Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Phác Đồ Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Bệnh loét dạ dày tá tràng ngày càng trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mỗi người bệnh. Nó không chỉ gây những cảm giác đau đớn khó chịu mà nặng hơn còn khiến chúng ta nôn ra máu, mất máu chậm lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Vậy phải loại bỏ loài vi khuẩn này trong cơ thể dạ dày bạn như thế nào? Hãy cùng  dược sĩ, bác sĩ của Scurma Fizzy tìm hiểu về các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhé!

phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả

1. Tổng quan về loét dạ dày tá tràng

1.1. Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày là những vết loét phát triển ở niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khoẻ khá phổ biến, trong đó nổi bật là tình trạng đau dạ dày.

Loét dạ dày bao gồm:

  • Loét dạ dày phát triển ở bên trong dạ dày
  • Loét tá tràng phát triển ở bên trong phần trên của ruột non (hay còn gọi là tá tràng)

Nguyên nhân thường gặp nhất của loét dạ dày tá tràng là:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Thường xuyên dùng và dùng trong khoảng thời gian dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) và naproxen sodium (Aleve). 

Mặc dù tình trạng căng thẳng và thường xuyên ăn đồ cay nóng không gây loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng.

1.2. Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng thường là:

  • Đau bụng bỏng rát
  • Cảm giác đầy hơi, ợ hơi hoặc chướng bụng
  • Không dung nạp thức ăn béo
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng phổ biến nhất thường là đau rát dạ dày. Axit của dạ dày tiết ra làm cho cơn đau trở nên nặng hơn, nhất là khi bụng đói. Bạn có thể làm giảm cơn đau bằng cách ăn một số loại thực phẩm giúp trung hoà axit dạ dày hoặc uống thuốc giảm axit, nhưng sau đó cơn đau có thể quay trở lại. Các cơn đau có thể tồi tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm. Có một số người bị loét dạ dày tá tràng thậm chí còn không xuất hiện triệu chứng.

Ngoài ra, các vết loét có thể gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nôn hoặc bị nôn ra máu có thể có màu đỏ hoặc đen
  • Máu sẫm màu, trong phân hoặc phân có lẫn màu đen 
  • Khó thở
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Giảm cân không giải thích được
  • Biến đổi cảm giác thèm ăn

>>>Xem thêm: Loét Dạ Dày Triệu Chứng Là Gì, Bật Mí Các Triệu Chứng Thường Gặp

1.3. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng khi axit trong đường tiêu hóa ăn mòn bề mặt bên trong của dạ dày hoặc ruột non. Khi ăn mòn, axit dịch vị có thể tạo ra vết loét hở gây đau và có thể chảy máu.

Đường tiêu hóa được bao phủ bởi một lớp màng nhầy giúp bảo vệ chống lại axit. Nhưng nếu lượng axit tăng lên cao hoặc giảm lượng chất nhầy xuống, đều có thể là nguy cơ khiến bạn bị loét.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường sống trong lớp màng nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori sẽ không gây ra tác hại gì, nhưng nó có thể gây viêm lớp màng bên trong của dạ dày, tạo ra vết loét.

Mặc dù chưa được nghiên cứu kỹ về con đường lây nhiễm của vi khuẩn H. pylori. Nhưng nó có thể được truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn. Mọi người cũng có thể nhiễm H. pylori qua thức ăn và nước uống.

  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau: Dùng aspirin, cũng như một số loại thuốc giảm đau không kê đơn được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể gây ra tình trạng kích ứng hoặc làm viêm niêm mạc dạ dày, ruột non của bạn. Những loại thuốc đó bao gồm ibuprofen (Advil,…), naproxen sodium (Aleve, Anaprox DS,…), ketoprofen và những loại khác. Chúng không bao gồm acetaminophen (Tylenol,…).
  • Các loại thuốc khác: Khi dùng một số loại thuốc cùng với NSAID, chẳng hạn như thuốc steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), và risedronate (Actonel), alendronate (Fosamax) và làm tăng đáng kể khả năng tiến triển vết loét.

