Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn

Khi xã hội ngày càng phát triển, các bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng phổ biến, đặc biệt là bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng xảy ra ở nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau và còn xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng tại dạ dày. Vậy đâu là nguyên nhân của trào ngược dạ dày? Các hậu quả của hiện tượng trào ngược dạ dày là như thế nào và các cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả là gì?

Hãy cùng Scurma Fizzy tìm hiểu về những vấn đề này thông qua bài viết sau để có thể có thêm những kiến thức vô cùng hữu ích về bệnh lý trào ngược dạ dày. Qua bài viết, bạn cũng có thể biết được một số cách trị trào ngược dạ dày đáng được chú ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

1. Tại sao phải sử dụng cách trị trào ngược dạ dày

Có nhiều người cho rằng trào ngược dạ dày không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và làm ngơ trước những biểu hiện bệnh lý khi đang còn ở mức độ nhẹ. Chỉ khi mà các hiện tượng này trở nên nặng và dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác thì lúc đó người bệnh mới tìm cách trị trào  ngược dạ dày. 

1.1. Trào ngược dạ dày và các biến chứng

khái niệm trào ngược dạ dày

Như thế nào là trào ngược dạ dày?

Trào ngược là một hiện tượng bệnh lý tại hệ thống tiêu hóa của cơ thể, khi mà các thức ăn, dịch dạ dày bị đẩy lên trên rồi trào ngược lên thực quản và gây ra các tổn thương tại thực quản và một số cơ quan khác trên hệ thống tiêu hóa và một số cơ quan lân cận.

Khi tình trạng cơ thể bình thường, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng, sau đó đi xuống thực quản. Khi xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra và thức ăn đi xuống dạ dày rồi được tiêu hóa nhờ hệ thống enzyme ở dạ dày kết hợp với sự nhào trộn co bóp của dạ dày.

Nếu vì bất cứ lý do gì mà thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược lên thì sẽ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày chủ yếu bắt nguồn chủ yếu từ vấn đề ở cơ vòng ở cuối thực quản mà một số nguyên nhân do các bệnh lý ở dạ dày.

>>>>>> Tìm hiểu thêm: Các Triệu Chứng Khó Chịu Nào Bạn Có Thể Gặp Phải Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày?

Vậy trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn tới các hậu quả nguy hiểm gì? Trào ngược dạ dày thực quản có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm như sau:

  • Bệnh lý hẹp thực quản

Khi các thức ăn cùng với dịch dạ dày chảy ngược lên thực quản trong thời gian dài với tần suất lớn, niêm mạc thực quản có thể bị tổn thương, phù nề. Nếu hiện tượng này kéo dài hơn nữa thì có thể dẫn tới loét thực quản, hẹp thực quản.

Điều này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau, bị chảy máu, nước bọt có máu, nuốt rát khó và đau cùng với tình trạng cảm thấy tức ngực, đặc biệt là bị đau phía sau xương ức và khi ăn có thể bị nôn, ói.

  • Một số vấn đề về đường hô hấp

Khi trào ngược, acid dạ dày và dịch tiêu hóa cũng bị trào ngược cùng với thức ăn. Nếu lượng dịch này quả nhiều, nó có thể tràn vào đường hô hấp gây nghẹt mũi, khó thở, viêm đường hô hấp.

  • Biến chứng Barrett thực quản

Đây là một bệnh lý tiền ung thư khi mà lớp niêm mạc thực quản thay đổi. Khi bị Barrett thực quản, các triệu chứng ợ nóng có thể thuyên giảm nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới ung thư thực quản.

  • Biến chứng ung thư thực quản

Đây là biến chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Biến chứng này thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trên 50 và để lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh ung thư thực quản có thể để lại nhiều đau đớn cho người bệnh, thực quản bị chảy máu nhiều, người bệnh bị giảm cân nặng, da mặt sạm đi và xuất hiện rất nhiều vết nhăn mới.

Ở Việt Nam, theo thống kê thì mỗi năm có đến hơn 7000 mắc bệnh ung thư thực quản nhưng tỉ lệ sống thêm được 3 năm là rất thấp do được chẩn đoán khá muộn dẫn tới tình trạng bệnh quá nặng và không thể cải thiện được.

Chính vì thế, khi bạn phát hiện có dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, hãy tìm cách trị trào ngược dạ dày thực quản ngay lập tức để không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bản thân.

