Top 5 Nhóm Thuốc Dạ Dày Điều Trị Loét Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Top 5 Nhóm Thuốc Dạ Dày Điều Trị Loét Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Bởi cuộc sống nhiều bộn bề lo toan cùng với thói quen sinh hoạt ăn uống không hợp lý và còn rất nhiều mối nguy khác (vi khuẩn gây bệnh, tác dụng của thuốc kháng sinh, yếu tố gia đình,…) mà ngày nay rất nhiều người đang phải chịu đựng chứng đau dạ dày khó chịu mỗi ngày do bị viêm loét dạ dày. Và “Liệu các nhóm thuốc dạ dày như thế nào thì có thể giúp họ được giải thoát khỏi tình trạng khốn khổ này?” đang là mối quan tâm chung của rất nhiều người bệnh bị đau dạ dày gây ra bởi các vết loét tai hại. Vì vậy, trong bài viết này, nhóm Dược sĩ của Scurma Fizzy chúng tôi hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc trên của các bạn với một số thông tin liên quan đến các nhóm thuốc dạ dày hữu ích nhất như: Có bao nhiêu nhóm thuốc dạ dày; lợi ích, tác hại của chúng đối với bệnh tình của bạn như thế nào hay sử dụng thuốc thế nào mới an toàn và đem lại hiệu quả cao.

1.Thế nào là loét dạ dày tá tràng?

Loét dạ dày tá tràng- là tình trạng viêm loét xảy ra ở niêm mạc dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá tràng xảy ra khi hàng rào niêm mạc bảo vệ dạ dày tá tràng bị tổn thương, dẫn đến chức năng bảo vệ dạ dày bị suy giảm, acid tiết ra sẽ gây ăn mòn các mô và niêm mạc ở dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét.

Loét dạ dày tá tràng có thể xảy ra do một số nguyên nhân chính như:

  • Vi khuẩn Hp
  • sử dụng dài ngày thuốc chống viêm không steroid( NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen…
  • Một phần nhỏ là do triệu chứng Zollinger Ellison

>>>Xem thêm: Loet Da Day Và Các Nguy Hiểm Thường Gặp Cần Điều Trị Kịp Thời

Triệu Chứng Dạ Dày Ở Người Lớn Mắc Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

2. Top 5 nhóm thuốc dạ dày trị viêm loét hiệu quả được khuyên dùng bởi chuyên gia

Để có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong việc sử dụng thuốc thì trước tiên bạn phải hiểu rõ về bệnh tình của chính mình. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về viêm loét dạ dày.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra viêm loét dạ dày như căng thẳng thần kinh, tăng tiết acid dịch vị do rối loạn nội tiết, tác dụng của các thuốc chống viêm hay do nhiễm vi khuẩn Hp,… Nhưng chung quy lại, loét dạ dày là hậu quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ (chất nhầy niêm mạc dạ dày, các hoạt chất bảo vệ: PG, bicarbonat) và các yếu tố xâm hại (vi khuẩn Hp, acid, pepsin). 

Cũng bởi nhận định này mà các Dược sĩ, nhà nghiên cứu bào chế thuốc đã tạo ra những nhóm thuốc dạ dày làm giảm, thậm chí loại trừ các yếu tố xâm hại và tăng cường củng cố các yếu tố bảo vệ để điều trị cải thiện chứng đau bao tử do viêm loét, trả lại bao tử khỏe mạnh cho người bệnh. Và sau đây, Scurma Fizzy sẽ giới thiệu cho các bạn 5 nhóm thuốc được chuyên gia khuyên dùng trong điều trị viêm loét.

2.1. Nhóm thuốc kháng H2 – Histamin dùng để ức chế quá trình bài tiết acid

Trong sinh lý bình thường của cơ thể, Histamin có tác dụng làm tăng bài xuất acid dịch vị bằng cách tác động lên một loại thụ thể trên tế bào thành dạ dày là H2 để hoạt hóa adenylcyclase (một loại enzyme có thể tác động làm tăng lượng acid HCl được tiết ra).

