Viêm Hang Vị Ăn Gì, Thực Phẩm Tốt Nhất Chữa Viêm Hang Vị

Viêm Hang Vị Ăn Gì, Thực Phẩm Tốt Nhất Chữa Viêm Hang Vị

VIÊM HANG VỊ NÊN ĂN GÌ?- THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHỮA VIÊM HANG VỊ

 

Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được vai trò quan trọng của một số loại thực phẩm làm ức chế các tác nhân gây viêm trong viêm hang vị, giảm tổn thương xuống mức tối thiểu. Vậy các loại thực phẩm đó là gì? Và người mắc chứng viêm hang vị nên tránh xa những món ăn nào?

1.     Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày xuất hiện khi hàng rào niêm mạc dạ dày bị tổn thương tại vùng hang vị gây ra viêm loét, đi kèm với cảm giác đau quặn, bỏng rát vùng thượng vị (cụ thể là cơn đau giảm đi khi ăn hoặc dùng thuốc kháng axit và cơn đau gây thức giấc vào ban đêm hoặc xảy ra giữa các bữa ăn), chán ăn và sụt cân. Các thống kê cho thấy, viêm hang vị là vị trí tổn thương hay gặp nhất trong viêm loét dạ dày. Đối với những người mắc chứng bệnh này, nếu không thay đổi thói quen ăn uống thiếu lành mạnh của mình sẽ làm diễn biến của bệnh trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể xuất hiện thêm nhiều các ổ viêm, loét lan sang các vị trí khác trên dạ dày.

Sự xuất hiện của viêm hang vị là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố gây tổn thương bao gồm acid, pepsin dịch vị và yếu tố bảo vệ sự toàn vẹn của niêm mạc dạ dày như biểu mô phủ, tế bào tiết nhầy và hệ thống mao mạch máu dưới lớp niêm mạc dạ dày.

Mọi quá trình làm cho yếu tố gây tổn thương tăng lên mà không có sự củng cố đúng mức của yếu tố bảo vệ hoặc yếu tố bảo vệ giảm sút mà không có giảm tương ứng yếu tố tấn công đều có thể dẫn tới viêm hang vị loét dạ dày – tá tràng.

>>>> Đọc thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Và 9 Điều Cần Biết Khi Bị Bệnh

viem-hang-vi-1.jpg

Viêm hang vị là gì & nguyên nhân mắc viêm hang vị

 

Tiến sĩ Robert Lerrigo, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Trung tâm Y tế Santa Clara Valley ở California, cho biết có “nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm loét dạ dày.”. Một số các yếu tố nguy cơ có thể gây viêm hang vị bao gồm:

  •  Các enzym, men dạ dày: Viêm loét dạ dày cũng như viêm hang vị xảy ra khi acid, pepsin trong đường tiêu hóa ăn mòn niêm mạc dạ dày. Acid, pepsin có thể tạo ra ổ viêm loét hở gây đau và có thể chảy máu. Đường tiêu hóa của chúng ta được bao phủ bởi một lớp nhầy bảo vệ chống lại acid. Nhưng nếu lượng acid, pepsin tăng lên hoặc giảm lượng chất nhầy sẽ gây ra viêm, loét, tổn thương dạ dày.
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn Gram âm thường sống trong lớp nhầy bao phủ, các mô lót dạ dày và ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori gây tổn thương niêm mạc bằng cách sản xuất ra các men làm tiêu chất nhầy bảo vệ dạ dày, làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Ngoài ra H. pylori còn tiết ra men urease thủy phân ure thành amoniac (NH₃) làm gây độc tế bào niêm mạc và tế bào tiết nhầy. Khi yếu tố bảo vệ không còn, acid và pepsin sẽ tấn công trực tiếp vào niêm mạc dạ dày gây viêm, loét.
  • Do căng thẳng, stress: áp lực, căng thẳng lâu ngày ảnh hưởng tới thần kinh, làm rối loạn chức năng dạ dày, tăng acid và các men dịch vị. Do căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ gây co mạch và tăng tiết acid gây loét, vết loét lại kích thích vỏ não và vỏ não lại kích thích dạ dày theo cơ chế phản hồi.
  • Các chất oxy hóa tự do: Các gốc tự do được báo cáo hoạt động như một vai trò kép trong cơ thể chúng ta vì chúng bao gồm cả tác dụng độc hại và có lợi. Ở nồng độ thấp hoặc trung bình, các gốc tự do tham gia vào các chức năng sinh lý bình thường. Ngược lại, việc sản xuất dư thừa các gốc tự do hoặc giảm mức độ chống oxy hóa có thể dẫn đến stress oxy hóa, một quá trình có hại có thể làm hỏng cấu trúc tế bào, bao gồm lipid, protein, RNA và DNA, dẫn đến một số bệnh. Stress oxy hóa được cho là nguyên nhân khởi phát và làm trầm trọng thêm nhiều bệnh có thể kể đến là các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp [1],…các bệnh thoái hóa thần kinh, các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, hay trực tiếp tác động đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể [2]. Stress oxy hóa cũng được cho là nguyên nhân và làm tồi tệ hơn tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm hang vị nói riêng [3].
  • Lạm dụng các thuốc chống viêm corticoid, NSAID: Các thuốc chống viêm loại này ức chế tổng hợp prostaglandin E1, E2 – các trung gian hóa học có vai trò kích thích sản xuất và tiết nhầy ở dạ dày, do đó làm giảm khả năng bảo vệ của dạ dày. Ngay cả các loại thuốc tổng hợp được sử dụng để điều trị các rối loạn khác nhau cũng có thể tạo ra các gốc tự do dẫn đến stress oxy hóa và gây ra tổn thương mô. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau, sốt, viêm, bệnh thấp khớp và tim mạch nhưng việc sử dụng quá nhiều những loại thuốc này dẫn đến việc tạo ra các gốc tự do có thể dẫn đến loét dạ dày, dạ dày hoặc tá tràng và các biến chứng nặng như xuất huyết và thủng đường tiêu hóa.
  • Thói quen hút thuốc lá: thuốc lá cũng là một tác nhân gây ức chế tổng hợp prostaglandin E1,E2 nên cũng ảnh hưởng xấu đến chức năng bảo vệ của dạ dày
  • Di truyền: những người mắc chứng viêm hang vị dạ dày thường có tiền sử gia đình cũng mắc chứng bệnh này. Một thống kê cho thấy những người có nhóm máu O có tỷ lệ loét dạ dày tá tràng cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần.
  • Chế độ ăn không lành mạnh: chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành bệnh viêm hang vị. Dạ dày là nơi tiến hành quá trình nghiền nhỏ, nhào trộn và tiêu hóa, vì thế khi ăn quá nhiều đồ ăn không lành mạnh như: đồ ăn cay nóng, tính acid cao hoặc chứa nhiều chất kích thích lâu ngày tất nhiên sẽ gây hại cho dạ dày.
viem-hang-vi-2.jpg

Nguyên nhân gây viêm hang vị

 

Bất kể nguyên nhân gây ra viêm hang vị của bạn là gì, việc chữa lành chúng là rất quan trọng, không chỉ để giảm bớt cơn đau và sự bất tiện do căn bệnh gây nên mà còn để cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng sống. Nếu không được điều trị, loét dạ dày có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Chảy máu dạ dày. Vỡ các mao mạch máu xung quanh dạ dày, gây xung huyết dạ dày. Điều này có thể xuất hiện dưới dạng phân sẫm màu hoặc có máu.
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa. Các chướng ngại vật hoặc tắc nghẽn có thể phát triển khiến thức ăn không thể di chuyển qua đường tiêu hóa đúng cách. Lâu ngày dẫn đến các biến chứng nặng hơn nữa như suy dinh dưỡng, thiếu máu, giảm đường huyết, và giảm sức đề kháng,..
  • Các ổ loét. Khi vết loét tạo ra một lỗ trên thành dạ dày, đây được gọi là thủng dạ dày và là một tình trạng rất nghiêm trọng cho phép dịch tiêu hóa và thức ăn bị rò rỉ vào khoang bụng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng thậm chí là đe dọa tính mạng.
  • Viêm phúc mạc. Nhiễm trùng niêm mạc của khoang bụng cũng có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi tình trạng có thể dễ dàng lan rộng ra các vùng khác trong đường tiêu hóa. Các ổ viêm có thể vào máu thông qua các mao mạch máu được phân bố dày đặc ở đây, gây nên các phản ứng viêm toàn thân.