1.4. Các yếu tố nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng

Ngoài các rủi ro liên quan đến việc dùng NSAID, bạn có thể tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng nếu:

  • Khói thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H. pylori.
  • Uống rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn, và nó làm tăng lượng axit trong dạ dày.
  • Bị căng thẳng không được điều trị.
  • Ăn thức ăn cay.

Những yếu tố này không gây loét nhưng có thể khiến vết loét nặng hơn và khó lành hơn.

>>>Xem thêm: Top 9 Nguyên Nhân Loét Dạ Dày Phổ Biến Ai Cũng Phải Biết

1.5. Các biến chứng bạn hay mắc phải khi bị bệnh loét dạ dày tá tràng

Nếu không được điều trị dứt điểm, loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến một số tình trạng như:

  • Chảy máu trong: Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra như mất máu chậm dẫn đến thiếu máu hoặc mất máu nghiêm trọng làm tăng nguy cơ phải nhập viện hoặc truyền máu. Mất máu nghiêm trọng có thể gây ra nôn mửa ra màu đen, có dính cả máu hoặc phân đen, phân có máu.
  • Tạo ra một lỗ (thủng) trên thành dạ dày của bạn: Loét dạ dày có thể ăn một lỗ xuyên qua (thủng) thành dạ dày hoặc ruột non của bạn, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng (viêm phúc mạc).
  • Gây tắc nghẽn hệ tiêu hoá: Loét dạ dày có thể cản trở sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến bạn dễ bị no, nôn mửa và sụt cân vì sưng tấy do viêm nhiễm hoặc do sẹo.
  • Gây ra ung thư dạ dày: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm H. pylori có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường.

1.6. Cách phòng tránh loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể giảm nguy cơ loét dạ dày tá tràng bằng cách tuân theo các phác đồ điều trị được khuyến cáo đồng thời thực hiện các biện pháp điều trị loét tại nhà. Nó cũng là một liệu pháp thể hữu ích để:

  • Tự bảo vệ bản khỏi sự lây nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn H. pylori lây lan có thể lây lan qua các con đường khác nhau, nhưng có một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người hoặc lây truyền qua thức ăn và nước uống.

Bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn lây nhiễm, chẳng hạn như H. pylori, bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, sử dụng nước và ăn thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn.

  • Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau: Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau thì điều này có thể  làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng, hãy thực hiện các cách để giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Ví dụ, uống thuốc trong bữa ăn.

Hỏi ý kiến bác sĩ để tìm ra liều thấp nhất có thể sử dụng mà vẫn giúp bạn giảm đau. Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì khi dùng kết hợp hai loại này với nhau sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày.

Nếu bạn phải sử dụng NSAID, thì bạn cũng nên dùng thêm các loại thuốc khác như thuốc kháng axit dịch vị, thuốc ức chế bơm proton, hoặc thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong nhóm NSAID có nhóm thuốc ức chế COX-2 có thể ít gây loét dạ dày tá tràng hơn, tuy nhiên có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

1.7. Chẩn đoán

Để phát hiện vết loét, đầu tiên bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Sau đó, bạn có thể cần phải làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác, chẳng hạn như:

  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để phát hiện H. pylori. Bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra xem vi khuẩn H. pylori có tồn tại trong cơ thể không. Họ có thể tìm H. pylori bằng cách xét nghiệm máu, phân hoặc test hơi thở. Trong đó kiểm tra hơi thở là chính xác nhất.

Để kiểm tra hơi thở, họ sẽ cho bạn uống một thứ gì đó có chứa carbon phóng xạ. H. pylori sẽ phân hủy chất trong dạ dày bạn. Sau đó, bạn thổi vào một túi và được niêm phong lại. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, mẫu hơi thở sẽ chứa carbon phóng xạ ở dạng carbon dioxide.