Nhóm thuốc dạ dày kháng H2 là nhóm thuốc có công thức gần giống với histamin, do đó chúng có thể cạnh tranh với Histamin để gắn vào thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, từ đó làm cản trở sự tiếp xúc của Histamin với thụ thể và ngăn cản được quá trình bài tiết dịch vị, hạn chế được những thương tổn do acid HCl gây ra cho niêm mạc dạ dày. Mặc dù thụ thể H2 có mặt ở rất nhiều mô cơ quan và tế bào trong cơ thể như tim, thành mạch, khí quản, phế quản,…nhưng nhóm thuốc dạ dày kháng Histamin chỉ có tác dụng chủ yếu trên thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày do đó những tác dụng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải ở những cơ quan khác trên cơ thể khi sử dụng nhóm thuốc này thường rất ít hoặc hiếm gặp. 

Nhóm thuốc này bao gồm rất nhiều hoạt chất có tên với hậu tố “tidin” nhưng hiện nay chỉ có 4 hoạt chất thường được sử dụng đó là: Cimetidin, Nizatidin, RanitidinFamotidin.

Thuốc chẹn H2 thường được sử dụng trong các trường hợp:

  •  Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngăn acid dạ dày trào ngược lên trên gây ợ nóng hoặc viêm thực quản.
  • Điều trị loét dạ dày tá tràng
  • Chữa lành các vết loét liên quan đến thuốc chống viêm không steroid( NSAID).
  • Thuốc còn đặc biệt hữu ích trong việc giảm acid dạ dày.

Có một thời gian, các thuốc này được sử dụng điều trị để loại bỏ vi khuẩn Hp, một loại vi khuẩn được tìm thấy trong dạ dày, có thể gây loét. Tuy nhiên, thuốc ức chế bơm proton hiện nay được ưu tiên sử dụng.

nhom-thuoc-da-day

Nhóm thuốc dạ dày kháng H2  –  Histamin

2.2. PPIs – nhóm thuốc dạ dày ức chế sự bài tiết dịch vị

Để có thể đưa vào trong bao tử lượng acid dịch vị do tế bào thành bài xuất ra thì cơ thể chúng ta cần một “bộ máy” có chức năng vận chuyển và “bộ máy” chính là enzyme H+/ K+ – ATPase (hay còn được gọi với một cái tên khác là bơm proton) nằm trên thành tế bào của dạ dày. Khi được hóa, hệ thống này sẽ thực hiện bước cuối cùng để bơm H+ từ bên ngoài vào trong lòng dạ dày. Vì thế, ngoài nhóm thuốc kháng H2 – Histamin thì PPIs cũng là nhóm thuốc dạ dày được sử dụng để ức chế sự bài tiết acid dịch vị của tế bào thành. PPI là từ viết tắt của Proton Pump Inhibitor, có nghĩa là ức chế bơm proton. Do đó, PPIs là nhóm thuốc trực tiếp tác động lên hệ thống vận chuyển acid HCl vào trong lòng dạ dày làm giảm lượng acid gây tổn thương niêm mạc. 

Không giống như nhóm thuốc dạ dày kháng Histamin, PPIs là tiền thuốc (thuốc có hoạt tính nhưng ở dạng chưa hoạt động), khi vào trong cơ thể ở pH < 5 nó sẽ được hoạt hóa thành 2 chất (sulfenic acid và sulfonamid) gắn không hồi phục (cố định) vào enzyme H+/ K+ – ATPase, do đó ức chế quá trình vận chuyển acid vào lòng bao tử hạn chế được các vết loét do giảm tác động trực tiếp của acid lên các tế bào niêm mạc. Đây cũng là lý do giải thích cho tác dụng kéo dài của PPIs.

Hiện nay, bạn có thể bắt gặp rất nhiều hoạt chất có tên với chữ tận cùng là “prazol” thuộc nhóm PPIs này như Omerprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Dexlansoprazol,… 

Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong một số trường hợp: 

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp ( một loại vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày)
  • Điều trị bệnh Zollinger-Ellison( triệu chứng hiếm gặp mà kích thích dạ dày sản xuất quá nhiều acid)
  • Điều trị viêm loét thực quản
  • Trị loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, PPIs còn có tác dụng điều trị chứng ợ nóng diễn ra thường xuyên. PPIs không làm giảm ngay tình trạng ợ nóng, chúng có thể cần một vài ngày để bắt đầu hoạt động . Người bệnh không nên sử dụng ức chế bơm proton quá 2 tuần cho một lần điều trị và nên chờ ít nhất 4 tháng sau đó rồi mới sử dụng lại chúng lần tiếp theo.

