Các Bài Thuốc Và Cây Thuốc Nam Chữa Dạ Dày Hiệu Quả Nên Biết

Các Bài Thuốc Và Cây Thuốc Nam Chữa Dạ Dày Hiệu Quả Nên Biết

Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc các bệnh đường tiêu hóa đang gia tăng, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Các bệnh dạ dày không chỉ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống mà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Việc sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày hiện nay được khá nhiều bệnh nhân tin dùng do có thể thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn, không những vậy còn đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao. Vây các cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả nên biết là gì?

1. Cấu tạo của dạ dày

– Dạ dày là một cơ quan quan trọng thuộc hệ thống tiêu hóa, nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày có chức năng co bóp để tiêu hóa thức ăn. 

– Dạ dày cấu tạo gồm các lớp: Niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp thanh mạc và lớp cơ. Lớp liên bào trụ bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc dạ dày và các tuyến dạ dày.

– Tuyến dạ dày gồm các tế bào: Tế bào chính, tế bào bài tiết nhầy và tế bào bìa:

+ Tế bào chính: Tiết pepsinogen. Pepsinogen chuyển hóa thành pepsin, pepsin có vai trò quan trọng trọng quá trình tiêu hóa protein.

+ Tế bào bài tiết nhầy: Bài tiết chất nhầy, bao phủ bề mặt niêm mạc, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng và acid dịch vị,…

+ Tế bào bìa: Bài tiết HCl, điều khiển quá trình đóng mở môn vị.

>>>Xem thêm: Vị Trí Dạ Dày, Tìm Hiểu Cùng Bác Sĩ Chuyên Khoa Dạ Dày

cay-thuoc-nam-chua-da-day-1

Cấu tạo dạ dày

2. Các bệnh lý dạ dày thường gặp và các triệu chứng điển hình

– Bệnh dạ dày là một trong các bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp. Theo ước tính ở Việt Nam có khoảng trên 70% dân số đang mắc hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Tỷ lệ các đối tượng nguy cơ rất cao. Bệnh có thể mắc ở cả nam và nữ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40 đến 50 tuổi, và đa phần các bệnh lý có liên quan đến yếu tố H. pylori. Ngoài ra, việc sử dụng không hợp lý một số thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs, aspirin), corticoid; thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích, yếu tố tinh thần,… cũng có thể là các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh dạ dày.

2.1. Các bệnh dạ dày thường gặp

cay-thuoc-nam-chua-da-day-2

Bệnh dạ dày

+ Loét dạ dày – tá tràng: Là bệnh mãn tính, diễn biến bệnh có tính chất chu kỳ, biểu hiện bởi các vết loét trên niêm mạc dạ dày, tá tràng, có thể xâm lấn vào sâu bên trong. Loét dạ dày nguyên nhân chủ yếu do H. pylori. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,…

+ Trào ngược dạ dày – thực quản: Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày, có thể chứa cả thức ăn từ dạ dày lên thực quản, triệu chứng có thể từng lúc hoặc thường xuyên. 

+ Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân từ nhiều bệnh lý của dạ dày gây ra, biểu hiện bởi tình trạng máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng dạ dày. Xuất huyết dạ dày đặc trưng bởi tình trạng nôn ra máu, đi ngoài ra máu và biểu hiện mất máu như người mệt mỏi, choáng, hạ huyết áp,…

+ Viêm dạ dày: Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng tấy, biểu hiện bởi triệu chứng đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, dai dẳng.

+ Ung thư dạ dày: Biến chứng nguy hiểm của các bệnh dạ dày do không được phát hiện và điều trị hợp lý. Căn bệnh có thể đe dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong cao.

– Các bệnh dạ dày nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, ung thư dạ dày, đe dọa tính mạng và sức khỏe người bệnh.

– Để hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, hướng dẫn điều trị các bệnh dạ dày thường gặp có thể tham khảo thêm bài viết: Các bệnh về dạ dày thường gặp. Cách nhận biết và điều trị hiệu quả.

>>>Xem thêm: Các Bệnh Về Dạ Dày Mà Bạn Cần Đặc Biệt Lưu Ý

https://scurmafizzy.com/cac-benh-ve-da-day-thuong-gap-cach-nhan-biet-va-dieu-tri-hieu-qua/

2.2. Một số triệu chứng các bệnh dạ dày thường gặp

2.2.1. Nôn và buồn nôn

– Nôn là hiện tượng tống các chất chứa trong dạ dày một cách mạnh mẽ ra ngoài qua đường miệng. Buồn nôn là cảm giác chủ quan muốn nôn mà không nôn được.

