Bệnh Trào Ngược, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều trị
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (thường gọi tắt là bệnh trào ngược) là một bệnh lý đường tiêu hóa không còn là hiếm gặp hiện nay. Bệnh trào ngược nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tại sao tôi lại bị bệnh trào ngược? Triệu chứng của bệnh ra sao? Tôi nên điều trị như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia Scurma Fizzy tìm hiểu về căn bệnh này thật đầy đủ và bỏ túi cho mình thật nhiều kiến thức hữu ích nhé!
1. Bệnh trào ngược là gì?
Bệnh trào ngược (tên đầy đủ là trào ngược dạ dày thực quản – GERD) là một bệnh lý đường tiêu hóa trên mãn tính, xảy ra khi dịch dạ dày (có thể gồm thức ăn, dịch mật, axit) trào ngược trở lại thực quản. Các axit kích ứng niêm mạc thực quản gây ra các triệu chứng bệnh.
Bình thường, khi ta ăn uống, thức ăn sẽ từ miệng đến thực quản, lúc này cơ thắt thực quản có dạng vòng sẽ mở ra cho thức ăn, nước uống đi qua, sau đó cơ thắt này sẽ đóng lại. Khi mắc bệnh trào ngược, cơ thắt này sẽ không đóng hoặc đóng không hoàn toàn làm cho dịch trong dạ dày có thể trào ngược trở lại thực quản, gây kích ứng thực quản gây ra các triệu chứng bệnh.
Bệnh trào ngược hiện nay xuất hiện khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh.
>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng
2. Tại sao tôi lại mắc bệnh trào ngược? Nguyên nhân do đâu?
Như đã đề cập ở trên, bệnh trào ngược xảy ra là do cơ thắt thực quản làm việc kém hiệu quả. Một nguyên nhân nữa mà ta cần đề cập đến đó là sự gia tăng quá mức axit trong dịch vị dạ dày gây ra hiện tượng “thùng đầy thì nắp phải bung thôi”
Những nguyên nhân làm cơ thắt thực quản làm việc kém hiệu quả :
- Thường xuyên dùng các chất kích thích quá nhiều: rượu, cà phê , thuốc lá,…
- Biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến thực quản như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng ở thực quản, các bệnh di truyền,…
- Do ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc tây như cholecystokinin, glucagon, aspirin,…
Những nguyên nhân gây tăng axit trong dịch vị dạ dày dẫn đến trào ngược:
- Do các bệnh lý dạ dày sẵn có như viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày,…
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá no, ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu hóa (thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nước ngọt có gas,…)
Một số nguyên nhân khác có thể gây bệnh trào ngược dạ dày:
- Thừa cân hay béo phì sẽ làm tăng áp lực lên bụng
- Mang thai
- Căng thẳng kéo dài (Stress),…
3. Bệnh trào ngược có triệu chứng ra sao?
Hiểu biết và nhận ra những triệu chứng bệnh trào ngược sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này. Sau đây là những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh trào ngược mà bạn cần chú ý đến:
3.1 Ợ chua, ợ nóng – triệu chứng nổi bật của bệnh trào ngược
Ợ chua, ợ nóng là triệu chứng nổi bật và dễ bắt gặp nhất ở người bị trào ngược dạ dày thực quản . Ợ nóng, ợ chua gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực, sau xương ức, để lại vị chua trong miệng và gây khó chịu vùng cổ họng. Triệu chứng thường trầm trọng hơn khi nằm xuống hay cúi xuống.
Ợ nóng, ợ chua bình thường không gây ra nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên xuất hiện thì bạn nên xem xét nó có thể là một triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và sớm đến cơ sở y tế để thăm khám.
>>>Xem thêm ngay: Trào Ngược Dạ Dày Cách Chữa Hiệu Quả Và An Toàn
3.2 Bệnh trào ngược gây ra các triệu chứng khàn giọng, đau họng, ho khan, ho đêm
Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, axit từ dịch dạ dày sẽ tiếp xúc với thanh quản và vòm họng gây ra các cơn ngứa dai dẳng và khàn giọng. Cơn ngứa này sẽ khiến người bệnh ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm dẫn đến làm người bệnh trào ngược khó ngủ, mất ngủ. Triệu chứng này thường rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm họng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm thanh quản.