Thuốc nên được sử dụng khi bụng đói- khoảng 30 phút trước bữa ăn

nhom-thuoc-da-day

Nhóm thuốc dạ dày ức chế tiết acid PPIs

2.3. Antacid – nhóm thuốc trung hòa dịch vị

Ngoài biện pháp ức chế lượng acid dịch vị được bài tiết ra thì việc trung hòa nó cũng là một phương pháp không tồi trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Và antacid chính là nhóm thuốc dạ dày có thể giải quyết được bài toán này. Antacid là nhóm thuốc kháng acid – những chất có khả năng trung hòa lượng acid hydroclorid (HCl) được sản sinh ra bên trong lòng dạ dày bằng các phản ứng tạo muối và nước, do đó ngăn cản được quá trình tạo pepsin nhờ sự biến đổi pepsinogen (do các tế bào thành bao tử tiết ra). Có 2 loại thuốc kháng acid đã được sử dụng đó là: antacid toàn thân và antacid tại chỗ.

  • Antacid toàn thân là nhóm thuốc dạ dày kháng acid có thể hấp thu được vào máu bao gồm NaHCO3 CaCO3.
  • Antacid tại chỗ là các cation (ion mang điện dương) có thể tạo phức base không tan, rất ít hoặc không hấp thu được vào máu như Al3+, Mg2+,…

Tuy nhiên, nhóm thuốc dạ dày antacid tại chỗ được sử dụng chủ yếu còn nhóm antacid toàn thân ngày càng ít được sử dụng hơn bởi những tác dụng phụ khá nghiêm trọng mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở mục thứ 2 của bài viết này.

Antacid có thể sử dụng để điều trị các triệu chứng do thừa acid dạ dày gây ra như:

  • trào ngược acid, có thể bao gồm nôn mửa, đắng miệng, ho khan, đau khi nằm và chứng khó nuốt.
  • ợ nóng ( triệu chứng do trào ngược acid gây tình trạng nóng ở cổ họng và ngực)
  • khó tiêu

>>>Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất

2.4. Nhóm thuốc dạ dày tăng cường bảo vệ niêm mạc

Sử dụng các nhóm thuốc dạ dày bao chỗ loét, tăng cường bảo vệ niêm mạc cũng là cách để các bạn cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Ngày nay, có 3 loại thuốc được sử dụng cho mục đích này là: Sucralfat (Ulcar); hợp chất Bismuth và các dẫn xuất của Prostaglandin (PG).

Sucralfat (Ulcar)

Là chất  không tan trong nước nhưng tan được trong môi trường base và acid. Chính vì thế mà khi sucralfat vào trong dạ dày (pH <4) sẽ được giải phóng và polyme hóa (phản ứng tạo thành chất có phân tử lượng cao) tạo ra gel nhầy, dính bám chặt vào các tế bào niêm mạc dạ dày từ đó bảo vệ các ổ loét , không cho chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi có sự xâm nhập của các yếu tố có hại (pepsin, acid, vi khuẩn)

Hợp chất bismuth

Hợp chất này làm tăng tiết HCO3 (bicarbonat), tăng sản sinh dịch nhầy, ức chế hoạt tính của pepsin và có khả năng tạo lớp keo nhầy khi liên kết với protein, do vậy nó như một hàng rào bảo vệ  niêm mạc trước sự tấn công của các yếu tố xâm hại.

Dẫn xuất của prostaglandin

Các chất này có khả năng kích thích tiết dịch nhầy, bicarbonat ở bao tử nên có khả năng chống loét cao. Ngoài ra chúng còn có khả năng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày làm lành các ổ loét.

2.5. Nhóm thuốc dạ dày diệt Hp – thuốc kháng sinh

Theo thống kê, có tới 75% người bị bệnh viêm loét dạ dày do chủng vi khuẩn Hp gây ra. Hp là vi khuẩn cư trú ở các ổ viêm loét bên trong  bao tử của bạn và làm các ổ loét đó ngày một nghiêm trọng hơn bởi khả năng sản sinh độc tố gây viêm. Vì thế việc diệt trừ loại vi khuẩn này có thể giúp giải quyết tình trạng bệnh lý của những người bị viêm loét bao tử.