 – Nôn và buồn nôn có thể xảy ra tiếp nối nhau, liên quan chặt chẽ hoặc cũng có thể tách rời, độc lập với nhau.

– Biểu hiện lâm sàng:

+ Trong quá trình nôn, dạ dày đóng vai trò thụ động, cơ thành bụng đóng vai trò quan trọng trong việc tống chất dịch từ dạ dày ra ngoài. 

– Ngoài triệu chứng buồn nôn, nôn; thường xảy ra các triệu chứng đồng thời như: mạch chậm, da tái xanh, có thể sặc và ho nếu chất dịch đi vào đường hô hấp.

– Nôn sẽ dẫn tới mất nước và điện giải; vì vậy, nôn càng nhiều, càng kéo dài, hậu quả càng nặng.

2.2.2. Chảy máu dạ dày

– Chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng dạ dày. Chảy máu dạ dày có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày gây ra, triệu chứng này có thể gây đe dọa tính mạng của người bệnh.

– Các biểu hiện lâm sàng:

+ Nôn ra máu: Máu đỏ tươi hoặc màu đen tùy thuộc vào thời gian máu lưu trong lòng ống tiêu hóa.

+ Đi ngoài ra máu: Tùy thuộc vào thời gian máu lưu trong lòng ống tiêu hóa mà đi ngoài ra máu đỏ tươi hay màu đen.

+ Triệu chứng của mất máu: Mệt mỏi, hạ huyết áp, choáng váng,…

2.2.3. Đau bụng

– Đau bụng là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác ngoài đường tiêu hóa. Vì vậy khi bệnh nhân gặp triệu chứng đau bụng, cần được thăm khám lâm sàng để xác định vị trí đau, thời điểm đau, thời gian kéo dài của cơn đau, mức độ đau, cảm giác đau, triệu chứng đi kèm,… để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng có phải do các bệnh lý ở dạ dày gây ra hay không.

– Với các bệnh lý ở dạ dày, thường đau vùng thượng vị, đau quanh vùng trên rốn, dưới mũi xương ức; tùy từng trường hợp có thể đau quặn, dữ dội hoặc đau âm ỉ, kéo dài. 

– Với bệnh loét dạ dày, đau thường âm ỉ, hoặc bỏng rát hoặc đau quặn. Đau có tính chất chu kỳ trong ngày, cả lúc đói và lúc no. Đợt đau thường kéo dài vài tuần rồi hết, vài tháng hoặc cả năm sau lại xuất hiện một đợt đau. Càng về sau, bệnh càng mất dần tính chu kỳ, số đợt đau tăng dần và trở nên liên tục.

cay-thuoc-nam-chua-da-day-3

Triệu chứng bệnh dạ dày

2.2.4. Dấu hiệu ợ hơi, ợ chua

– Đây cũng là các triệu chứng của các bệnh lý liên quan đến dạ dày thường gặp gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống.

– Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa,…

>>>Xem thêm: Ợ Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Bệnh Gì, Nguyên Do Và Cách Chữa Trị

3. Sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày để điều trị bệnh

“Để khắc phục bệnh dạ dày hiệu quả, cần bình can kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ tỳ vị. Từ đó, bệnh mới được giải quyết và hạn chế khả năng tái phát” – Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương.

– Để điều trị các bệnh dạ dày, bệnh nhân cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Sau đó, bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng, điều trị nguyên nhân, kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống. – Thường thường, việc sử dụng các thuốc tân dược cho hiệu quả và tác dụng nhanh, đối với các trường hợp bệnh nặng, nguy hiểm không đáp ứng với điều trị nội khoa, các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày hợp lý, chính xác cũng đem lại hiệu quả điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu khoa học và các sách về y học cổ truyền đã chứng minh được tác dụng và hiệu quả của các cây thuốc nam chữa dạ dày. Việc sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày có ưu điểm là ít gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn hơn so với các phương pháp điều trị bệnh khác. Vậy các cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả mà bệnh nhân cần lưu ý là gì?

3.1. Cây thuốc nam chữa dạ dày Cây nhọ nồi

cay-thuoc-nam-chua-da-day-4

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Cây nhọ nồi

– Tên khoa học: Eclipta prostrata.

