Nên Biết

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, rất hay gặp ở các nước Châu Á và có khuynh hướng gia tăng ở Việt Nam. Bệnh gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Thực tế, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, phần lớn các dấu hiệu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác làm cho việc phát hiện và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Tìm hiểu về bệnh sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh lý và có kế hoạch thăm khám kịp thời. Các bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy sẽ chia sẻ những kiến thức, thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua bài viết dưới đây để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý gây nên nhiều phiền toái này.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những điều bạn nên biết

1.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Theo một hướng dẫn toàn cầu năm 2017 của Tổ chức Tiêu hóa Thế giới WGO – World Gastroenterology Organization, bệnh được định nghĩa như sau:

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể được định nghĩa là các triệu chứng phiền toái đủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây tổn thương hoặc gây các biến chứng do các chất trong dạ dày trào ngược vào thực quản, hầu họng và/hoặc đường hô hấp.”

2.Cơ chế bệnh sinh của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.1.Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES)

Theo các nhà y khoa, trong hệ tiêu hóa sau khi thức ăn được đưa từ miệng qua thực quản và xuống dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ sản xuất các loại men tiêu hóa và các acid clohydric để tiêu hóa thức ăn. Ở người bình thường lượng acid này không gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày bởi bề mặt niêm mạc được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy. Tuy nhiên lớp niêm mạc của thực quản khi không có chất nhầy bảo vệ nên tiếp xúc thường xuyên với acid có trong dịch trào ngược rất dễ bị tổn thương.

Để tự bảo vệ mình thực quản có một vòng cơ ở phần cuối được gọi là cơ thắt thực quản dưới (LES) có tác dụng ngăn không cho acid trào ngược lên trên. Cơ này chỉ giãn ra khi nuốt để thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó, cơ này đóng lại ngay lập tức để thức ăn không quay ngược lên phía trên được nữa. 

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới dãn bất thường hay giảm trương lực khiến cho thức ăn và chất dịch trong dạ dày chảy vào thực quản. Đây là cơ chế chính gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.2.Các cơ chế khác

  • Thoát vị hoành: Hiện tượng này xảy ra khi một phần dạ dày nhô lên, trượt lên qua lỗ cơ hoành và vào trong khoang lông ngực. Khi đó, cấu trúc giải phẫu chỗ nối dạ dày và thực quản bị phá vỡ làm suy giảm hoạt động của cơ vòng, có thể khiến acid trào ngược lên khoang miệng. 
bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hiện tượng thoát vị hoành có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản

 

  • Chậm làm rỗng dạ dày: Khi dạ dày tiêu hóa kém sẽ khiến thức ăn bị ứ đọng gây nên hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản và có thể dẫn đến hiện hiện tượng trào ngược.
  • Tăng áp lực ổ bụng : Hiện tượng này sẽ gây sức ép lên dạ dày đặc biệt là cơ vòng thực quản dưới. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ dịch bị và thức ăn sẽ trào ngược lên khoang miệng. 
  • Co thắt bất thường ở thực quản: Khi thực quản bị rối loạn co thắt khiến thức ăn không được vận chuyển xuống dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược. Hiện tượng này xuất hiện khi sóng co bóp không bắt đầu sau mỗi lần nuốt hoặc sóng co bóp biến mất trước khi thức ăn được đưa đến dạ dày.

>>>Xem thêm: Bệnh Trào Ngược Dịch Mật Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị?

3.Phân biệt trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và bệnh lý 

Theo GS.TS Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai :

 “Thông thường thức ăn sẽ đi thực quản xuống dạ dày. Ở người bình thường đặc biệt là các cháu bé, đôi khi thức ăn có thể trào ngược lên. Trào ngược dạ dày thực quản được gọi là bệnh khi thức ăn và dịch từ dạ dày đi lên thực quản nhưng nó phải gây ra 1 trong 2 điều sau đây: gây ra các triệu chứng (gây đau, ợ chua…), gây ra các biến chứng (chảy máu…)”.

Vậy hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản qua phần tiếp theo.

 

4.Một số triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Ợ nóng :
bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ nóng là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

 

+ Ợ nóng là triệu chứng điển hình, đặc trưng nhất của bệnh. 

+ Hiện tượng này xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới không đủ áp lực, không thể đè nén lượng thức ăn cùng acid dịch vị gây nên hiện tượng trào ngược.

+ Ợ nóng làm người bệnh có cảm giác nóng rát lan từ vùng mũi ức, ra sau xương ức lên đến cổ, có khi lan đến tận mang tai.