Hiện nay có một số thuốc đang được sử dụng để diệt trừ vi khuẩn Hp là:

  • Kháng sinh: Amoxicilin, tetracyclin, clarithromycin
  • Bismuth (do có hoạt tính diệt vi khuẩn Hp)
  • Nhóm imidazol: Metronidazol, tinidazol
nhom-thuoc-da-day

Nhóm thuốc diệt vi khuẩn Hp

3. Mối quan hệ của 5 nhóm thuốc dạ dày đối với bệnh lý của bạn và chính bạn

Mỗi một loại thuốc đều có những lợi ích và tác hại đi kèm, 5 nhóm thuốc dạ dày cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những tác dụng giúp ích được cho bạn trong việc điều trị để cải thiện tình trạng bệnh lý thì nó cũng có những tác dụng phụ, tác dụng mà chúng ta không mong muốn. Và để cho việc sử dụng thuốc đạt được kết quả tốt nhất cũng như giúp bạn có thể lựa chọn được loại thuốc thích hợp nhất với bệnh tình hiện tại của mình từ 5 nhóm thuốc dạ dày dùng chữa viêm loét được chuyên gia khuyên dùng mà chúng tôi đã đề cập, sau đây là những lợi ích và tác hại của từng nhóm thuốc mà các bạn cần nắm rõ.

3.1. Lợi ích và tác hại của nhóm thuốc dạ dày kháng H2 – Histamin

Tác dụng (Lợi ích)

Nhóm thuốc dạ dày kháng H2 – Histamin có các tác dụng sau:

  • Làm giảm bài tiết acid dịch vị do khả năng ức chế histamin.
  • Thuốc có khả năng làm giảm cả nồng độ và số lượng acid HCl được sản sinh ra bởi tế bào thành dạ dày.
  • Khả năng làm giảm tiết acid của nhóm thuốc dạ dày này tăng dần theo thứ tự: Cimetindin (50%) <  Ranitidin (70%) < Famotidin (94%).

Tác dụng không mong muốn

Nhìn chung nhóm thuốc dạ dày kháng Histamin tương đối an toàn khi sử dụng, nhưng đôi khi vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng.
  • Đau khớp, đau cơ
  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Thuốc kháng H2 có thể tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển gây ung thư bởi chúng ức chế quá trình sản sinh acid làm pH dạ dày bị giảm.
  • Một số tác dụng phụ khác ít gặp: thiếu máu, giảm tình dục,  giảm bạch cầu, suy tủy có hồi phục,…

3.2. Mối quan hệ giữa nhóm thuốc PPI tới cơ thể và bệnh lý của bạn

Tác dụng (Lợi ích)

Các lợi ích giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn do nhóm thuốc dạ dày PPIs đem lại:

  • Do khả năng ức chế đặc hiệu bơm proton nên thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn hẳn so với thuốc khác (PPIs luôn là nhóm thuốc nằm trong top 3 các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất để điều trị viêm loét dạ dày).
  • Khi sử dụng PPIs, chỉ sau 8 tuần điều trị các vết sẹo do ổ viêm loét để lại trên niêm mạc dạ dày của bạn có khả năng liền lại lên tới 95%.
  • PPIs rất ít ảnh hưởng tới các yếu tố nội tại dạ dày và chức năng co bóp của nó.

Tác dụng không mong muốn

Mặc dù nhóm thuốc dạ dày PPIs đem lại rất nhiều lợi ích nhằm cải thiện hiệu quả chứng bệnh của bạn nhưng nó cũng vẫn có một số các tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng (chỉ khoảng 1,5 – 3%).
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Do khả năng ức chế tiết acid nên khi dùng PPIs liều cao sẽ làm pH dạ dày giảm xuống, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển gây ung thư dạ dày.

3.3. Những ảnh hưởng tốt và xấu của nhóm thuốc dạ dày antacid

Antacid toàn thân

Như chúng tôi đã nói ở phần 1 phân loại các nhóm thuốc dạ dày bên trên thì thuốc kháng acid toàn thân hiện nay không còn được sử dụng do có rất nhiều nhược điểm nghiêm trọng:

  • Giải phóng CO2 gây chảy máu và làm thủng ổ loét.
  • Dùng lâu có thể làm máu bị nhiễm kiềm do thuốc được hấp thu.
  • Giữ Na+ làm người sử dụng bị phù, tăng huyết áp.
  • Tác dụng nhanh nhưng không lâu dài nên dễ dẫn tới hiện tượng acid không giảm mà còn tăng cao (hiện tượng tiết acid hồi ứng).

Antacid tại chỗ

Mg(OH)2

  • Ưu điểm

Khi xuống ruột thuốc có thể tạo thành các muối rất ít tan với các anion trong ruột non do đó tránh được hiện tượng nhiễm kiềm huyết khi sử dụng thuốc lâu dài.