3.3 Cảm giác đầy bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn dịch chua khi bị bệnh trào ngược
Cảm giác này xảy ra là do khi thức ăn bị trào ngược lên thực quản, dịch dạ dày (có chứa axit dạ dày) sẽ gây kích ứng cổ họng tạo nên cảm giác khó chịu, buồn nôn và dễ nôn ra dịch chua.
3.4 Khó nuốt, đau khi nuốt – triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược
Đây là triệu chứng khi bạn ăn uống cảm thấy thức ăn bị vướng lại cổ họng và đau khi cố gắng nuốt nó xuống. Tình trạng này xảy ra là do axit từ dịch dạ dày trào ngược lên nhiều và thường xuyên gây sưng, phù nề, tổn thương niêm mạc thực quản khiến cho việc đưa thức ăn, nước uống qua vùng tổn thương gặp nhiều khó khăn và gây đau.
Bình thường, khi bạn ăn quá nhanh hoặc nhai không kĩ cũng có thể gặp tình trạng này. Những trường hợp này thì không cần lo lắng, sẽ sớm khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn cứ thường xuyên gặp tình trạng khó nuốt, nuốt đau kéo dài thì bạn nên đi khám bởi đó có thể là một dấu hiệu báo rằng có thể bạn đang mắc bệnh trào ngược.
3.5 Đau ngực khi bị bệnh trào ngược
Một triệu chứng mà ta có thể gặp ở người bệnh trào ngược đó là đau ngực. Khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, axit có trong dịch dạ dày sẽ gây ra các kích ứng vào đầu các mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ cảm thấy đè nặng, đau ngực, thắt ở vùng sau xương ức lan ra xung quanh như lưng, cổ, hàm,..
>>> Xem thêm: Hội Chứng Trào Ngược Họng Thanh Quản Có Nguy Hiểm Không ?
4. Bệnh trào ngược gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Thu hẹp thực quản: khi axit từ dịch dạ dày tiếp xúc và gây tổn thương cho niêm mạc thực quản, nếu tình trạng kéo dài sẽ hình thành nên các mô sẹo. Các mô sẹo này sẽ làm thu hẹp thực quản, gây khó nuốt.
- Viêm loét thực quản: axit từ dịch vị dạ dày trào ngược lên sẽ làm tổn thương và gây viêm loét các mô thực quản. Các vết loét này có thể dẫn đến chảy máu, gây đau và khó khăn khi nuốt.
- Barrett thực quản: axit dạ dày làm thay đổi các lớp lót ở thực quản và các tế bào bình thường của thực quản được thay thế bằng các tế bào bất thường khác. Barrett thực quản là một yếu tố nguy cơ ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản: ung thư thực quản ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, khó nuốt là triệu chứng phổ biến nhất. Khi ung thư thực quản phát triển, các tế bào tăng sinh làm hẹp thực quản làm việc nuốt khó khăn và gây đau khi nuốt.
5. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản phân chia thành những cấp độ nào?
Để tiện cho việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra 5 cấp độ bệnh trào ngược dựa trên kết quả nội soi.
5.1 Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ 0
Ở cấp độ 0 này, lượng axit dạ dày trào lên thực quản ít, không đáng kể. Người bệnh gần như không có triệu chứng nào rõ ràng. Có thể xuất hiện ợ chua, ợ nóng nhưng không thường gặp, dễ nhầm lẫn với những hiện tượng sinh lý bình thường.
5.2 Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ A
Cấp độ A là giai đoạn bệnh bắt đầu khởi phát, niêm mạc của thực quản bị tổn thương mức độ nhẹ. Người bệnh nếu được nội soi thấy 1-2 vết loét riêng rẽ trên thành niêm mạc với kích thước dưới 5mm thì được xếp vào cấp độ này. Theo thống kê, có khoảng 90% bệnh nhân được phát hiện bệnh ở cấp độ A.