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia có thể cần phải phẫu thuật để giải quyết những biến chứng này.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm hang vị bao gồm các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân hình thành bệnh sinh được kiểm chứng, xác nhận qua rất nhiều nghiên cứu và mục đích của bài báo này là đưa đến độc giả cái nhìn chính xác nhất về viêm hang vị dạ dày và các phương pháp hợp lý nhất để đẩy lùi bệnh lý này. Đó là những sự thay đổi trong chế độ thực phẩm ăn uống hàng ngày, yếu tố tác động to lớn đến diễn biến bệnh lý viêm hang vị. Vậy các loại thực phẩm đấy là gì và nó tác động như thế nào đến quá trình thuyên giảm bệnh ?

 >>>> Tham khảo thêm: Hang Vị Là Gì Và Bệnh Lý Viêm Hang Vị Dạ Dày

2.     Viêm hang vị dạ dày- những thực phẩm tốt nhất

 

viem-hang-vi-3.jpg

Thực phẩm tốt nhất cho người bị viêm hang vị

 

2.1. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa chữa viêm hang vị dạ dày

Tác dụng có lợi tiềm năng của chất chống oxy hóa trong cuộc chiến chống lại các tác nhân gây tình trạng viêm đã được xác nhận. Một số chất dinh dưỡng có trong thành phần chế độ ăn uống có đặc tính chống oxy hóa rất quan trọng để bảo vệ chống lại stress oxy hóa và tổn thương do các gốc tự do gây ra xuất hiện trong viêm. Chính vì thế việc bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho những người mắc chứng viêm hang vị, giúp giảm thiểu đáng kể diễn biến của bệnh, cải thiện sức khỏe, ức chế tình trạng viêm.

Trong những năm gần đây, chất chống oxy hóa dường như là một giải pháp bền vững để đối phó với tình trạng viêm này. Mặc dù sở hữu nhiều đặc tính dược lý có lợi, nhưng một số nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng các loại thuốc có chứa chất chống oxy hóa tổng hợp như vitamin E, A, C hay β-carotene (một tiền chất của vitamin A) có thể gia tăng tỷ lệ tử vong. Những phản ứng không mong muốn như vậy có thể được giải thích rằng thực tế chất chống oxy hóa tổng hợp gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với chất chống oxy hóa tự nhiên [4]. Do đó, để tránh điều này xảy ra, nên thay thế các chất chống oxy hóa tổng hợp bằng các chất chống oxy hóa tự nhiên có sẵn trong các đồ ăn hàng ngày. Có rất nhiều các hợp chất chống oxy hóa tách chiết được từ các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật, nổi bật nhất và được nhiều chú ý nhất trong việc ứng dụng vào điều trị bệnh là polyphenol

Theo tạp chí dinh dưỡng Hoa Kỳ:Polyphenol là nhóm các hợp chất hoạt tính sinh học đa dạng nhất trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật và thể hiện nhiều vai trò bảo vệ như tác dụng chống oxy hóa, chống tăng sinh, giảm lipid huyết và chống viêm để giảm sự khởi phát, tiến triển của bệnh. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy vai trò của polyphenol trong việc khắc phục bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh, loãng xương, ung thư, đái tháo đường và đặc biệt trong viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị. Tác dụng cụ thể của polyphenol trong điều trị bao gồm: cải thiện bảo vệ tế bào, tái tạo biểu mô, tân mạch và hình thành mạch; ngăn chặn tổn thương niêm mạc do oxy hóa; kháng axit và hoạt động chống bài tiết; tăng các chất bảo vệ niêm mạc nội sinh; và ngăn chặn sự xâm nhập của Helicobacter pylori. Ngoài ra, ức chế các con đường truyền tín hiệu hạt nhân của quá trình viêm và điều chỉnh các con đường phiên mã và dẫn truyền nội bào có vai trò quan trọng trong việc chống hành động gây loét của polyphenol trong chế độ ăn uống.