– Tên khác: Cỏ mực, hạn liên thảo,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây thảo mọc đứng, đôi khi bò lan ra rồi vươn thẳng, cao 30 – 40 cm. Thân tròn, màu lục hoặc màu đỏ tía, có lông cứng. Lá mọc đối, hình mác. Mọc hoang ở khắp nơi.

– Tác dụng:

+ Nhọ nồi có vị ngọt, chua, mặn, tính mát, có tác dụng cầm máu, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết ở các vết loét trong dạ dày. Ngoài ra, cỏ nhọ nồi có tính kháng viêm mạnh, giúp các vết loét nhanh lành. 

– Cách dùng:

+ Lấy khoảng 20 – 30 g cỏ nhọ nồi rửa sạch, xay nhuyễn với nước, lọc lấy nước uống. Ngày dùng 2 lần cho tác dụng hiệu quả với các bệnh dạ dày.

3.2. Cây thuốc nam chữa dạ dày Dạ cẩm

cay-thuoc-nam-chua-da-day-5

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Dạ cẩm

– Tên khoa học: Hedyotis capitellata.

– Tên khác: Cây loét mồm, chạ khẩu cắm, ngón lợn, đứt lướt,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây bụi, leo bằng thân quấn, cành lúc non hình bốn cạnh, sau tròn, phình to ở những đốt. Lá mọc đối. Toàn cây có lông mịn. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ. Cây dạ cẩm mọc hoang dã ở nhiều vùng rừng núi tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…

– Tác dụng:

+ Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng. Thành phần chính là alcaloid, saponin, tanin, anthra- glucoside,…

Có thể sử dụng lá, ngọn non và rễ dạ cẩm để chữa bệnh.  

+ Dạ cẩm là cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả, đặc biệt được sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày. Dạ cẩm bắt đầu được đưa vào điều trị bệnh đau dạ dày vào năm 1962 tại bệnh viện Lạng Sơn xuất phát từ kinh nghiệm trong dân gian. Từ thực tế lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, làm se dịu các vết loét, giảm triệu chứng ợ chua. Ngày dùng 20 – 40 g dạ cẩm, chia làm 2 lần trong ngày uống vào lúc đau hoặc trước khi ăn. Có thể dùng dạng thuốc sắc, hãm, dạng cao, cốm hoặc thuốc bột.

– Một số bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày từ cây dạ cẩm:

+ Bài thuốc số 1: Lá dạ cẩm khô 7 kg, đường trắng 2 kg, mật ong 1 kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành 8 kg cao, thêm 2 kg đường trắng, khuấy tan hoàn toàn, cô còn lại 9 kg cao đặc. Thêm 1 kg mật ong vào. Cao có màu đen, vị hơi đắng và có mùi thơm dược liệu. Đóng thành chai 250 ml, ngày uống 2 – 3 lần trước khi ăn hoặc khi có triệu chứng đau. Mỗi lần dùng 10 – 15g dạ cẩm.

+ Bài thuốc số 2:  Bột lá khô dạ cẩm 7 kg, cam thảo 1 kg, đường trắng 2 kg, hồ nếp vừa đủ. Làm thành dạng cốm. Ngày uống 2 lần khi đau hoặc trước khi ăn, mỗi lần dùng 10 – 15 g. 

+ Bài thuốc số 3: Cao dạ cẩm: Cây dạ cẩm 300 g, đường trắng 900 g. Nấu thành cao, chế siro uống một ngày, lượng siro tương đương với 20 g dạ cẩm.

>>>Xem thêm: Top Những Cây Thuốc Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày An Toàn

Bệnh Dạ Dày Kiêng Ăn Gì, 8 Thực Phẩm Người Bệnh Không Nên Ăn

3.3. Cây thuốc nam chữa dạ dày lá Khôi

cay-thuoc-nam-chua-da-day-6

Cây thuốc nam chữa dạ dày – lá Khôi

– Tên khoa học: Ardisia sylvestris.

– Tên khác: Cây độc lực, khôi tía,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ, cao 1,5 – 2 m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, có nhiều vết sẹo. Lá tập trung ở ngọn thân, mọc so le. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ. Cây khôi mọc hoang dại ở các vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa (Ngọc Lặc, Lang Chánh), Nghệ An, Ninh Bình,…

– Tác dụng: 

+ Lá khôi chứa hàm lượng cao tanin và glucosid. Tanin và glucosid được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori, chống viêm và làm se các vết loét do loét dạ dày tá tràng, đồng thời ức chế tiết acid dịch vị dạ dày. Do đó, lá khôi là cây thuốc nam chữa dạ dày được sử dụng rộng rãi. Sử dụng nước sắc lá khôi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng ợ chua, nóng rát.

