Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Tới Tính Mạng Không

Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Tới Tính Mạng Không

Ợ hơi là một biểu hiện thường gặp ở nhiều người và không phân biệt độ tuổi, giới tính. Một số người chủ quan và cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào hay không? Để tìm lời giải thích cụ thể cho câu hỏi “Ợ hơi liên tục là bệnh gì?”, hãy cùng các chuyên gia tại  ScurmaFizzy giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây. 

1. Ợ hơi là gì?

Trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều loại thức ăn, đồ uống có hòa lẫn khí hoặc khi tiêu hóa tại dạ dày sinh ra sản phẩm phụ là khí. Lượng khí này thoát ra bên ngoài do lực đẩy của dạ dày và thông qua đường miệng nhằm giảm áp lực khí lên thành dạ dày gây ra hiện tượng ợ hơi (có thể kèm âm thanh hoặc không). Đi kèm với đó có thể là sự khó chịu ở lồng ngực đối với một số người. 

Ợ hơi được chia thành 2 loại:

1.1. Ợ hơi sinh lý

Là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, xảy ra không thường xuyên hay đều đặn, không hề nguy hiểm cho sức khỏe. 

Nguyên nhân chủ yếu là bởi uống nước có gas (do loại nước này có hòa tan một phần khí CO2), ăn các loại thực phẩm khó tiêu như măng tây, hành tây, sữa, các loại đậu, nhai kẹo cao su, nhai không kỹ hoặc khi trẻ sơ sinh ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, tinh bột…

bi-o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi

Bị ợ hơi liên tục là bệnh gì?

1.2. Ợ hơi bệnh lý

Thường có liên quan trực tiếp tới các bệnh lý ở đường tiêu hóa, kéo dài và khó kiểm soát, cần chữa trị kịp thời để tránh hậu quả khó lường. Muốn biết ợ hơi liên tục là bệnh gì cần nắm được nguyên nhân gây ợ hơi và các triệu chứng đi kèm. 

2. Triệu chứng đi kèm khi bị ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Trong trường hợp bạn không chỉ ợ hơi đơn thuần mà còn có một số biểu hiện đi kèm khác như đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy… thì khả năng cao bạn đã bị ợ hơi bệnh lý. Để nắm được ợ hơi liên tục là bệnh gì, cần phân biệt một số dấu hiệu đi kèm dưới đây để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. 

2.1. Khó thở và ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Khó thở là khi bạn không thể hít thở sâu mà chỉ có thể thở dốc và ngắn. Khi nói, vận động sẽ có cảm giác tức lồng ngực hay bị hụt hơi. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc của người bệnh. 

Khi bị khó thở, người bệnh dễ cảm thấy hoang mang bởi theo một thống kê, có tới trên 30% số bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu trong tình trạng khó thở đi cùng với một số triệu chứng khác. 

Khó thở đi kèm với ợ hơi rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, điển hình là trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn nhu động ruột – thực quản…  

2.2. Buồn nôn và ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Việc ợ hơi và buồn nôn khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn. Tuy không phải dấu hiệu điển hình nhưng một số bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cho biết có xuất hiện triệu chứng này. 

Ngoài ra, đây còn có thể là biểu hiện của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản, sỏi mật (bởi dịch mật được tiết ra có chứa loại enzyme giúp tiêu hóa lượng lớn dầu mỡ trong thức ăn chiên rán). 

Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với hiện tượng ợ hơi, buồn nôn ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì (thời kì thai nghén). 

>>> Xem thêm Ợ Hơi Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Cách Điều Trị

2.3. Ợ hơi nóng là bệnh gì?

Ợ hơi nóng là khi ợ có cảm giác nóng rát nơi dạ dày,lồng ngực, lan lên thực quản và họng, thậm chí là mũi và mang tai. Sau khi ợ, bệnh nhân có thể cảm nhận được vị đắng hoặc vị chua ở bên trong miệng. 

Ợ hơi nóng là một trong các triệu chứng tiêu biểu của các bệnh như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, ung thư dạ dày, celiac, sỏi mật… 

2.4. Đầy bụng và ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Ợ hơi thường đi kèm với việc xuất hiện hiện tượng đầy bụng, khó tiêu do lượng khí dư thừa trong dạ dày. Rất có thể bạn đang gặp vấn đề với đại tràng đường ruột. Thậm chí, một số người sẽ có cả hiện tượng đau bụng. 