1.2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày do đâu

Để có biết được một số cách trị trào ngược dạ dày, hãy tìm hiểu một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày, điển hình là một số nguyên nhân như sau:

Chế độ ăn uống cách trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học

Theo các khảo sát thì hầu hết nguyên nhân mà dẫn tới trào ngược dạ dày phổ biến chính là việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Nhóm đối tượng mà có tỉ lệ ăn uống không lành mạnh nhiều nhất là người trường thành bởi người trưởng thành thường có sức đề kháng khá tốt và không mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy, tình trạng coi nhẹ sức khỏe đang khá phổ biến ở giới trẻ.

Với chế độ ăn quá cay nóng, ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rất ít rau xanh,… làm cho tình trạng trào ngược dạ dày dễ xảy ra.

Đặc biệt khi bạn ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu hóa cùng với việc ăn quá no thì dạ dày sẽ không có khả năng đáp  ứng được nhu cầu tiêu hóa thức ăn của cơ thể bạn, thức ăn bị đầy và tràn ra ngoài dạ dày, đẩy lên thực quản gây tình trạng trào ngược.

Ngoài ra, việc ăn hoặc uống quá nhanh có thể dẫn tới lượng khí theo thức ăn vào dạ dày lớn thì cũng dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày.

Vì thế, một cách trị trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc chính là thay đổi thói quen ăn uống, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn.

  • Việc lạm dụng quá mức các loại thuốc Tây

Trên thị trường hiện nay, tỉ lệ thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm đang được tiêu thụ với tỉ lệ rất lớn. Đặc biệt là với các thuốc giảm đau chống viêm mà không cần kê đơn, tình trạng lạm dụng quá mức các loại thuốc này đang diễn ra rất phổ biến.

Và đây chính là một nguyên nhân rất hay gặp có thể dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Các thuốc giảm đau chống viêm này nếu được sử dụng với liều lượng phù hợp thì sẽ có tác dụng tốt và không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày của bạn.

Nhưng nếu việc sử dụng thuốc quá lạm dụng, sử dụng thuốc quá liều cho phép và sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng loét dạ dày, tá tràng, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

  • Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do căng thẳng quá mức

Việc thần kinh bị căng thẳng quá mức làm dạ dày của bạn tăng tiết acid, đồng thời dạ dày cũng co bóp rất mạnh làm cho cơ vòng thực quản mở rộng, thức ăn cũng như dịch dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Không những thế, việc chịu áp lực lớn, stress có thể dẫn tới tình trạng rối loạn hệ thống tiêu hóa, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày và dĩ nhiên là nếu thức ăn không được tiêu hóa thì dạ dày sẽ đầy thức.

Khi đó việc trào ngược dạ dày xảy ra là điều đương nhiên do áp lực lên dạ dày quá lớn. Do vậy, stress cũng là nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.

  • Nguyên nhân do một số bệnh lý ở dạ dày

Hiện nay có rất nhiều bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm xung huyết dạ dày,… Các bệnh lý này có thể gây rối loạn hoạt động của cơ tâm vị.

Chính vì những bệnh lý này mà bạn có thể cảm thấy nóng, chua và rát ở ngực và họng khi trào ngược dạ dày.

>>>> Tìm hiểu thêm: Bệnh Lý Nào Thường Gặp Nhất Có Liên Quan Tới Dạ Dày?

2. Cách trị trào ngược dạ dày bằng việc sử dụng thuốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là một số thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị triệu chứng trào ngược:

2.1. Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Esomeprazole

thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Cơ chế tác dụng của thuốc

Esomeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc này khi đi vào trong cơ thể sẽ chuyển từ dạng tiền thuốc thành dạng thuốc có hoạt tính.

Dạng thuốc có hoạt tính có khả năng liên kết với bơm proton H+/K+-ATPase ở tế bào viền dạ dày, làm ức chế bơm này.

Khi bơm proton H+/K+-ATPase bị ức chế thì sẽ dẫn tới tình trạng giảm tiết acid ở dạ dày, làm giảm tình trạng dư thừa acid trong dạ dày và đồng thời hỗ trợ tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Đây chính là cơ chế làm giảm trào ngược của thuốc Esomeprazole. 

  • Chỉ định của Esomeprazole

Esomeprazole được chỉ định trên các đối tượng bị viêm thực quản hoặc trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, có thể điều trị được cả bệnh thực quản Barrett.