Khi ở giai đoạn này người bệnh thường có những triệu chứng của bệnh trào ngược như: nóng rát sau xương ức, cảm giác chua miệng, có thể bị nghẹn nhưng việc nuốt vẫn bình thường. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách ở giai đoạn này, bệnh sẽ được cải thiện rất nhanh. Ngược lại, không được điều trị thì tình trạng bệnh sẽ nặng nề hơn với các triệu chứng trầm trọng như nóng rát nặng và lan nhanh ra xung quanh, cảm giác chua miệng nhiều hơn và có thể gặp biến chứng phù nề khí quản làm xuất hiện các biểu hiện ho, khó thở,…
>>> Tìm hiểu về: Viêm Thực Quản Trào Ngược Độ A Có Nguy Hiểm Không
5.3 Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ B
Ở cấp độ này, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn. Kết quả nội soi cho thấy vết loét niêm mạc đã mở rộng hơn 5mm, nằm rải rác hoặc tụ lại trong niêm mạc của dạ dày, thực quản.
Những triệu chứng bệnh trào ngược thường gặp ở bệnh nhân là:
Khó nuốt: axit dạ dày nhiều hơn, thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc thực quản hơn nên các vết loét sẽ gây đau, khó nuốt, tạo cảm giác vướng và nghẹn khi ăn uống.
Đau rát cổ họng: các vết loét ngày càng ăn sâu hơn vào thành dạ dày, thực quản. Khi chúng lành lại sẽ tạo thành những vết sẹo. Khi nuốt thức ăn, kể cả thức ăn mềm, người bệnh cũng gặp khó khăn và có cảm giác đau rát cổ họng.
Đau âm ỉ trong bụng: bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau bụng âm ỉ vùng bụng phía trên rốn, cơn đau có thể xuất hiện cả khi no hoặc khi đói.
5.4 Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ C
Khi bệnh trào ngược xảy ra đến cấp độ C sẽ gây ra Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào vùng thấp thực quản bị tổn thương nặng do sự tấn công trong thời gian dài của dịch axit dạ dày. Các vết loét dần tập trung lại thành vết loét to hơn. Triệu chứng mà Barrett thực quản gây ra là: nóng rát bụng, khó nuốt, ợ chua, buồn nôn, nôn ra máu, đi ngoài ra máu,…
5.5 Trào ngược dạ dày thực quản cấp độ D
Cấp độ D là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Các triệu chứng đã rất nặng do thực quản đã bị viêm loét sâu, mức độ tổn thương lan rộng hơn. Người bệnh đang có nguy cơ cao đối mặt với ung thư thực quản. Bệnh nhân có các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn,… liên tục và thường xuyên thấy mệt mỏi, uể oải. Ở giai đoạn này, người bệnh cần đến bác sĩ, nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm biểu mô, tế bào để đánh giá tình trạng bệnh của mình sớm nhất.
Vậy nên điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi bệnh ở cấp độ nào?
Như những thông tin mà Scurma Fizzy đã cung cấp ở trên thì ta có thể thấy ở cấp độ 0 các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất khó phát hiện và khi chẩn đoán dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý khác. Do đó, việc điều trị tốt nhất là ở cấp độ A.
6. Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh trào ngược được chẩn đoán như thế nào?
Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng của bệnh trào ngược, bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bạn dựa trên sức khỏe tổng bệnh, tiền sử bệnh và dấu hiệu liên quan.
Có một bộ câu hỏi dành cho người bệnh trào ngược để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh là GERDQ. Người bệnh cũng có thể thông qua bộ câu hỏi này tự đánh giá tình trạng bệnh của mình.
Để có thể chẩn đoán chuyên sâu và kiểm tra các biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm:
Nội soi đường tiêu hóa: đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất kiểm tra bên trong thực quản liên quan các biến chứng của bệnh như viêm loét thực quản, barrett thực quản, phát hiện và điều trị hẹp thực quản cũng như các bệnh lý khác. Nội soi cũng là cách được dùng để phân chia cấp độ bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đo pH 24 giờ: là xét nghiệm dùng để kiểm tra lượng axit trào ngược lên thực quản. Xét nghiệm này thường được dùng trong chẩn đoán đối với những bệnh nhân có triệu chứng điển hình nhưng có kết quả nội soi không rõ ràng. Đây cũng là phương pháp dùng theo dõi quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đo áp lực thực quản: đây là xét nghiệm dùng để đo các cơn cơ thắt thực quản khi bệnh nhân nuốt. Đo áp lực thực quản cũng được dùng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật.