  • Nhược điểm

Khi dùng lâu Mg2+ có khả năng giữ nước gây phù.

Al(OH)3:

  • Ưu điểm

Thuốc có khả năng kết tủa được pepsin nên dùng rất có hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày do lượng pepsin tăng sản.

  • Nhược điểm

Khi dùng lâu Al3+ có khả năng gây nhuyễn xương do làm mất dần anion PO43-  từ xương bởi  phản ứng:  Al3+ + PO43- AlPO4.

3.4. Nhóm thuốc dạ dày tăng cường bảo vệ niêm mạc – các lợi ích và tác hại

3.4.1. Sucralfat (Ulcar)

Lợi ích

  • Tác dụng kéo dài 6 giờ không cần dùng nhiều lần trong ngày.
  • Tạo được một hàng rào bảo vệ cho niêm mạc dạ dày.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây táo bón.

nhom-thuoc-da-day

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày – Sucralfat

3.4.2. Hợp chất bismuth

Lợi ích

  • Tăng khả năng bài tiết chất nhầy giúp niêm mạc dạ dày tránh được mối đe dọa đến từ các yếu tố xâm hại.
  • Có tác dụng chống lại vi khuẩn Hp gây viêm loét.

Tác dụng phụ

  • Suy nhược thần kinh trung ương là tác dụng phụ có thể gặp phải khi bạn sử dụng bismuth kéo dài.
  • Có thể gây loạn dưỡng xương và đen vòm miệng.
nhom-thuoc-da-day

Bismuth – thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

3.4.3. Dẫn xuất của prostaglandin

Lợi ích

  • Làm liền các ổ loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng việc ức chế quá trình tăng sản sinh acid dịch vị. 
  • Hạn chế được mức độ bài tiết dịch vị dạ dày ngay cả khi bị các yếu tố như histamin, NSAIDs, rượu, cafein, thức ăn,… kích thích.

Tác dụng phụ

  • Đau bụng, tiêu chảy, chuột  rút.
  • Có thể gây sảy thai ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu.

3.5. Những lợi ích và tác hại của nhóm thuốc kháng sinh diệt Hp

Lợi ích

Bảo vệ dạ dày khỏi “kẻ thù” xâm hại nguy hiểm mang tên Helicobacter pylori (Hp) bằng cách tiêu diệt chúng.

Tác dụng phụ

  • Táo bón, tiêu chảy, nôn, và buồn nôn là các biểu hiện của tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng nhóm thuốc này.
  • Hoa mắt.
  • Ban đỏ, mày đay…

>>>Xem thêm: Thuoc da day phổ biến- phân loại và lời khuyên cho người đau dạ dày

4. Sử dụng các nhóm thuốc dạ dày như thế nào mới là an toàn và hiệu quả?

Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân là một vấn đề cực kỳ quan trọng bởi nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị chứng bệnh mà bạn đang mắc phải. Với chứng đau dạ dày cũng vậy, việc lựa chọn đúng loại thuốc hợp lý sẽ giúp dạ dày của bạn có thể mau chóng hồi phục, đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Để giúp các bạn đang bị những cơn đau do viêm loét dạ dày hành hạ có thể sử dụng 5 nhóm thuốc dạ dày trên đúng cách, thuận tiện và đạt được hiệu quả dùng thuốc tốt nhất thì sau đây Scurma Fizzy sẽ gửi tới các bạn hướng dẫn sử dụng chi tiết cho một vài thuốc (chế phẩm) phổ biến trong 5 nhóm thuốc dạ dày trên cùng với một số lưu ý mà các bạn cần quan tâm để có thể cải thiện tình trạng bệnh lý của mình một cách tối đa.

4.1. Nhóm thuốc dạ dày kháng H2 – Histamin – những lưu ý giúp sử dụng an toàn và hiệu quả

Chỉ định

  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng.
  • Sử dụng cho những người bệnh mắc phải chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Hội chứng tăng tiết acid do các khối u gây tăng tiết gastrin ở tuyến tụy – Zollinger Ellison.
  • Dùng trong các trường hợp loét đường tiêu hóa do có liên quan đến tăng tiết dịch vị.

Chống chỉ định:

  • Cần thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú bởi nhóm thuốc dạ dày này có khả năng qua được rau thai và sửa mẹ gây độc cho trẻ.
  • Khi tiêm tĩnh mạch cimetidin, cần theo dõi kỹ để đề phòng hiện tượng loạn nhịp tim và tụt huyết áp.