Esomeprazole còn được chỉ định trong việc điều trị viêm, loét dạ dày nhưng lành tính, hoặc sử dụng để dự phòng nguy cơ loét dạ dày tá tràng do việc lạm dụng NSAID quá mức.

Ngoài ra, thuốc này còn được sử dụng trong việc phối hợp với một số loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp trong trường hợp bệnh nhân có vi khuẩn này.

Thuốc còn được sử dụng với mục đích điều trị hội chứng Zollinger- Ellison.

  • Thuốc Esomeprazole có an toàn không

Ngoài những tác dụng điều trị như trên, Esomeprazole cũng có một số những tác dụng phụ bất lợi như: thường gặp là gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn. Tác dụng không mong muốn ít gặp của thuốc này là dị cảm.

Ngoài ra, Esomeprazole có thể gây gãy xương ở người già khi sử dụng thuốc này thời gian dài, thiếu hụt vitamin B12 ở người cao tuổi và gây giảm natri, viêm thận kẽ mạn. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn này thường hiếm gặp.

  • Thận trọng

Esomeprazole được thận trọng với những người có bệnh u dạ dày ác tính do thuốc có thể che giấu các triệu chứng của bệnh, làm bệnh trở nên nặng hơn mà người bệnh không thể nhận ra. 

  • Một số chú ý khi sử dụng Esomeprazole

Thuốc này là thuốc cần sự kê đơn của bác sĩ thì mới nên sử dụng. Đa số dùng thuốc dạ uống, chỉ dùng dạng tiêm khi không có khả năng uống được thuốc.

Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc, chưa có bằng chứng về tác hại của thuốc trên nhóm đối tượng này. Tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì chưa có thông tin chính xác nên tốt nhất là không nên sử dụng loại thuốc này.

Khi sử dụng Esomeprazole thì không nên nghiền, bẻ hoặc nhai viên nén ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Nếu bệnh nhân khó uống thì có thể lắc viên thuốc cùng với nước để cho người bệnh uống.

2.2. Dùng thuốc Cimetidine chữa trào ngược

Thuốc cimetidine

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Cơ chế tác dụng của thuốc Cimetidine

Cimetidine là một thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2. Trong cơ thể, histamin đóng vai trò là yếu tố tín hiệu để giúp dạ dày có thể nhận biết và làm tăng tiết acid dịch vị.

Khi sử dụng Cimetidine, thuốc này có thể làm ức chế histamin làm mất tác dụng của histamin. Từ đó, dịch vị dạ dày không tăng tiết, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Thuốc này đã được chứng minh trong việc giảm tiết acid về đêm hiệu quả. 

  • Chỉ định của Cimetidine

Thuốc này được chỉ định nhiều trong các trường hợp trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, Cimetidine cũng được sử dụng trong việc điều trị hội chứng Zollinger- Ellison.

  • Một số tác dụng không mong muốn của Cimetidine

Tuy thuốc có khả năng điều trị tương tự như Esomeprazole nhưng tác dụng không mong muốn của thuốc này lại nghiêm trọng hơn.

Thuốc có tác dụng phụ là làm tăng tiết sữa ở nữ và gây ra bệnh vú to ở nam với tỉ lệ ngày càng tăng khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Trên tiêu hóa thì thuốc này có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn. Ngoài ra, thuốc còn gây phát ban, tăng các enzyme gan tạm thời, hoặc có thể tương tác với các thuốc khác làm giảm hoặc tăng hiệu quả của các thuốc dùng cùng.

  • Thận trọng

Thuốc này có khả năng tương tác với một số thuốc khác như warfarin, phenytoin, diazepam,… nên cần chú ý khi sử dụng cùng với các thuốc này.

Cimetidine chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên cần chú ý hiệu chỉnh liều đối với những bệnh nhân suy gan hay suy thận.

Cẩn thận khi dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ ung thư do thuốc có thể che giấu các triệu chứng làm việc chẩn đoán trở nên khó khăn.

  • Một số điểm cần lưu ý trước khi sử dụng Cimetidin

Nên sử dụng thuốc này trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ do thuốc này có hiệu quả cao nhất khi sử dụng vào ban đêm.

Không nên uống Cimetidine cùng với các antacids do làm giảm hiệu quả điều trị.