+ Ợ nóng thường xảy ra sau bữa ăn (nhất là ăn quá no, ăn chất chua, cay, chocolate, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, thức ăn nhiều mỡ hoặc gia vị), đặc biệt là về đêm sau ăn tối.

+ Hiện tượng này cũng có thể tăng lên khi tập thể dục hoặc khi nằm. Đặc biệt triệu chứng này nặng hơn khi bệnh nhân nằm ngửa gối thấp hoặc ngồi cúi ra phía trước.

+ Thường bệnh nhân thấy dễ chịu hơn khi uống thuốc kháng Antacid.

  • Ợ chua

+ Ợ chua thường xảy ra sau ăn, triệu chứng tăng lên khi bạn nằm hoặc cúi người gây nên vị chua đắng ở miệng.

+ Hiện tượng này xảy ra khi acid và enzyme trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

+ Nếu hiện tượng này xảy ra ít hơn 2 lần/tuần thì không cần quá lo lắng, nhưng nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên và liên tục thì đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Trớ

+ Là hiện tượng trào ngược thức ăn trong dạ dày lên vùng hầu họng.

+ Người bệnh có cảm giác chua miệng, cảm giác một phần thức ăn không tiêu trào lên khoang miệng.

+ Hiện tượng này tăng lên khi bệnh nhân ở tư thế cúi hay vận động làm tăng áp lực thành bụng.

>>>Xem thêm: Ợ Chua Ợ Nóng: Xử Trí Ra Sao?

  • Tiết nước bọt

+ Hiện tượng acid hóa thực quản có thể gây kích thích tăng tiết nước bọt.

+ Đây là phản xạ tự bảo vệ của cơ thể, nhằm làm loãng acid từ dạ dày trào lên khoang miệng.

  • Đau tức ngực
bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đau tức ngực là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

+ Trào ngược dạ dày xảy ra khi acid và thức ăn chưa được tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Lúc này, acid dịch vị sẽ chèn ép những đầu mút dây thần kinh thực quản làm người bệnh cảm thấy nóng rát, đau tức vùng ngực. 

+ Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội, tức vùng ngực. Nhiều bệnh nhân mô tả lồng ngực có cảm giác như bị một tảng đá nặng đè lên, ngột ngạt, khó thở. 

+ Triệu chứng này đôi khi dễ bị nhầm lẫn với đau tim do tim và thực quản nằm gần nhau và sử dụng chung một mạng lưới dây thần kinh. 

  • Buồn nôn

+ Thường xảy ra khi người bệnh nằm sau khi ăn hoặc ăn một bữa ăn quá no. Điều này sẽ khiến dạ dày chưa kịp tiêu hóa, lúc này thức ăn và acid sẽ trào ngược lên cổ họng gây vướng ở cổ, tạo ra cảm giác buồn nôn.

  •  Nuốt đau và khó nuốt

+ Khi hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần acid dịch vị làm cổ họng và thực quản sưng tấy, phù nề thu hẹp đường kính thực quản khiến thức ăn đi xuống chạm vào phần sưng đỏ gây cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ.Khi hiện tượng trào ngược xảy ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần acid dịch vị làm cổ họng và thực quản sưng tấy, phù nề thu hẹp đường kính thực quản khiến thức ăn đi xuống chạm vào phần sưng đỏ gây cảm giác khó nuốt, nuốt đau, vướng ở cổ.

  • Ho

+ Khi acid dịch vị trào ngược vào vùng họng sẽ gây kích ứng niêm mạc họng, truyền cảm giác đến não bộ gây ra phản ứng ho để bảo vệ cổ họng.

+ Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc sau khi ăn.

+ Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp, tuy nhiên có một vài khác biệt sau: ho kéo dài và thường xuất hiện kèm theo ợ nóng, ợ chua…

  • Khàn tiếng

+ Dây thanh quản khi tiếp xúc nhiều với acid dịch vị bị trào ngược sẽ bị tổn thương nên người bệnh sẽ bị khàn tiếng thậm chí mất tiếng.

  • Đắng miệng

+ Gan bài tiết ra dịch mật, được dự trữ trong túi mật. Trong quá trình ăn uống, dịch mật dưới sự co bóp của túi mật sẽ được đẩy vào ruột non giúp tiêu hóa thức ăn. Khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch mật trong dạ dày sẽ trào ngược lên cuống họng, làm cho người bệnh cảm thấy đắng miệng, có thể kèm theo hôi miệng.

  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

+ Những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra vào ban đêm khiến bệnh nhân khó ngủ.