Chế phẩm và liều dùng:

  • Cimetidin (Tagamet): 

– Dạng viên nén hoặc sủi bọt 200, 300, 400 và 800 mg.

– Uống 200 mg × 3 lần/ ngày và 400 mg trước khi đi ngủ trong khoảng 4 – 8 tuần. 

  • Ranitidin (Zantac, Azantac, Raniplex): 

– Dạng viên nén, viên sủi bọt 100 – 300 mg.

– Uống 1 lần 300 mg vào buổi tối.

  • Famotidin (Pepcid): 

– Dạng viên nén 20; 40 mg.

– Uống 20 mg × 2 lần/ ngày và 40 mg × 1 lần vào buổi tối. 

  • Nizatidin (Acid): 

– Dạng viên nén 150 – 300 mg.

– Uống 300 mg × 1 lần/ ngày vào buổi tối. 

Lưu ý khi dùng với một số thuốc khác

  • Do antacid (thuốc kháng acid) có khả năng làm giảm hấp thu của cơ thể với các thuốc kháng H2 nên khi dùng kết hợp 2 nhóm thuốc dạ dày này cần uống cách nhau từ 1 – 2 giờ.
  • Cimetidin có thể ức chế enzyme chuyển hóa thuốc ở gan cytochrome P450  của một số thuốc như: Theophylin, phenytoin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… nên khi sử dụng cùng với cimetidin sẽ làm tăng độc tính của các thuốc này.

4.2. Nhóm thuốc dạ dày PPI – cách sử dụng an toàn và hiệu quả

Chỉ định

  • Sử dụng cho người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Những người bệnh đang bị trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể được chỉ định thuốc này.
  • Dùng trong hội chứng Zollinger Ellison.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng cho các trường hợp mẫn cảm với thuốc.
  • Do khả năng qua được rau thai và sữa mẹ nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và phụ nữ cho con bú.

Chế phẩm và liều dùng

  • Omeprazol (Losec, Ocid, Ome 20, Protoloc)

– Dạng viên nang 20 mg.

– Uống 1 viên/ ngày trong vòng 4 – 6 tuần khi điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng và từ 4 – 12 tuần khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản. 

 

 

 

 

 

nhom-thyoc-da-day

Thuốc ức chế sản sinh acid – Omeprazol

  • Lansoprazol (Prevacid)

– Dạng viên nang 30 mg.

– Uống 1 viên × 1 lần/ ngày.

  • Pantoprazol (Pantoloc)

– Dạng viên nang 40 mg.

– Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. 

nhom-thuoc-da-day

Pantoprazol – thuốc ức chế bài tiết acid

  • Rabeprazol (Pariet)

– Dạng viên bao phim 10 mg.

– Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên. 

4.3. Dùng nhóm thuốc antacid như thế nào mới là hiệu quả và an toàn nhất

Chỉ định

  • Antacid tại chỗ Al(OH)3 điều trị tốt các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng do sự tăng sản sinh pepsin.
  • Dùng nhóm thuốc dạ dày antacid kết hợp với nhóm thuốc kháng H2 để điều trị hội chứng Zollinger Ellison và trào ngược dạ dày – thực quản (Khi dùng cần uống 2 loại cách nhau 1 -2 giờ).

Chống chỉ định

  • Không dùng nhóm thuốc antacid cho trường hợp người bệnh bị suy thận nặng.
  • Không dùng liều cao và kéo dài antacid bởi có thể dẫn tới hậu quả kiềm hóa gây viêm dạ dày.

Chế phẩm và liều dùng

  • Maalox:

– Dạng viên nén chứa 0,4 g Al(OH)3 và 0,4 g Mg(OH)2.

– Ngậm hoặc nhai 1 – 2 viên sau khi ăn 1 giờ hoặc sử dụng khi có cảm giác đau khó chịu.

nhom-thuoc-da-day

Maalox – Thuốc antacid tại chỗ trung hòa acid dịch vị

  • Gastropulgit

– Gói bột uống có 2,5 g attapulgit hoạt hóa + 0,5 g gel khô Al(OH)3 và MgCO3.

– Uống 1 – 2 gói/ lần × 2 – 3 lần/ ngày. 

nhom-thuoc-da-day

Thuốc antacid trung hòa dịch vị gastropulgit

  • Phosphalugel

– Gói 100g chứa 13g AlPO4 dạng keo.