>>>> Tham khảo thêm: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Như Nào Cho Hiệu Quả – Những Kinh Nghiệm Hay Cho Bạn

2.3. Thuốc Baclofen điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

thuốc baclofen

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Tác dụng của Baclofen

Baclofen là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ, tăng trương lực cơ. Thuốc này có tác dụng làm giảm co thắt cơ dạ dày và ức chế sự giãn cơ đột ngột của cơ vòng thực quản, giúp cho việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, Baclofen được sử dụng để điều trị co thắt và cứng khớp do chấn thương sọ não và tủy sống hoặc do đột quỵ.

  • Chỉ định của thuốc Baclofen

Thuốc này được chỉ định trong các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, tổn thương tủy sống, đột quỵ mạch máu não, viêm màng não,…

  • Chống chỉ định

Baclofen chống chỉ định với những đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc, loét dạ dày.

  • Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Baclofen như thuốc có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thận, gan, suy hô hấp; thuốc có thể gây tăng co thắt bàng quang quá mức, gây chóng mặt buồn nôn, nôn, mất ngủ, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, Baclofen có thể gây hạ huyết áp, khó thở, kích động, trầm cảm,… nhưng các tác dụng không mong muốn này có tỉ lệ gặp rất thấp.

  • Lưu ý khi sử dụng

Hãy thận trọng khi sử dụng Baclofen cho người cao tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Không sử dụng cho các đối tượng đang vận hành máy móc.

2.4. Cách trị trào ngược dạ dày bằng việc dùng thuốc Sucralfate

  • Cơ chế tác dụng của Sucralfate

Cơ chế tác dụng của thuốc Sucralfate là liên kết để tạo phức hợp với các chất fibrinogen và albumin của dịch rỉ được tiết ra từ các vết viêm loét để tạo ra một màng ngăn cản sự tấn công của acid và các yếu tố khác đến niêm mạc dạ dày.

Thuốc cũng có khả năng gắn vào niêm mạc dạ dày nhưng lại gắn ở vết loét nhiều hơn. Do cơ chế tác dụng như trên, nên uống Sucralfate vào lúc đói, không nên uống cùng với bữa ăn.

  • Các chỉ định của Sucralfate

Điều trị loét dạ dày tá tràng lành tính, điều trị trào ngược dạ dày thực quản, phòng viêm, loét dạ dày,…

  • Các tác dụng không mong muốn khi sử dụng

Với cách trị trào ngược dạ dày bằng Sucralfate, tác dụng phụ hay gặp nhất chính là táo bón. Một số tác dụng không mong muốn khác ít gặp hơn như: khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…

  • Chống chỉ định của Sucralfate

Do thuốc có chứa nhôm trong thành phần nên cần chú ý sử dụng thuốc cho người suy thận. Đối với trường hợp suy thận nặng, không nên sử dụng thuốc.

Hiện tại chưa xác định thông tin về tác dụng của thuốc lên thai nhi, do vậy chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai khi nó thật sự cần thiết và không có phương án nào thay thế.

  • Lưu ý khi sử dụng

Người trào ngược dạ dày thường sử dụng cả các antacid để điều trị cùng với các Sucralfate.

Tuy nhiên không nên sử dụng hai loại thuốc này cùng lúc do antacid có thể làm giảm tác dụng của Sucralfate. Khi đó, nên sử dụng hai thuốc này cách nhau trong khoảng thời gian 30 phút.

2.5. Cách trị trào ngược dạ dày bằng việc dùng thuốc Antacids

thuốc

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Tác dụng của Antacids

Thành phần chính của Antacids là Calcium carbonate có khả năng trung hòa acid dạ dày nên còn được gọi là thuốc kháng acid.

Thuốc có tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do nguyên nhân dư thừa acid dạ dày, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Đây là một cách trị trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến.

  • Tác dụng không mong muốn hay gặp phải khi sử dụng Antacids

Việc sử dụng antacids không hợp lí có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như suy nhược cơ thể, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau xương đau cơ. Một số tác dụng hiếm gặp khác như phát ban, sưng phù, khó thở,…

  • Một số chú ý khi sử dụng thuốc Antacids

Nên báo cáo cho bác sĩ nếu bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc này.

Thuốc có thể tương tác với một số thuốc khác như digoxin, canxi axetat,… làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của thuốc, đồng thời có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc. Do vậy cần chú ý khi sử dụng Antacids.

3. Cách trị trào ngược dạ dày mà không cần dùng thuốc

Biện pháp sử dụng thuốc thường là biện pháp được sử dụng khi tình trạng trào ngược dạ dày của bệnh nhân đã nặng.