Chụp X quang thực quản dạ dày có cản quang: Nhờ có chất cản quang (Barium sulphate) phủ lên các hốc đường tiêu hóa sau đó chụp X quang làm cho hình ảnh ống tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non) được thể hiện rõ ràng hơn. Do đó, những bất thường ở lớp niêm mạc hoặc cấu trúc ống tiêu hóa sẽ giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán tốt hơn trên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.
7. Bệnh trào ngược được điều trị như thế nào?
Bệnh trào ngược có thể được điều trị theo những phương pháp khác nhau hoặc phối hợp các phương pháp tùy theo tình trạng của bệnh nhân
>>> Xem thêm: 13 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
7.1 Điều trị bệnh trào ngược không dùng thuốc
Trong trường hợp bệnh không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà, không cần dùng thuốc bằng các phương pháp như:
7.1.1 Tránh tiêu thụ các thức ăn gây kích ứng dạ dày
Những thực phẩm nhiều gia vị, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán,… sẽ gây kích ứng lên dạ dày, làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn dẫn đến nguy cơ trào ngược cao.
7.1.2 Thay đổi chế độ ăn uống
Người bị bệnh trào ngược được khuyến khích ăn uống theo chế độ low-carb (chế độ ăn ít carbohydrate)
Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate là các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột hay chất xơ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn ít carbohydrate đã làm giảm đi các triệu chứng của bệnh trào ngược. Các chuyên gia cho rằng lượng carbohydrate không được tiêu hóa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển quá mức và làm áp lực bên trong lòng bụng tăng lên.
Người bệnh có thể tham khảo các chế độ ăn low-carb để cải thiện các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
7.1.3 Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no
Khi bạn ăn quá nhanh, không nhai kỹ, thức ăn không được nghiền tốt, sẽ gây trở ngại, khó khăn khi đi qua thực quản làm bạn khó nuốt và có thể gây tổn thương cho thực quản khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Ở người bệnh trào ngược, cơ thắt thực quản bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng. Khi bạn ăn quá no sẽ tạo nên áp lực lớn lên dạ dày và thực quản, tác động lên cơ thắt thực quản dưới, làm nó mở ra và dịch vị trào ngược lên. Chính vì vậy, hiện tượng trào ngược thường gặp sau bữa ăn. Hãy sắp xếp thời gian thật tốt để có thể ăn đầy đủ, đúng buổi, ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no.
>>> Tìm hiểu ngay: Thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh và hướng dẫn điều trị
7.1.4 Không nên uống rượu, bia, cà phê và nước ngọt có gas
Rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bằng cách tăng tiết axit dạ dày và làm giãn cơ vòng thực quản dưới, rượu bia làm tăng cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Cà phê cũng có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, làm tăng nguy cơ trào ngược. Tuy nhiên, việc uống cà phê có ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược dạ dày hay không phụ thuộc vào từng người. Nếu uống cà phê, bạn thấy các triệu chứng trào ngược xuất hiện và nặng hơn thì nên tránh hoặc hạn chế uống nhé!
Tương tự, các bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cũng được khuyến cáo hạn chế dùng đồ uống có gas. Nước uống có gas có thể làm tăng các triệu chứng trào ngược và làm suy yếu tạm thời cơ thắt thực quản so với uống nước lọc. Nguyên nhân là do khí carbon dioxide có trong nước có gas khiến người ta thường xuyên ợ hơi sau khi uống làm tăng lượng axit thoát ra thực quản.
7.1.5 Duy trì cân nặng hợp lý, người thừa cân, béo bụng nên giảm cân
Ở người bình thường, cơ hoành (cơ nằm phía trên dạ dày) sẽ hỗ trợ hoạt động của cơ thắt dưới thực quản một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều mỡ bụng, lượng mỡ dư thừa sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng và dạ dày của bạn và khiến cơ thắt của thực quản dưới bị đẩy lên trên ra khỏi sự hỗ trợ của cơ hoành. Chính vì vậy, những người thừa cân, béo phì và phụ nữ mang thai thường gặp các biểu hiện trào ngược và ợ chua.