>>>> Tham khảo thêm: Viêm Loét Hang Vị Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì

viem-hang-vi-4.jpg

Điều trị viêm hang vị bằng cung cấp chất chống oxy hóa Polyphenol

 

 2.2. Một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chữa viêm hang vị:

  •       Hoa quả: cam, táo, việt quất, nho, bưởi, cà chua
  •       Rau củ: cải bó xôi, nghệ, gừng, bông cải xanh, cải kale, hành tây, bắp cải đỏ, cà tím
  •       Các loại hạt: ngũ cốc, tiêu xanh, đậu nành, cacao, đậu phộng, hạt lanh, lúa mạch đen
  •       Các loại lá: lá trà xanh, lá bạc hà, lá thì là
  •       Thảo mộc, gia vị: quế, gừng, nghệ, cần tây, mùi tây

 

Tên thực phẩm và khối lượng (g) Hàm lượng chất chống oxy hóa Polyphenol (mg) Tên thực phẩm và khối lượng (mg) Hàm lượng chất chống oxy hóa Polyphenol (mg)
Táo 200 10-120 Bông cải xanh 100 198
Việt quất 100 200-220 Bắp cải 100 45
kiwi 100 60-100 Quế 100 9700
Cherry 200 36-230 Gừng 100 204-473
Cacao 100 1859 Nghệ 100 2117
Lá thì là khô 100 1250 Trà xanh 200 20-160
Đậu nành 200 40-180 Cà tím 200 120-132

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong một số loại thực phẩm[7, 8]

2.3. Chữa viêm hang vị bằng bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày  

 

Bổ sung chuối vào bữa ăn hàng ngày đã được chứng minh bằng các thí nghiệm là có hoạt tính chống loét đáng kể khi đang sử dụng aspirin, indomethacin, phenylbutazone, prednisolone, là các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Các thuốc chống viêm loại này gây tác dụng phụ lên dạ dày, gây phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc của dạ dày, và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày rất phổ biến ở mọi quốc gia. Trong thí nghiệm trên việc bổ sung chuối vào bữa ăn thực sự là giảm đáng kể tác dụng phụ do NSAID gây ra. Ngoài ra trong một thí nghiệm gây viêm khác do gia tăng nồng độ histamine trong máu, gây ra các tình trạng viêm ở biểu mô dạ dày nhưng khi sử dụng bổ sung chuối hàng ngày đã làm giảm tối đa tình trạng này. Hai thí nghiệm trên đã chứng minh rằng chuối là một ức cử viên sáng giá trong điều trị viêm hang vị. Không những vậy, bột chuối còn kích thích tăng độ dày niêm mạc cũng như tăng yếu tố bảo vệ dạ dày. Bột chuối còn có tác dụng rất đặc biệt là làm tăng đáng kể [3H] thymidine kết hợp vào DNA niêm mạc. Sự kết hợp này là một giao thức thể hiện tốc độ tăng sinh của tế bào. Qua đấy các yếu tố tăng sinh làm củng cố hơn mức độ bảo vệ biểu mô dạ dày. 

 

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng điều trị bằng bột chuối không chỉ tăng cường sức đề kháng của niêm mạc chống lại các tác nhân gây loét mà còn thúc đẩy quá trình chữa lành bằng cách gây ra sự tăng sinh tế bào.

 

Trong các nghiên cứu với chuối tây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các hoạt động bảo vệ và chữa lành vết loét của chuối thông qua tác dụng chủ yếu của nó đối với các yếu tố bảo vệ niêm mạc khác nhau. Stress oxy hóa và sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori được coi là những yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày. Nghiên cứu này đã thành công chứng minh chiết xuất methanolic của cùi chuối thể hiện các đặc tính dược lý chống oxy hóa cao, là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều trị viêm nhất là trong viêm hang vị, viêm dạ dày- tá tràng. Hoạt tính chống oxy thu gom các gốc oxy hóa tự do trong quá trình gây viêm, làm ức chế viêm nhiễm, giảm đau dạ dày. Không những sở hữu hoạt tính chống oxy hóa cực mạnh, chiết xuất methanolic trong chuối còn thể hiện hoạt động chống vi khuẩn H.pylori trong ống nghiệm. Chiết xuất với liều lượng 50 mg / kg, sử dụng hai lần mỗi ngày trong 5 ngày cho thấy tác dụng chống chất độc và hoạt động chống oxy hóa đáng kể trong các chất đồng nhất của niêm mạc dạ dày, nơi nó đảo ngược sự gia tăng chỉ số loét, giá trị peroxy hóa lipid và superoxide dismutase do căng thẳng gây ra. Chiết xuất methanolic làm giảm các thông số gây ra viêm hang vị mà không tạo ra bất kỳ thay đổi nào về giá trị catalase, giá trị này thể hiện mức độ chống stress mà trong bệnh lý dạ dày đã giảm đáng kể do căng thẳng. 