+ Lâu ngày chứng rối loạn mất ngủ sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đáng kể.

  • Một số triệu chứng không điển hình khác có thể kể đến như: viêm tai giữa, mòn răng, hen phế quản, xơ hóa phổi, viêm họng, viêm xoang…

Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi GERDQ dưới đây để đánh giá tình trạng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tuy nhiên bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và có phác đồ điều trị thích hợp: 

Bộ câu hỏi GERDQ

Bộ câu hỏi GERDQ

>>> Xem thêm: Các Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Và Biện Pháp Xử Lý Trào Ngược

5.Các biến chứng của bệnh

  • Viêm thực quản: 

+ Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

+ Acid dạ dày trào ngược lên vùng thực quản kéo dài và thường xuyên sẽ làm ăn mòn thực quản hình thành nên các ổ viêm.

+ Viêm thực quản diễn biến nặng có thể gây loét và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu…

  • Chít hẹp thực quản

+ Acid trào ngược có thể gây tổn thương phần dưới của thực quản, hình thành các mô sẹo, làm tăng quá trình viêm, phù nề, tắc mạch, thu hẹp đường dẫn thức ăn. Người bệnh sẽ cảm thấy nuốt khó, nuốt vướng.

  • Barrett thực quản

+ Dịch acid dạ dày gây thay đổi cấu trúc lớp niêm mạc, trên nội soi sẽ nhìn thấy các tế bào tiểu mô vảy của thực quản bị thay thế bởi tế bào của dạ dày và ruột. Các biến đổi này có thể dẫn đến loạn sản và ung thư thực quản.

bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến Barrett thực quản

+ GS.TS Đào Văn Long – Chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành – Nguyên trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Đây là tổn thương tiền ung thư. Nếu Barrett trên 2cm thì mỗi một năm là có 1% sẽ biến thành ung thư thực quản. Một người bị ung thư thực quản thì xác suất bị ung thư thực quản là 10%”.

+ Barrett thực quản là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy nên việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Người bệnh nên nội soi định kỳ để ngăn chặn nguy cơ diễn biến thành ung thư thực quản.

>>>Xem thêm: Biến Chứng Trào Ngược Dạ Dày Là Gì Và Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày

6.Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc khám thực thể, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán bệnh sau:

  • Điều trị thử

+ Bệnh nhân sẽ được uống 1 loại thuốc ức chế bơm proton PPI hoặc 1 loại thuốc trung hòa acid dịch vị.

+ Nếu các triệu chứng trào ngược giảm sau 2 tuần uống thuốc thì khả năng rất cao là bạn có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Nội soi dạ dày thực quản
bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán bệnh

+ Đây là một phương pháp phổ biến và rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày.

+ Thủ thuật được thực hiện nhờ một ống nội soi mềm được các bác sĩ đưa vào trong thực quản để phát hiện những tổn thương niêm mạc thực quản như viêm loét thực quản, barrett thực quản,… Phương pháp này rất có ích trong việc phân loại và xác định mức độ tổn thương các mô trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

  • Đo áp lực và nhu động thực quản 

+ Giúp phát hiện những bất thường ở nhu động.

+ Cho phép đánh giá khả năng co bóp của cơ thắt thực quản trên và dưới.

+ Được chỉ định khi người bệnh có các rối loạn về nuốt như nuốt nghẹn, nuốt khó.

  • Đo pH 24h trong dạ dày và thực quản

+ Đánh giá tính chất các cơn trào ngược dạ dày thực quản.

+ Được chỉ định với những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược nhưng kết quả nội soi bình thường.

  • Phát hiện pepsin trong nước bọt

+ Test thử nước bọt của người bệnh. Nếu xuất hiện pepsin chứng tỏ dịch vị của dạ dày đã bị trào ngược lên vùng hầu họng.

  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên.

+ Thủ thuật cho phép đánh giá cấu trúc giải phẫu của đường tiêu hóa trên.

+ Người bệnh sẽ được uống một chất lỏng phấn màu trắng có chứa Barium sulphate (BaSO4). Tia X không thể xuyên qua Barium vì thế hình ảnh thực quản, dạ dày, ruột non sẽ hiện rõ trên phim X-Quang.

7.Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

7.1.Thay đổi lối sống

  • Ăn đúng bữa và đúng cách

+ Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để giảm tải lượng thức ăn cần tiêu hóa cho dạ dày.

+ Không ăn quá no

+ Không nên ăn quá muộn vào buổi tối, nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng.

+ Nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn để thức ăn dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày.