7.1.6 Không hút thuốc
Thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thắt thực quản. Hút thuốc lá sẽ khiến bệnh trào ngược trở nên trầm trọng hơn. Hãy ngừng hút thuốc nếu bạn muốn điều trị căn bệnh này.
7.1.7 Tránh mặc quần áo bó sát, đặc biệt là vòng eo
Quần áo bó sát sẽ làm tăng áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản dưới dẫn đến các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
7.1.8 Nâng cao đầu bằng gối mềm và không nên nằm nghiêng sang phải khi ngủ
Người bệnh không chỉ gặp các triệu chứng trào ngược vào ban ngày mà còn gặp cả vào ban đêm khiến họ khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nâng cao đầu bằng gối mềm là một biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng trào ngược vào ban đêm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nằm nghiêng sang phải sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh trào ngược vào ban đêm. Lý do thì không rõ ràng nhưng ta có thể giải thích được bằng giải phẫu học. Thực quản đi vào bên phải dạ dày.
- Nằm nghiêng bên phải khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ gây trào ngược do axit dạ dày sẽ phủ lên cơ thắt của thực quản dưới
- Ngược lại, khi bạn nằm nghiêng bên trái, mức axit trong dạ dày sẽ nằm phía dưới cơ vòng thực quản, không gây ra các nguy cơ trên.
Khuyến nghị này có vẻ không thực tế vì phần lớn mọi người đều thay đổi tư thế khi ngủ. Tuy nhiên, khi nằm nghiêng sang trái sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, người bị bệnh trào ngược cũng được khuyến khích thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể để tăng cường sự vận động các cơ, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ lưu thông máu. Bạn cũng có thể tham khảo các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại đây để xây dựng cho mình một thực đơn điều trị thật hiệu quả.
>>> Xem thêm ngay: Trẻ Sơ Sinh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Và Những Điều Cần Lưu Ý
7.2 Dùng thuốc tây nào an toàn và hiệu quả để điều trị bệnh trào ngược?
Từ nguyên nhân gây ra bệnh là do gia tăng lượng axit trong dịch dạ dày, các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bao gồm:
Thuốc kháng axit (gồm muối nhôm, các muối canxi, muối magie,…): đây là nhóm thuốc có tác dụng trung hòa axit trong dịch dạ dày. Thuốc kháng axit có thể giúp làm giảm đau nhanh chóng nhưng không có tác dụng đối với tình trạng viêm của thực quản. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng axit kéo dài sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, các bệnh lý về thận,…
Thuốc kháng histamin H2: nhóm thuốc này làm giảm sản xuất axit từ dạ dày. Các thuốc kháng histamin H2 có hiệu quả tốt trong việc ức chế bài tiết axit dịch vị vào ban đêm. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: cimetidin, nizatidin, famotidin,…
Thuốc ức chế bơm proton: các thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến bao gồm: Esomeprazole, Omeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole,… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế việc tiết axit dịch vị dạ dày mạnh và kéo dài hơn so với nhóm thuốc kháng histamin H2. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc thời gian dài người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và thiếu vitamin B12
Ngoài ra một số thuốc giúp hỗ trợ làm lành vết thương ở thực quản hay các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng được chỉ định.
>>> Xem thêm về: Thực Đơn Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Thế Nào Là Hợp Lý
7.3 Điều trị bệnh trào ngược bằng phẫu thuật
Nếu thuốc không có tác dụng giúp cải thiện tình trạng bệnh hoặc người bệnh cần tránh sử dụng thuốc lâu dài thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị
Trước khi phẫu thuật, để xác định các rối loạn ở niêm mạc dạ dày và thực quản, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết các mô tế bào. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X quang có cản quang, đo pH 24 giờ để tránh các rủi ro không mong muốn trong quá trình phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh trào ngược:
- Phương pháp phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản hiện nay chỉ được dùng nếu các phương pháp khác không có hiệu quả
- Phương pháp phẫu thuật nội soi thông qua đường miệng
- Phương pháp phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản mà Scurma Fizzy mang đến cho bạn. Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng bệnh trào ngược thì bạn nên chủ động liên hệ các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé! Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng dạ dày của mình hiệu quả nhất!