– Uống 1 – 2 gói × 2 – 3 lần/ ngày,  sau bữa ăn 1 – 2 giờ. 

nhom-thuoc-da-day

Thuốc phosphalugel trung hòa acid dịch vị

Lưu ý khi dùng với một số thuốc khác

Khi dùng chung nhóm thuốc dạ dày antacid với các thuốc như digoxin, propranolol, quinidin, thuốc kháng H2 ,… thì khả năng hấp thu của các thuốc này sẽ bị giảm đi.

4.4. Sử dụng hiệu quả và an toàn nhóm thuốc dạ dày tăng cường bảo vệ niêm mạc

Chỉ định

  • Các thuốc trong nhóm này có thể được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày.
  • Dự phòng loét dạ dày cho người bệnh đang phải dùng thuốc aspirin, chống viêm không steroid – NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen,…)

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc cho người bị suy thận nặng (đặc biệt là thuốc Sucralfat)
  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai do có thể làm sảy thai.
  • Khi điều trị cho trẻ em dưới 16 tuổi không được sử dụng nhóm thuốc dạ dày này (đặc biệt là hợp chất bismuth) do khả năng gây loạn dưỡng xương làm trẻ chậm hoặc không phát triển.

Chế phẩm và liều dùng

  • Sulcraft

– Dạng viên nén 1 g.

– Uống 1 viên/ lần × 3 lần/ ngày, trước mỗi bữa ăn, dùng trong 4 – 6 tuần.

  • Bismuth subsalicylat (Papto – Bismol)

– Người lớn: uống 2 – 10 g/ ngày dưới dạng bột hoặc potio (dạng dung dịch uống có vị ngọt).

– Trẻ em: Uống 0,1 – 0,2 g/ tuổi / ngày. 

  • Misoprostol (Cytotec)

Uống 200 μg/ lần × 4 lần/ ngày, uống lúc đã ăn no để tránh bị tiêu chảy. 

nhom-thuoc-da-day

Misoprostol – Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

>>>Xem thêm: Uống Thuốc Dạ Dày Trước Hay Sau Khi Ăn Là Hiệu Quả Nhất

4.5. Nhóm thuốc dạ dày – thuốc kháng sinh diệt Hp sử dụng thế nào cho đúng và hiệu quả

Để việc tiêu diệt vi khuẩn Hp đạt được hiệu quả tốt nhất, ngoài việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì trong phác đồ diệt Hp còn được kết hợp thêm nhóm thuốc dạ dày dùng để ức chế quá trình bài tiết acid dịch vị. Việc kết hợp này có thể cho hiệu quả điều trị lên tới 85 – 90%. Nhưng các bạn tuyệt đối không được tự động sử dụng phương pháp này khi không có chỉ thị của bác sĩ. Và dưới đây là một số phác đồ diệt Hp được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng:

Phác đồ bộ 3

  • Omeprazol + Amoxicilin + Clarithromycin
  • Omeprazol + Clarithromycin + Metronidazol.

Phác đồ bộ 4

  • Omeprazol + tetracyclin + metronidazol + hợp chất bismuth.
  • Omeprazol + hợp chất bismuth + tetracyclin + amoxicilin.

Trên đây là những thông tin về một số nhóm thuốc dạ dày mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn từ phân loại, lợi ích và tác hại mà các nhóm thuốc đó đem lại cũng như làm thế nào để sử dụng chúng vừa an toàn, vừa đạt được hiệu quả cao để những bạn đang bị đau dạ dày có thể nắm bắt được và giúp ích nhiều hơn trong quá trình điều trị bệnh của chính mình bằng việc tìm ra được loại thuốc phù hợp.

Tuy nhiên, những thông tin mà nhóm Dược sĩ chúng tôi cung cấp chỉ giúp các bạn hiểu thêm về các nhóm thuốc dạ dày, các bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc cho tình trạng bệnh của mình mà nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín (bệnh viện) để được các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn chính xác. Và nếu như các bạn có điều gì thắc mắc thêm về 5 nhóm thuốc dạ dày trên hay muốn tìm hiểu chi tiết, cụ thể về tình trạng bệnh của mình thì đừng chần chừ hãy liên hệ ngay qua hotline: 18006091 để nhận được những tư vấn, giải đáp tận tình, kỹ lưỡng đến từ các chuyên gia của Scurma Fizzy chúng tôi. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091