  • Thay đổi tư thế ngủ
bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thay đổi tư thế ngủ giúp cải thiện bệnh

+ Tư thế ngủ được khuyến cáo cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nằm ngửa gối cao đầu (khoảng 15-30 cm). Tư thế này giúp hạn chế việc thức ăn trào ngược lên thực quản.

+ Tư thế nằm nghiêng bên trái cũng giúp ích cho việc hạn chế hiện tượng trào ngược. Lúc này dạ dày và tuyến tụy được giữ ở vị trí thấp hơn thực quản, hạn chế việc trào ngược. Bên cạnh đó, tư thế này cũng giúp giảm hiện tượng ngáy ngủ, ngưng thở khi ngủ, góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ

  • Lựa chọn quần áo phù hợp

+ Tránh mặc những đồ bó sát hay thắt lưng quá chật. Việc này sẽ gây áp lực lên cơ thắt thực quản làm triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng

+ Người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể trạng. 

Duy trì tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện bệnh

Duy trì tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện bệnh

+ Nên lựa chọn các động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…

+ Tránh tập các động tác nặng đặc biệt là các bài tập tác động đến vùng bụng như hít đất, gập bụng, plank…

  • Kiểm soát cân nặng

+ Những người bị thừa cân béo phì có xu hướng mắc bệnh trào ngược lớn hơn người bình thường do thừa cân có thể gây áp lực lên các cơ vùng bụng.

7.2.Chế độ ăn cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản

  • Các thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn

+ Các thực phẩm có tính kiềm: Bánh mì, tinh bột, bột yến mạch… là những thực phẩm có khả năng trung hòa acid dịch vị, giúp hạn chế các các nhịp co thắt đẩy  dịch acid trào lên

+ Các thực phẩm dễ tiêu như các loại thịt trắng (thịt lợn nạc, ức gà …) được khuyến khích cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản vì nó có tác dụng làm giảm áp lực việc tiêu hóa thức ăn

+ Trái cây ( táo, lê, ổi, dưa hấu, dây tây, dưa chuột…) Bổ sung vitamin có trong các loại quả rất tốt cho người bệnh. Tuy nhiên nên tránh ăn các loại quả có hàm lượng acid cao như dứa, cam, chanh…

Trái cây rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trái cây rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản

+ Các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, …) rất tốt cho người bệnh trào ngược. Các vitamin, khoáng chất, chất xơ, amino acid có trong các loại đậu này có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe đường ruột. Đặc biệt, chất xơ có trong đậu rất tốt trong việc trung hòa acid dịch vị, giảm táo bón.

+ Thực phẩm giàu acid béo omega 3 như hạnh nhân, cá hồi, cá thu, hàu… là các thực phẩm lành mạnh, tốt cho người bệnh. Acid béo omega 3 có tác dụng chống viêm và điều chỉnh các hoạt động của dạ dày.

+ Kẹo cao su: Việc nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt, làm dịu các cơn đau và đẩy acid xuống dạ dày.

+ Rau xanh

Nên bổ sung rau xanh cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nên bổ sung rau xanh cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trong rau xanh có rất nhiều vitamin và chất xơ, giúp kiểm soát lượng acid dịch vị, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, bắp cải được coi là một thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày rất tốt. Hàm lượng lớn vitamin, chất xơ, protein… trong bắp cải giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

  • Các thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn

+ Thực phẩm gây tăng tiết acid như thức ăn cay, nóng (như ớt, giấm…) hoa quả nhiều acid (như cam, quýt…). Các thực phẩm này rất kỵ với hệ tiêu hóa, thậm chí gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày…

+ Đồ uống có ga (như coca cola,…) kích thích tăng tiết acid dịch vị, hơn nữa còn tăng triệu chứng ợ hơi. 

+ Hoa quả nhiều nhựa như sung, mít… sẽ làm bào mòn dạ dày làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

+ Thực phẩm nhiều chất béo như các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ làm cho người bệnh đầy bụng, khó tiêu hóa.

+ Các chất kích thích (như rượu bia, thuốc lá) gây hại cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Rượu bia gây tác hại xấu đối với cơ thể

Rượu bia gây tác hại xấu đối với cơ thể

+ Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ không hòa tan như lê sẽ gây hiện tượng đầy hơi, trướng bụng, tăng triệu chứng trào ngược ở người bệnh.

>>>Xem thêm: Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả

Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ, dược sĩ Scurma Fizzy về những kiến thức cơ bản của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Truy cập trang web https://scurmafizzy.com/ để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích về bệnh dạ dày. Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn miễn phí nhé!

 

 

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091