>>>> Tìm hiểu ngay: Viêm Dạ Dày Mạn Tính Và Các Phương Pháp Điều Trị

viem-hang-vi-5

Giảm viêm hang vị bằng chuối

 

Từ xưa đến nay, chuối là một thực phẩm vàng cho các cơ quan tiêu hóa. Và đến nay chuối đã được chứng minh là sở hữu nhiều đặc tính hơn thế bao gồm làm giảm viêm loét dạ dày- tá tràng, viêm hang vị. Rất nhiều các thí nghiệm chỉ ra rằng việc điều trị bằng cách bổ sung chuối vào bữa ăn hàng ngày đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và giảm tác dụng phụ của aspirin (thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay). Vì vậy tận dụng những lợi ích đó, đối với những người đang sử dụng aspirin nên ăn chuối hàng ngày sẽ làm hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn, các độc tính đó của aspirin bao gồm: làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày bằng chứng là sự giảm và tăng DNA của dịch vị tương ứng, sau đó là chỉ số về tốc độ rụng của niêm mạc. Tất cả tác dụng không mong muốn trên đều có thể phòng tránh được chỉ bằng việc ăn bổ sung thêm chuối. 

Các kết quả của nghiên cứu hiện nay có xu hướng xác nhận rằng bột chuối trồng có tác dụng tăng cường sức đề kháng của niêm mạc và thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét.

 

2.3. Thực phẩm giàu tinh bột giảm chứng viêm hang vị

Viêm hang vị, dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid dịch vị hơn tác động lên ổ viêm loét làm tăng quá trình viêm. Vì vậy bổ sung thêm thức ăn tinh bột sẽ thấm bớt, trung hòa acid dạ dày cũng như cải thiện các biểu hiện bệnh như ợ nóng, đau rát thượng vị, trào ngược dạ dày, đầy bụng… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ tinh bột làm tăng khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường hoạt động của các tế bào tuyến tiết nhầy bao phủ niêm mạc khỏi tác động của acid và pepsin dịch vị. Các loại thực phẩm giàu tinh bột bao gồm: bánh mì, khoai lang, bắp, gạo lứt, yến mạch hoặc những loại hoa quả giàu tinh bột tốt cho sức khỏe như: bơ, các loại đậu, nấm, táo,…

Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều những thực phẩm giàu tinh bột vì sẽ đầy bụng. Trên thực tế việc bổ sung chất bột chỉ có tác dụng tạm thời làm trung hòa dịch vị chứ không có tác dụng làm giảm bệnh, thậm chí nếu bổ sung dư thừa còn gây áp lực lên dạ dày và làm tệ hơn trình trạng bệnh.

viem-hang-vi-6

Thực phẩm giàu tinh bột giảm chứng viêm hang vị

 

2.4. Thực phẩm tăng cường lợi khuẩn chữa viêm hang vị

Các lợi khuẩn (Probiotics) là những vi sinh vật có lợi có mặt trong hệ tiêu hóa của cơ thể. Ở điều kiện bình thường, trong cơ thể, các lợi khuẩn tạo ra một hệ sinh thái cân bằng, gây ức chế các vi khuẩn có hại xâm nhập từ bên ngoài. Chúng còn tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu các vitamin, dưỡng chất tốt hơn và còn hỗ trợ chúng ta phân hủy các loại chất xơ không bị phân hủy bởi các enzym tiêu hóa của người. Thực phẩm giàu lợi khuẩn rất tốt cho người mắc viêm hang vị vì lợi khuẩn trong thức ăn sẽ ức chế các vi khuẩn trong dạ dày, từ đó bảo vệ dạ dày khỏi tác nhân gây bệnh từ thức ăn bên ngoài. Hơn nữa, với tình trạng viêm, loét hang vị, dạ dày rất dễ bị mắc nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài, các ổ viêm chịu tác động từ acid dịch vị này còn gia tăng tổn thương vì nhiễm trùng sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh lý.

Việc bổ sung thực phẩm giàu probiotics là một giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này. Thực phẩm giàu vi sinh vật có lợi bao gồm: sữa chua, sữa uống men sống, đậu nành lên men và một số loại phô mai.