Nếu như bạn đang phải dùng thuốc kháng axit dịch vị trước khi xét nghiệm H. pylori, hãy thông báo cho bác sĩ. Tùy thuộc vào việc sử dụng xét nghiệm nào, bạn có thể phải ngừng thuốc trong một thời gian vì thuốc kháng axit có thể dẫn đến kết quả âm tính giả.

  • Nội soi. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi và  kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên của bạn (nội soi). Trong quá trình nội soi, bác sĩ đưa một ống rỗng có gắn một ống kính (ống nội soi) xuống cổ họng và vào thực quản, dạ dày và ruột non của bạn. Sử dụng ống nội soi, bác sĩ sẽ tìm kiếm các vết loét.

Nếu bác sĩ phát hiện vết loét, họ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết này cũng có thể giúp  xác định liệu H. pylori có nằm trong niêm mạc dạ dày của bạn hay không.

Nhiều khả năng bác sĩ sẽ khuyến nghị nội soi nếu bạn đã đủ tuổi trưởng thành, có dấu hiệu chảy máu, giảm cân gần đây hoặc khó ăn và khó nuốt. Nếu nội soi mà phát hiện một vết loét trong dạ dày của bạn, bạn nên nội soi tiếp sau khi điều trị để kiểm tra xem nó đã lành hay chưa, ngay cả khi các triệu chứng của bạn được cải thiện.

Nội soi dạ dày phát hiện loét dạ dày tá tràng

Nội soi dạ dày phát hiện loét dạ dày tá tràng

  • Chụp X-Quang đường tiêu hóa trên. Bác sĩ sẽ sử dụng tia X chiếu vào hệ thống tiêu hóa trên tạo ra hình ảnh thực quản, dạ dày và ruột non của bạn để kiểm tra. Trong quá trình chụp X-quang, bạn sẽ phải uống một loại chất lỏng màu trắng (có chứa bari) phủ lên đường tiêu hóa để làm cho vết loét trở nên rõ hơn.

2. Các loại thuốc sử dụng trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Điều trị loét dạ dày tá tràng tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau. Thông thường, phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng sẽ bao gồm những mục tiêu như tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nếu có, loại bỏ hoặc giảm sử dụng NSAID trong trường hợp có thể và giúp vết loét của bạn sớm lành lại bằng thuốc.

Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm:

Các thuốc trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Các thuốc trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

2.1. Thuốc kháng sinh để diệt H. pylori.

Nếu trong đường tiêu hóa của bạn có vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Các loại thuốc để sử dụng trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng có thể dùng bao gồm: amoxicillin (Amoxil), clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tinidazole (Tindamax), tetracycline và levofloxacin. 

Thuốc kháng sinh được lựa chọn sẽ được bác sĩ xác định tuỳ vào nơi bạn sống và tỷ lệ kháng kháng sinh hiện tại. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ thì bạn có thể sẽ cần dùng thuốc kháng sinh trong hai tuần, cũng như các loại thuốc bổ sung thêm để giảm axit dạ dày, bao gồm thuốc ức chế bơm proton như bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol).

2.2. Thuốc ngăn chặn sản xuất axit dịch vị và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. 

Thuốc ức chế bơm proton – còn được gọi là PPI – làm giảm axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào sản xuất axit dịch vị. Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), rabeprazole (Aciphex) và pantoprazole (Protonix).

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong khoảng thời gian dài, đặc biệt ở liều cao, có thể sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết liệu bổ sung canxi có thể làm giảm nguy cơ này hay không?

2.3. Thuốc để giảm sản xuất axit. 

Thuốc chẹn axit – còn được gọi là thuốc kháng histamine (H2) – làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra vào đường tiêu hóa của bạn, làm giảm đau loét và tăng cường chữa lành vết loét.

Có thể bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thuốc chẹn axit bao gồm các loại thuốc cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC) và nizatidine (Axid AR).

2.4. Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dịch vị 

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng axit trong đơn thuốc của bạn. Thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày và giúp giảm đau nhanh chóng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm như táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần chính.

Thuốc kháng axit có thể giúp giảm triệu chứng một cách nhanh chóng nhưng không giúp điều trị nguyên nhân của bệnh nên thường không được sử dụng để chữa lành vết loét của bạn.