– Một số bài thuốc điều trị bệnh dạ dày từ lá khôi:

+ Lá khôi là cây thuốc nam chữa dạ dày rất hiệu quả. Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm chữa đau bụng của người dân ở vùng Lang Chánh, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa. Dựa trên kinh nghiệm dân gian đó, Hội y học dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành nghiên cứu ra phương thuốc chữa dạ dày, bài thuốc bao gồm lá khôi 80 g, khổ sâm 12 g, bồ công anh 40 g, các dược liệu được thái nhỏ, phơi khô; sau đó sắc với 400 ml nước, cô đến khi còn lại khoảng 100 ml dịch thuốc. Ngày uống 2 lần, nên uống lúc đói. Có thể gia thêm cam thảo 10 g để điều vị và tăng hiệu quả điều trị. Trường hợp đau dạ dày thể hàn, có thể gia thêm quế chi hoặc can khương.

– Bài thuốc chữa loét dạ dày từ lá khôi:

+ Bột lá khôi 10 g, lá khổ sâm 12 g, nhân trần 12 g, bồ công anh 12 g, chút chít 10 g. Tán bột, một ngày uống 30 g với nước sôi để nguội.

+ Lá khôi 20 g, bồ công anh 20 g, hương phụ 8 g, uất kim 8 g, khổ sâm 16 g, hậu phác 8 g, gia thêm cam thảo 16 g để điều vị. Dùng dưới dạng thuốc sắc.

3.4. Cây thuốc nam chữa dạ dày cây Nha đam

cay-thuoc-nam-chua-da-day-7

Cây thuốc nam chữa dạ dày – cây Nha đam

– Tên khoa học: Aloe vera.

– Tên khác: Lô hội, Lưỡi hổ, hổ thiệt, long tu,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây thảo nhỏ, sống lâu năm, thân ngắn hóa gỗ, có nhiều vết sẹo do lá rụng. Lá không có cuống, cắt lá thấy có nhựa vàng chảy ra. Nha đam được trồng rộng khắp, có thể dễ dàng tìm được.

– Tác dụng:

+ Nha đam có vị đắng, tính hàn, quy vào 4 kinh: can, tỳ, vị, đại tràng. Theo Y học cổ truyền, nha đam có tính sát khuẩn và kháng viêm nên được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. 

– Cách dùng:

+ Nha đam đem rửa sạch, gọt vỏ xanh, lấy phần ruột bên trong xay nhuyễn, uống trước bữa ăn 30 phút. Hoặc có thể nấu chín, thêm đường phèn để dễ uống.

3.5. Cây thuốc nam chữa dạ dày Bạc hà

cay-thuoc-nam-chua-da-day-8

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Bạc hà

– Tên khoa học: Mentha arvensis L.

– Tên khác: Bạc hà nam, sao bạc hà, tô bạc hà,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây thân thảo, sống lâu năm, thân mềm, hình vuông, cao khoảng 30 – 40 cm. Bạc hà thường có màu tím tía hoặc màu xanh lục.

+ Phân bố: Bạc hà hoang dại mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600 m, có khí hậu ẩm mát như Sapa, Sìn Hồ, Mù Cang Chải,… Bạc hà trồng: được nhập từ Đức, Pháp, Trung Quốc,… và được trồng ở nhiều địa phương.

+ Bộ phận dùng: Toàn cây.

– Tác dụng:

+ Tinh dầu là thành phần chính của bạc hà hàm lượng từ 0,5 – 1%, trong đó menthol chiếm 70%. Tinh dầu bạc hà và menthol tạo cảm giác mát, gây tê tại chỗ, nên có tác dụng giảm cảm giác đau dạ dày. Có thể giảm bớt cơn đau dạ dày bằng cách uống trà bạc hà. Ngoài ra, bạc hà giúp cải thiện chứng khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. Nước sắc bạc hà còn có tác dụng sát khuẩn, ức chế các vi khuẩn như Salmonella, Staphylococcus, E. coli,… 

– Ngoài ra, bạc hà có tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu,  gây trung tiện, giảm cảm giác khó chịu do hơi dư thừa trong đường tiêu hóa.

– Giảm cảm giác buồn nôn: Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn. Nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít vào sẽ có hiệu quả.

– Cách dùng bạc hà chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng:

+ Lá bạc hà 8 g. Thái nhỏ hãm với khoảng 300 ml nước sôi, cứ cách 2 giờ uống một lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

3.6. Cây thuốc nam chữa dạ dày Bạch truật

cay-thuoc-nam-chua-da-day-9

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Bạch truật

– Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz.