Do vậy, nếu tình trạng của bạn còn chưa nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số biện pháp trị trào ngược dạ dày hiệu quả mà không cần dùng tới thuốc. Bên cạnh đó, việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học và lối sống sinh hoạt hợp lý sẽ góp phần điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả hạn chế tình trạng sử dụng nhiều phác đồ thuốc gây hại tới các cơ quan khác.

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

chế độ ăn

Cách trị trào ngược dạ dày

  • Các loại thực phẩm không nên ăn:

Giảm nhiều nhất có thể lượng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm khó tiêu hóa, giảm các loại thức ăn cay nóng, đồ uống có gas, đồ uống có cồn,….

Không nên ăn các loại hoa quả quá chua như xoài, cóc, khế,…

  • Các thực phẩm nên bổ sung:

Rau củ quả

Người trào ngược dạ dày nên ăn nhiều rau xanh, củ quả do các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày được dễ dàng hơn.

Một số loại rau của quả nên bổ sung như súp lơ trắng,  súp lơ xanh, rau cải, khoai tây,…Khoai tây còn có khả năng làm giảm đáng kể lượng acid dư thừa trong dạ dày

Đạm dễ tiêu

Nên bổ sung một số loại đạm dễ tiêu hóa vào thực đơn như thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn, thịt ngan,…

Các loại đạm này không những không khó tiêu mà còn giúp hút bớt acid dạ dày, giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Thực phẩm giàu yến mạch

Người trào ngược dạ dày có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu hàm lượng yến mạch như bánh mì, bột yến mạch,… Các loại thực phẩm này có khả năng hút acid dư thừa trong dạ dày

Thực phẩm có công dụng mạnh trong việc sát khuẩn, kháng viêm

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm như gừng, nghệ, mật ong,… do chúng có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, chữa lành các tổn thương của các tế bào ở dạ dày và thực quản khi mức độ còn nhẹ.

>>>>>> Nhấn đọc ngay: Thực Đơn Được Xây Dựng Hợp Lý Nhất Dành Cho Người Bị Dạ Dày Trào Ngược

3.2. Cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn

Ngoài việc thực hiện chế độ ăn như trên, bạn nên thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Nên ăn đầy đủ bữa sáng, trưa và tối

Nên ăn nhiều vào buổi sáng và giảm dần khi về tối. Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn vào buổi tối, dạ dày của bạn sẽ không được nghỉ ngơi ngay cả khi bạn đang ngủ.

Nếu dạ dày làm việc quá sức thì tất nhiên dạ dày sẽ bị suy giảm chức năng của nó.

Ăn vào khoảng thời gian cố định, không ăn quá nhanh

Hãy ăn uống vào những khoảng thời gian cố định trong ngày để dạ dày có thể hoạt động nhịp nhàng hơn mà không bị thay đổi đột ngột.

Không nên ăn quá nhanh do dễ gây ra hiện tượng ợ hơi và thức ăn cũng không được nghiền nhỏ và làm dạ dày phải co bóp mạnh để có thể tiêu hóa được.

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt

Không nên thức khuya, giảm áp lực, căng thẳng trong công việc

Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân, thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng

>>>>>> Xem thêm: 8 Bài Thuốc Dân Gian Giảm Nhanh Tình Trạng Trào Ngược Dạ Dày

Trên đây là một nguyên nhân và cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tạo thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên, giảm căng thẳng, stress trong công việc cũng như trong cuộc sống..

Người bệnh cần sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị để hiệu quả điều trị được cải thiện nhanh chóng, hạn chế tái phát và đảm bảo an toàn cho các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc Tây.

Scurma Fizzy

Cách trị trào ngược dạ dày

Scurma Fizzy chính là kết quả nghiên cứu trong 3 năm của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ hợp tác cùng ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm ứng dụng công nghệ hướng đích từ hợp chất Curcumin của củ nghệ vàng để tăng hiệu quả tác dụng tập trung gấp 70 lần Nano Curcumin thông thường. Đồng thời, nâng cao hiệu quả chữa lành vết loét và chống oxy hóa của cơ thể hơn so với các dạng bào chế khác.

Tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm Scurma Fizzy ngay tại đây để hỗ trợ bảo vệ dạ dày của mình một cách toàn diện hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ qua HOTLINE 18006091 để được giải đáp bởi các chuyên gia, dược sĩ, bác sĩ. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091