2.5. Thuốc giúp bảo vệ ở niêm mạc của dạ dày và ruột non. 

Trong một số trường hợp, trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là tác nhân bảo vệ tế bào giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non của bạn.

Các lựa chọn gồm các thuốc kê đơn misoprostol (Cytotec) và sucralfate (Carafate).

>>>Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

14 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Và Rẻ Nhất Cần Biết

Các thuốc trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Các thuốc trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

3. Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm HP

3.1. Nguyên tắc chung điều trị: 

  • Dựa trên tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để loại trừ các loại yếu tố gây bệnh như vi khuẩn Helycobacter pylori, tăng tiết HCl, Stress,…. 
  • Bình thường hóa chức năng dạ dày. 
  • Tăng cường tái tạo và phát triển niêm mạc, loại bỏ các bệnh mắc kèm. 

3.2. Mục đích điều trị:

Mục tiêu của các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Mục tiêu của các phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

  • Giảm yếu tố gây loét.

+ Dùng thuốc ức chế bài tiết acid và Pepsin 

 + Dùng thuốc trung hoà acid đã được tiết vào dạ dày – tá tràng. 

  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ. 

+ Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và che được vết loét. 

+ Dùng các thuốc kích thích sản sinh chất nhầy cho niêm mạc.

  •  Diệt trừ Helycobacter pylori. 

3.3. Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bằng cách diệt H.pylori theo hội tiêu hóa Việt Nam

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Dưới đây là những phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng đang được áp dụng theo Bộ y tế khuyến cáo, mục tiêu điều trị chính là diệt ít nhất 80-95% vi khuẩn HP

PPI là thuốc ức chế bơm proton, với tác dụng giảm tiết axit dịch vị.

  • Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng với 3 thuốc chuẩn ban đầu bao gồm: PPI và 2 loại kháng sinh. Sử dụng phác đồ điều trị này trong thời gian từ 10-14 ngày.
  • PPI: thuốc ức chế bơm Proton giúp giảm acid dịch vị, thường dùng là thuốc omeprazol sử dụng 1 viên 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin hàm lượng 1g/lần dùng ngày 2 lần
  • Clarithromycin hàm lượng 500mg/lần dùng ngày 2 lần

Hoặc

  • PPI: sử dụng 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin hàm lượng 1g/lần sử dụng ngày 2 lần
  • Metronidazole hàm lượng 500mg/ lần sử dụng ngày 2 lần
  • Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng 4 thuốc áp dụng khi phác đồ điều trị 3 thuốc chuẩn thất bại hoặc trước đó đã dùng kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin). Thời gian sử dụng thuốc là từ 10 đến 14 ngày.
  • PPI sử dụng ngày 2 lần
  • Tinidazole hay Metronidazole hàm lượng 500mg/ lần sử dụng ngày 2 lần
  • Bismuth hàm lượng 120mg/4 viên/ 1 ngày chia 2 lần

Hoặc

  • PPI: sử dụng 2 lần trên ngày.
  • Amoxicillin hàm lượng 1g/lần sử dụng  ngày 2 lần
  • Clarithromycin hàm lượng 500mg/lần sử dụng ngày 2 lần
  • Metronidazole hàm lượng 500mg/ lần sử dụng ngày 2 lần
  • Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng dương tính với HP nối tiếp
  • 5 ngày đầu tiên: sử dụng PPI+Amoxicillin
  • 5 ngày tiếp theo: sử dụng PPI+Clarithromycin+Tinidazole

Phác đồ cứu vãn: trong trường hợp điều trị thất thất bại với các phác đồ trên

  • PPI kết hợp levofloxacin và amoxicillin
  • PPI kết hợp rifabutin và levofloxacin
  • PPI kết hợp rifabutin và amoxicillin
  • PPI kết hợp bismuth-tetracycline-amoxicillin
  • PPI kết hợp furazolidone và amoxicillin
  • PPI kết hợp bismuth-doxycycline-amoxicillin
  • PPI kết hợp amoxicillin (liều cao 1gx 3 lần/ngày)
  • PPI kết hợp bismuth-tetracycline-furazolidone

 Trong quá trình sử dụng thuốc PPI cần được chú ý như sau:

  • Thuốc PPI: cần uống khi dạ dày đang còn rỗng, trước bữa ăn 60 phút hoặc uống sau bữa ăn 120 phút.
  • Thuốc kháng sinh: uống ngay sau bữa ăn.