– Tên khác: Đông truật, triết truật, ư truật,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 40 – 60 cm, có khi đến 80 cm.. Rễ phát triển thành củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Lá mọc so le, có răng cưa, lá ở gốc có cuống dài, lá gần cụm hoa cuống ngắn. 

+ Phân bố: Cây nhập từ Trung Quốc những năm 1960, ngày nay được trồng rộng rãi. Đặc biệt ở nước ta, cây trồng được cả ở vùng núi cao lạnh và vùng đồng bằng thấp trong vụ đông xuân có thời tiết mát lạnh. Nơi cao lạnh chủ yếu nhân và giữ giống, đồng bằng sông Hồng trồng thu lấy củ.

+ Bộ phận dùng: Thân rễ.

– Tác dụng:

+ Theo lịch sử Trung Quốc, Hán Vũ đế trong một lần vi hành, đã gặp một lão nông tuổi đã cao nhưng sức khỏe vẫn rất tốt, đang cuốc đất dưới ruộng, hỏi ra mới biết sức khỏe cụ tốt nhờ thường xuyên dùng Bạch truật. Từ đó về sau, vị thuốc Bạch truật được sử dụng rộng rãi trong triều đình Trung Quốc.

+ Bạch truật đã được nghiên cứu về các tác dụng dược lý như chống loét dạ dày, giảm lượng dịch vị tiết ra, qua đó làm giảm acid dịch vị dạ dày.

+ Bạch truật được coi là vị thuốc bổ dưỡng dùng để điều trị các chứng bệnh dạ dày, bụng đầy chướng, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính,…

– Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

3.7. Cây thuốc nam chữa dạ dày Bí đỏ

cay-thuoc-nam-chua-da-day-10

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Bí đỏ

– Tên khoa học: Cucurbita moschata.

– Tên khác: Bí ngô, bí rợ, nam qua, má ứ (Thái), phặc đen (Tày), nhấm (Dao).

– Đặc điểm nhận biết: Cây thảo, sống một năm. Thân có năm cạnh, có lông dày, thường có rễ ở những đốt. Lá có cuống dài 10 – 20 cm, mọc so le, phiến lá mềm, mặt lá có lông mịn, chia nhiều thùy. Quả to, cùi dày, rỗng giữa, có nhiều dạng: cầu, dẹt, có rãnh sâu, vỏ ngoài nhẵn, khi chín vàng cam, thịt quả đỏ hoặc vàng. Hạt màu trắng xám, có mép mỏng, có vỏ và nhân thịt.

– Tác dụng: 

+ Nước ép bí đỏ giúp tiêu hóa nhanh thức ăn và giúp loại bỏ các độc tố ra ngoài đường tiêu hóa. Bí đỏ có tác dụng nhanh làm lành các vết loét dạ dày, tá tràng và các nhiễm trùng trong ruột.

+ Bí đỏ chứa Cucurbitin 0,4 – 0,84%. Cucurbitin có khả năng tẩy giun, vì vậy thường xuyên ăn bí đỏ, hoặc hạt bí có thể giúp ngăn ngừa giun sán hiệu quả.

– Cách dùng: Có thể bổ sung thường xuyên bí đỏ vào khẩu phần ăn hàng ngày.

3.8. Cây thuốc nam chữa dạ dày Cây lược vàng

cay-thuoc-nam-chua-da-day-11

Cây thuốc nam chữa dạ dày – cây Lược vàng

– Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woods.

– Tên khác: Lan rủ, …

– Đặc điểm nhận biết: Cây thảo sống lâu năm, mọc hoang thành bụi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thân mọng nước, có thể cao tới 100 cm, phân nhánh với thân bò ở gốc. Thân có nhiều đốt. Lá đơn, mọc so le, dạng mác thuôn bề mặt lá nhẵn bóng. Hoa mọc thành cụm, cây lược vàng thường ra hoa vào mùa xuân.

+ Cây lược vàng có nguồn gốc từ Mexico, Nga, sau đó du nhập vào Việt Nam. Lược vàng bắt đầu được sử dụng làm thuốc vào năm 2006 tại Thanh Hóa dựa trên một tài liệu nghiên cứu khoa học được xuất bản ở Nga. Cây lược vàng có tác dụng rất hiệu quả đối với các bệnh lý dạ dày. Do thành phần cây lược vàng chứa nhiều flavonoid và steroid, hoạt động giống như các chất kháng viêm, giúp giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây nên.

– Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng theo kinh nghiệm dân gian:

* Chữa đau dạ dày: Dùng khoảng 50 g lá lược vàng tươi, rửa sạch; sau đó giã nát, lọc lấy phần nước (có thể ăn cả bã). Thêm vào dịch lọc thu được một giọt mật gấu. Dùng ngày một lần trong thời gian khoảng một tháng.

* Cây lược vàng ngâm rượu: Cắt một đoạn thân cây lược vàng, khoảng 12 đốt, thái mỏng rồi ngâm với hai lit rượu trắng. Đậy kín, để trong bóng tối trong thời gian 10 ngày. Cách uống rượu cây lược vàng:

+ Uống trước bữa ăn 30 phút.

+ Mỗi lần uống 25 giọt.

+ Uống 1 đến 2 lần một ngày.

+ Mỗi đợt là 10 ngày.

+ Cứ uống mỗi đợt 10 ngày thì nghỉ 7 ngày.

+ Sau khi nghỉ 7 ngày, xong thì uống tiếp trong thời gian 7 ngày.

+ Lặp lại cho đến khi hết bệnh.

* Nhai tươi: Rửa sạch lá lược vàng, nhai, nuốt nước, bỏ bã. Ngày 3 lần trước bữa ăn. Hiệu quả với bệnh viêm họng và các bệnh đường tiêu hóa.

* Hãm với nước sôi: Lấy lá lược vàng tươi cắt nhỏ, thêm 1 lit nước sôi, ngâm 12 tiếng, mỗi lần uống 1 ly nhỏ. Tốt cho bệnh dạ dày, đường ruột và thanh lọc cơ thể.

3.9. Cây thuốc nam chữa dạ dày Cây Khổ sâm

cay-thuoc-nam-chua-da-day-12

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Khổ sâm

– Tên khoa học: Croton tonkinensis.

– Tên khác: Cù đèn,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây nhỏ, cao 1 – 2 m, cành non mảnh, lá mọc so le hoặc gần như mọc đối. Bộ phận dùng: Lá, thu hái khi cây đang ra hoa, sau đó phơi khô.

– Tác dụng: Khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, chát, có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh

– Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ khổ sâm: 

+ Khổ sâm 12 g, lá khôi 10 g, bồ công anh 12 g, nhân trần 12 g chút chút 10 g. Tiến hành nghiền thành bột, mỗi ngày dùng khoảng 30 g thuốc bột.

+ Lá khổ sâm 12 g, bồ công anh 20 g, hậu phác 12 g, lá khôi 40 g, uất kim 12 g, cam thảo 4 g, ngải cứu 8 g. Sắc uống, hoặc nấu cao pha siro uống.

3.10. Cây thuốc nam chữa dạ dày Nghệ

cay-thuoc-nam-chua-da-day-13

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Nghệ

– Tên khoa học: Curcuma longa L.

– Tên khác: Uất kim, khương hoàng,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây thân thảo, cao từ 0,6 – 1 m. Thân rễ có mùi thơm, phân nhánh thành nhiều củ có hình bầu dục, màu vàng sẫm đến vàng đỏ. Lá mọc thẳng từ rễ, gốc lá thuôn hẹp, đầu hơi nhọn, dài 30 – 40 cm, bẹ lá rộng và dài.

– Nghệ được sử dụng rộng rãi trong đời sống, từ ẩm thực đến làm đẹp. Ngoài ra nghệ cũng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nghệ từ lâu đã là cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả. Curcumin là hoạt chất có tác dụng sinh học chính trong nghệ, hàm lượng từ 3 – 5%. 

– Tác dụng chống loét dạ dày:

+ Curcumin làm giảm acid dịch vị dạ dày, đồng thời tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng khỏi các tổn thương bởi yếu tố nguy cơ. 

+ Curcumin ức chế vi khuẩn H. pylori, Salmonella, Shigella, Bacillus,… làm giảm hoạt động của vi khuẩn, ức chế quá trình viêm.

+ Curcumin giúp nhanh lành các tổn thương, đặc biệt là các vết loét trong bệnh loét dạ dày.

+ Người bị các bệnh về dạ dày, đặc biệt viêm loét dạ dày được khuyến khích nên sử dụng nghệ thường xuyên, có thể bổ sung vào khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

– Các bài thuốc chữa đau dạ dày:

+ Nghệ 100 g, mật ong 1000 g. Nghệ tán bột ngâm với mật ong, ngày uống 20 – 30g. Khi uống cần lắc đều.