Trong khi khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ về mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và sức khỏe, một nhóm nghiên cứu đang phát triển cho rằng “các thực phẩm giàu probiotic rất có lợi cho đường tiêu hóa nhưng chỉ khi có chứng minh khoa học về hiệu quả sử dụng chúng khi điều trị vi khuẩn dạ dày H. pylori”. Chuyên gia dinh dưỡng bệnh tiêu hóa, tiến sĩ Olivia Vaughn cho biết: “ Người ta tin rằng chế phẩm sinh học, thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật bảo vệ đường ruột có thể làm giảm các tác dụng phụ do thuốc kháng sinh dùng để điều trị H. pylori gây ra.”. Bác sĩ cũng bổ sung thêm: “lợi khuẩn cũng có thể làm giảm tác động của H. pylori lên đường ruột. Lerrigo lưu ý rằng một nhóm nghiên cứu đang phát triển đã chỉ ra rằng thực phẩm lên men, chẳng hạn như sữa chua, kefir, dưa cải bắp và kim chi, có thể ức chế hoạt động của H. pylori.”

Tuy nhiên nên lưu ý nên không nên ăn loại thực phẩm có tính acid như sữa chua hay các đồ lên men lúc đói vì có thể gây kích thích dạ dày tăng tiết dịch và làm tổn thương trực tiếp lên các ổ viêm.

>>>> Tham khảo thêm: Viêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Ăn Kiêng Gì Để Tiêu Hóa Khỏe

viem-hang-vi-7

Thực phẩm tăng cường lợi khuẩn giảm chứng viêm hang vị

 

Ngoài ra, việc bổ sung thêm các thực phẩm y tế, thực phẩm chức năng được đặc biệt khuyến khích với những người mắc chứng viêm hang vị và đang điều trị bằng kháng sinh. Trên thực tế, mặc dù các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất béo không bão hòa hay các vitamin nêu trên có rất nhiều tác dụng tiềm năng trong cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày nói chung và viêm hang vị nói riêng, nhưng sinh khả dụng lại thấp và bị chịu tác dụng trực tiếp bởi hệ thống tiêu hóa của cơ thể dẫn đến bị phân hủy, mất tác dụng. Chính vì thế, các thực phẩm chức năng ra đời và ngày càng được cải thiện để làm tăng sinh khả dụng của các hợp chất sinh học tự nhiên có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Trong hầu hết các nghiên cứu các chất bổ sung lợi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobacterium, Saccharomyces,… hay chiết xuất rễ cây cam thảo (DGL) hoặc chiết xuất được nhiều người biết đến hơn như curcumin đã cho thấy những lợi ích tuyệt vời chống lại tác dụng của H.pylori, làm suy giảm đáng kể tình trạng viêm cũng như cải thiện cơ chế bảo vệ của dạ dày. Hơn nữa, hiện nay các hợp chất sinh học trên đã được ứng dụng công nghệ nano hiện đại để sản xuất các loại thuốc bổ trợ sức khỏe, làm gia tăng hơn nữa tác dụng điều trị, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ, tăng khả năng hấp thu, tăng khả năng thẩm thấu,… Bạn có thể tham khảo sản phẩm nano-curcumin thông qua bài viết này:

https://scurmafizzy.com/scurma-fizzy-new-tap-trung-viem-loet-khoe-nhanh-da-day/

 

3.  Viêm hang vị dạ dày nên tránh xa những món ăn nào?

Ăn những thực phẩm này có thể kéo dài các triệu chứng của viêm hang vị. Khi tình trạng viêm hang vị đã suy giảm và bạn muốn tiếp tục ăn những loại thực phẩm dưới đây thì hãy ăn một lượng nhỏ trước để tránh gây kích ứng dạ dày và tình trạng viêm lại tái phát. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm bạn ăn là thực phẩm mà cơ thể bạn có thể dung nạp, không phải là thực phẩm kéo dài các triệu chứng của bạn.

 

3.1. Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, nước có gas, thuốc lá được coi là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ gây viêm loét hang vị dạ dày cũng như làm tình trạng bệnh lý thêm nghiêm trọng, do chúng kích thích niêm mạc dạ dày làm tăng sản xuất và bài tiết pepsin, acid dịch vị, gia tăng yếu tố tấn công và làm yếu cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày.