 – Khi dùng PPI trong thời gian dài, cần giảm liều dần trước khi ngừng thuốc.

 – Về lý thuyết : các loại thuốc PPI sẽ có những tác dụng phụ không đáng kể như : tiêu chảy, táo bón, đau đầu. 

 – Về thực tế, theo các nghiên cứu dịch tễ học, PPI có những lưu ý sau:

 + Nguy cơ tăng viêm phổi, tăng nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra 

+ Nguy cơ gây ung thư dạ dày 

+ Nguy cơ làm giảm hấp thu vitamin 

+ Nguy cơ gây loãng xương 

– PPI tương tác với các thuốc cần môi trường acid để hấp thu như: thuốc kháng nấm (ketoconazole, itraconazole, griseofulvin); sắt và các chất khoáng, vitamin; một số kháng sinh: cefpodoxim.

4. Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng không nhiễm Hp 

Nếu bạn không bị nhiễm H.pylori, trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng, bác sĩ có thể đề nghị dùng PPI kê đơn hoặc không kê đơn (chẳng hạn như Prilosec hoặc Prevacid) trong tối đa tám tuần để giảm axit dịch vị và giúp vết loét của bạn mau lành.

Thuốc kháng H2 như famotidine (Pepcid) cũng có thể làm giảm axit dạ dày và giảm đau do loét. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc sucralfate (Carafate) để bao phủ dạ dày của bạn và làm giảm các triệu chứng của  loét dạ dày tá tràng.

Thực phẩm nên dùng cùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Thực phẩm nên dùng cùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Ngoài việc dùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng bằng thuốc, ăn những thực phẩm sau cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng loét:

  • súp lơ trắng
  • cải bắp
  • củ cải
  • táo
  • quả việt quất
  • quả mâm xôi
  • dâu đen
  • dâu tây
  • quả anh đào
  • ớt chuông
  • cà rốt
  • bông cải xanh
  • rau xanh như cải xoăn và rau bina
  • thực phẩm giàu probiotic, bao gồm các loại như sữa chua, kefir, miso, dưa cải bắp, và kombucha.
  • dầu ô liu cũng như các loại dầu thực vật khác
  • mật ong
  • tỏi
  • trà xanh khử cafein
  • cam thảo
  • nghệ

Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn những loại thực phẩm sau,bao gồm:

Thực phẩm không nên dùng cùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Thực phẩm không nên dùng cùng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

  • cà phê
  • sô cô la
  • thực phẩm cay
  • rượu
  • thực phẩm có chứa  tính axit, ví dụ như cam quýt và cà chua
  • cafein

>>>Xem thêm: Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Được Cập Nhật Năm 2021

Ngoài thực hiện chế độ ăn phù hợp, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm các bài tập thể dục lành mạnh, có lối sống khoa học, đồng thời thực hiện đúng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mà bác sĩ đưa ra để giúp giảm bớt triệu chứng và biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng. Hãy giữ cho bản thân một sức khoẻ tốt bởi có sức khoẻ là có tất cả.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà đội ngũ dược sĩ, bác sĩ của Scurma Fizzy cung cấp cho bạn về bệnh loét dạ dày tá tràng cũng như phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng.

Chúc bạn và gia đình luôn luôn giữ gìn và chăm sóc sức khỏe, sử dụng những sản phẩm hữu ích để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình !

Liên hệ ngay HOTLINE 18006091 để được tư vấn miễn phí về tình trạng loét dạ dày tá tràng của mình một cách hiệu quả nhất!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091