– Kiêng kỵ: Không nên sử dụng nghệ cho phụ nữ đang có thai,…

3.11. Cây thuốc nam chữa dạ dày Chè dây

cay-thuoc-nam-chua-da-day-15

Cây thuốc nam chữa dạ dày – Chè dây

– Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis.

– Tên khác: Chè hoàng giang, song nho,…

– Đặc điểm nhận biết: Cây leo, thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ. Có tua cuốn. Lá kép lông chim mọc so le. Quả mọng, khi chín màu đen. 

+ Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa.

– Tác dụng:

+ Chè dây có vị ngọt, có tác dụng giảm đau, chống viêm và thanh nhiệt.

+ Thành phần chính của chè dây là flavonoid, tanin có khả năng trung hòa acid, giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày, qua đó làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày, nhanh chóng phục hồi các tổn thương do loét dạ dày.

– Chữa đau dạ dày từ chè dây:

+ Theo kinh nghiệm dân gian, hàng ngày lấy 30 – 50 g dược liệu chè dây, rửa sạch sau đó hãm trà hoặc sắc uống nhiều lần trong ngày. Nên sử dụng liên tục từ 15 – 30 ngày để cho hiệu quả điều trị.

>>>Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Hiệu Nghiệm Tại Nhà

10 Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Phổ Biến Từ Dân Gian

3.12. Cây thuốc nam chữa dạ dày Lá mơ lông

cay-thuoc-nam-chua-da-day-16

Cây thuốc nam chữa dạ dày – lá Mơ lông

– Tên khoa học: Paederia foetida L.

– Tên khác: Cây lá mơ, ngưu bì đống, mơ tam thể,…

– Đặc điểm nhận biết: Dây leo bằng thân quấn sống nhiều năm. Thân hơi dẹt, sau tròn, màu lục. Lá mọc đối hình. Quả hình trứng, nhẵn, dẹt, màu nâu bóng.

– Tác dụng: Lá mơ lông có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa. Sử dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

– Cách dùng: Lấy 20 – 30 g lá mơ lông, rửa sạch, đem xay nhuyễn. Lọc lấy nước uống trước khi ăn. Uống ngày từ 1 – 2 lần.

4. Một số bài thuốc từ các cây thuốc nam chữa dạ dày hiệu quả

4.1. Bài thuốc chữa đau dạ dày

– Sa nhân 8 g, Trần bì 8 g, Hậu phác 8 g, Hương phụ 8 g, Thương truật 16 g, Cam thảo 4 g.

– Thêm 400 ml nước, sắc lấy 200 ml uống (một thang sắc 2 lần), uống 1 thang/ ngày. Có thể tán bột uống 2 lần/ ngày, 10 g một lần.

– Điều trị: Đau dạ dày, ợ hơi, đau bụng.

4.2. Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

– Mai mực, hàn the phi, mẫu lệ nung tiến hành nghiền bột cùng với gạo tẻ, kê nội kim; gia thêm cam thảo, hoàng bá. Thành phần mỗi dược liệu bằng nhau. Mỗi ngày uống 20 – 30 g thuốc bột.

– Nếu đau nhiều có thể dùng bài thuốc Trầm hương giải tán khí. Bài thuốc bao gồm các vị: Trầm hương 6 g, Sa nhân 8 g, Cam thảo 6 g, Hương phụ 10 g, Diên hồ sách 8 g, Khổ luyện tử 8 g. Sắc uống ngày 1 lần.

4.3. Sài hồ sơ can thang

Sài hồ 12 g, Xuyên khung 8 g, Chỉ xác 8 g, hương phụ 8 g, bạch thược 12 g, thanh bì 8 g, cam thảo 6 g. Nếu đau nhiều, gia thêm Khổ luyện tử 8 g; kèm triệu chứng ợ chua gia thêm Ô tặc cốt 20 g. Sắc uống ngày 1 lần.

4.4. Chữa bệnh dạ dày bằng Mật ong, hoa hồng

– Hoa hồng 5 g, hòa trong nước sôi 10 phút. Thêm mật ong và đường vào, khuấy đều.

– Công dụng: Giảm ợ chua, lợi tràng, giảm đau, khỏi loét.

4.5. Chữa bệnh dạ dày bằng Bột tam thất, ngó sen, trứng gà 

– Chữa trị: đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng.

– Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng một quả trứng gà, đập và trộn với 30 ml nước ngó sen, 3 g bột tam thất. Hấp cách thủy.