3.2. Đồ ăn chiên rán, cay nóng, dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán, cay nóng cũng là yếu tố nguy cơ gây viêm hang vị dạ dày và làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh ở người viêm hang vị. Chúng kích thích cơ trơn dạ dày gây co bóp quá mức, kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều pepsin, acid, lấn át yếu tố bảo vệ dạ dày lâu ngày xuất hiện nhiều ổ viêm loét hơn.

>>>> Tham khảo thêm: Viêm Hang Vị Dạ Dày Không Nên Ăn Gì Tốt Cho Dạ Dày Để Tốt Cho Sức Khỏe

viem-hang-vi-8

Viêm hang vị dạ dày cần tránh xa những loại thực phẩm nào ?

 

3.3. Ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Ngừng sử dụng NSAID cũng là một khuyến cáo phổ biến đối với những người bị loét dạ dày, vì những loại thuốc này được chứng minh là đã gây ra viêm loét dạ dày. Người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid có thể chuyển sang dùng các loại thuốc chống viêm khác không gây tác dụng phụ trên dạ dày tùy theo tình trạng và vị trí đau, viêm, ví dụ như các NSAID chọn lọc không tác dụng lên dạ dày: celecoxib, etodolac, meloxicam (Mobic) ( bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ).

 

viem-hang-vi-9.ipg

Viêm hang vị dạ dày nếu đang dùng thuốc kháng viêm có thể dùng thuốc NSAID nào

 

>>>> Tham khảo thêm: Kinh Nghiệm Chữa Viêm Hang Vị Dạ Dày Cần Thiết Mà Bạn Nên Biết

4.Kết luận

Viêm hang vị dạ dày là bệnh lý phổ biến biểu hiện mức độ bệnh có thể nặng, nhẹ khác nhau ở mỗi người nhưng nếu không điều trị và thay đổi thói quen ăn uống sẽ dẫn đến loét, xuất huyết, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Điều trị viêm hang vị dạ dày thường bao gồm các loại thuốc để giúp kiểm soát các triệu chứng hoặc nếu có hiện diện của những vết loét là phải tăng tốc độ chữa lành vết loét. Ví dụ, nếu vết loét dạ dày của bạn là do H. pylori, bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng đó. Trên đây là những loại thực phẩm tốt nhất để phòng ngừa và điều trị chứng viêm hang vị dạ dày, đối với những người bị viêm hang vị đang điều trị bằng kháng sinh thì các loại thực phẩm này sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu tối đa các biến chứng hay tác dụng phụ của kháng sinh và tăng hiệu quả của liệu pháp điều trị.

 

Trên đây là những thông tin về viêm hang vị và các loại thực phẩm tốt nhất chữa viêm hang vị. Hy vọng bài viết có ích với bạn.  Nếu các bạn quan tâm hãy liên hệ với chuyên gia dược sĩ, bác sĩ Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091 để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến viêm hang vị nhé!

 

NGUỒN THAM KHẢO:

  1. Lefer, D.J. and D.N.J.T.A.j.o.m. Granger, Oxidative stress and cardiac disease. 2000. 109(4): p. 315-323.
  2. Sen, S., et al., Free radicals, antioxidants, diseases and phytomedicines: current status and future prospect. 2010. 3(1): p. 91-100.
  3. Tandon, R., et al., Oxidative stress and antioxidants status in peptic ulcer and gastric carcinoma. 2004. 48(1): p. 115-118.
  4. Bjelakovic, G., et al., Mortality in randomized trials of antioxidant supplements for primary and secondary prevention: systematic review and meta-analysis. 2007. 297(8): p. 842-857.
  5. Scalbert, A., I.T. Johnson, and M.J.T.A.j.o.c.n. Saltmarsh, Polyphenols: antioxidants and beyond. 2005. 81(1): p. 215S-217S.
  6. Farzaei, M.H., M. Abdollahi, and R.J.W.j.o.g.W. Rahimi, Role of dietary polyphenols in the management of peptic ulcer. 2015. 21(21): p. 6499.
  7. Opara, E.I. and M.J.I.j.o.m.s. Chohan, Culinary herbs and spices: their bioactive properties, the contribution of polyphenols and the challenges in deducing their true health benefits. 2014. 15(10): p. 19183-19202.
  8. Manach, C., et al., Polyphenols: food sources and bioavailability. 2004. 79(5): p. 727-747.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091