4.6. Chữa bệnh dạ dày bằng Cây sen cạn, táo tàu

– Chữa trị: đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng.

– Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 50 g cây sen cạn, 8 – 10 quả táo tàu. Tiến hành sắc với nước, uống trong ngày.

– Công hiệu: Cầm máu, bổ dạ dày.

4.7. Chữa bệnh dạ dày bằng Gừng tươi, lá hẹ, sữa bò

– Chữa trị: Loét dạ dày.

– Liều lượng, cách dùng: Rửa sạch 25 g gừng tươi và 250 g lá hẹ, thái nhỏ, sau đó giã vắt lấy nước. Hòa phần dịch vắt được với 250 g sữa bò, đun sôi, sau đó ăn nóng.

– Công hiệu: Chữa trứng viêm dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, thổ huyết.

4.8. Chữa bệnh dạ dày bằng Nước khoai tây

– Chữa trị: Loét dạ dày.

– Liều dùng và cách dùng: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, ép lấy nước. Hàng ngày, sáng sớm, lúc còn đói, uống khoảng 50 – 100 ml nước khoai tây.

4.9. Chữa bệnh dạ dày bằng Mật ong

– Chữa trị: Loét dạ dày.

– Liều dùng và cách dùng: Mật ong 150 g, hấp nóng. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn. 

4.10. Chữa bệnh dạ dày bằng Mật ong, cam thảo, trần bì

– Chữa trị: Loét dạ dày, tá tràng.

– Liều dùng và cách dùng: Mật ong 90 g, cam thảo tươi 15 g, trần bì 10 g, nước vừa đủ. Sắc kỹ cam thảo, trần bì, sau đó thêm mật ong. Ngày uống 3 lần.

4.11. Chữa bệnh dạ dày bằng Nước gừng, sữa bò

– Chữa trị: Đau dạ dày.

– Liều dùng và cách dùng: Mỗi lần dùng 150 – 200 g sữa bò, một thìa nước gừng, ít đường trắng. Hấp cách thủy.

4.12. Chữa bệnh dạ dày bằng Đảng sâm, gạo

– Chữa trị: Viêm dạ dày, loét tá tràng.

– Liều dùng và cách dùng: Mỗi lần dùng 10 – 15 g Đảng sâm, gạo 30 g sao vàng. Thêm nước, tiến hành sắc thuốc, uống thường xuyên. Cách 1 ngày điều trị 1 lần. 

5. Một số lưu ý khi sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày

– Sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày có thể đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên khi sử dụng nên tham khảo thêm ý kiến của các nhân viên y tế. Thông thường, các cây thuốc nam chữa dạ dày khá an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu phối hợp các cây thuốc nam chữa dạ dày với thuốc tân dược, hoặc một số đồ ăn có thể dẫn đến các tương tác gây tác dụng không mong muốn. Do đó, khi sử dụng, cần đặc biệt lưu ý, không nên tự ý sử dụng nếu chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Cần cân nhắc giữa lợi ích và yếu tố nguy cơ gặp phải khi điều trị.

cay-thuoc-nam-chua-da-day-17

Các biện pháp thay đổi lối sống

– Nên kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế các đồ ăn chua cay, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh nhiều giàu mỡ, tránh xa các loại rượu bia, đồ uống có cồn, có ga, các loaị chất kích thích, thuốc lá.

– Chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ, ăn nhiều trái cây (trừ các loại trái cây có múi), bổ sung đủ nước cho cơ thể (trung bình 1,5 – 2 lit nước mỗi ngày).

– Thay đổi lối sống lành mạnh, ăn đúng bữa, tránh ăn tối quá khuya trước khi đi ngủ, ngủ đủ giấc. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

– Cân bằng hợp lý giữa thời gian làm việc, thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo lắng, căng thẳng, kích động.

Kết luận

Việt Nam từ lâu đã có nền y học cổ truyền rất phát triển, các cây thuốc nam chữa dạ dày được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao. Các bệnh dạ dày thường có tính chất chu kỳ và diễn biến kéo dài, giai đoạn đầu triệu chứng không rõ rệt thường khiến người bệnh chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để kịp thời thăm khám xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc sử dụng các cây thuốc nam chữa dạ dày cũng là một phương án tối ưu, hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Trong trường hợp gặp phải dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý về dạ dày, hãy liên hệ ngay với  HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy giải đáp các thắc mắc liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và được tư vấn giải pháp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.

 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091