2.5. Tiêu chảy, táo bón và ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Tình trạng táo bón, tiêu chảy có thể xảy ra đồng thời xen kẽ hoặc cũng có thể chỉ xảy ra một trong hai. Bệnh nhân có thể được chẩn đoán các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, celiac… 

>>> Xem thêm Ăn Khó Tiêu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Một Số Biện Pháp Khắc Phục

2.6. Sụt cân và ợ hơi liên tục là bệnh gì?

Việc ợ hơi liên tục trong nhiều ngày khiến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên khó khăn hơn, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng gây tình trạng sụt cân nhanh. Nếu tình trạng này kéo dài, không những sức khỏe cơ thể bị tác động mà rất có thể bạn còn mắc một bệnh lý nào đó. Điển hình có thể kể tới như co thắt thực quản, trào ngược thực quản… 

3. Bị ợ hơi liên tục có phải là bệnh?

Để phân biệt với ợ hơi sinh lý, dấu hiệu dễ dàng nhận ra khi bạn mắc chứng ợ hơi bệnh lý đó là ợ hơi ngay cả khi không ăn uống gì. Bên cạnh đó, có thể dựa vào các biểu hiện đi kèm khi ợ hơi như đã nêu ở trên để dự đoán bạn bị ợ hơi liên tục là bệnh gì. 

3.1. Nguyên nhân gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày và thực quản

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-1

Trào ngược dạ dày thực quản

Được biết tới với tên gọi khác là trào ngược acid dạ dày, là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khác với hiện tượng ợ sinh lý, người bị trào ngược dạ dày – thực quản sẽ bị ợ hơi, ợ nóng ngay cả khi không ăn gì, đặc biệt vào thời điểm đánh răng buổi sáng (vì sau một đêm, đây là lúc dịch acid dạ dày rất nhiều). 

Một số triệu chứng đi kèm khác giúp người bệnh nhận ra dễ dàng hơn đó là buồn nôn, đau tức ngực, miệng tiết nhiều nước bọt, khản giọng, ho… 

Nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể biến chứng sang viêm tai, viêm xoang, viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barret thực quản thậm chí ung thư thực quản. 

Xu hướng điều trị hiện giờ là dùng các thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton. Ngoài ra có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên đã có ghi nhận một vài trường hợp bị chướng bụng, khó nuốt sau khi phẫu thuật. 

>>> Xem thêm Trào Ngược Dạ Dày Dấu Hiệu Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị GERD

3.2. Ung thư dạ dày – thực quản

Ung thư dạ dày – thực quản được chia làm 4 giai đoạn khác nhau từ nhẹ tới nặng. Bạn đầu, các triệu chứng chưa rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh khác như buồn nôn, đau bụng, chán ăn, sụt cân… Nếu không phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân có thể xuất hiện cả các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen… 

Bệnh nhân da khô sạm, nhiều nếp nhăn, thậm chí nổi hạch ở một hoặc cả hai bên của hố thượng đòn. 

Với những bệnh nhân chưa có dấu hiệu rõ ràng, cần khám sàng lọc bằng cách làm các xét nghiệm cần thiết như nội soi, sinh thiết… Các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, sử dụng laser. 

Bệnh nhân thường chủ quan, chỉ khi có biến chứng nặng mới vội đi khám nên dễ gây nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như người hút nhiều thuốc lá, người trên 60 tuổi, người bị trào ngược dạ dày – thực quản… nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể thường xuyên. 

3.3. Viêm loét, đau dạ dày

Là căn bệnh do tổn thương các tế bào niêm mạc của dạ dày, thường diễn biến nhanh chóng và dễ chuyển thành mạn tính nếu không phát hiện sớm.

Bên cạnh triệu chứng tiêu biểu là ợ hơi còn có một vài triệu chứng khác đó là đầy bụng, buồn nôn, đau bụng âm ỉ trong và ngay sau khi ăn, nóng rát thượng vị… 

Với viêm loét dạ dày cấp tính, có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên khi để biến chứng sang mạn tính và các bệnh nguy hiểm khác thì rất khó chữa khỏi hẳn mà không tái phát. Một số biến chứng có thể kể tới như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị… 

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị hiện nay bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng acid: giúp trung hòa bớt lượng acid trong dạ dày, giảm thiểu tình trạng lớp niêm mạc bì bào mòn lâu ngày gây loét, thủng dạ dày. 
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton: ngăn chặn triệu chứng ợ nóng gây khó chịu cho người bệnh. 
  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2: giúp giảm sự sản xuất acid ở dạ dày của các tế bào viền của dạ dày nhờ khả năng ức chế tác động của histamin tại thụ thể H2  
  • Ngoài ra có thể phối hợp với một số loại thuốc giảm đau khác tùy cơ địa mỗi người. 

>>> Xem thêm Nguyên Nhân Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Và Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

3.4. Nhiễm khuẩn HP đường ruột 

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-2

Vi khuẩn HP

HP (hay vi khuẩn Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn dạng xoắn sống trong lớp nhày của bề mặt niêm mạc dạ dày. Chúng sống được trong môi trường pH thấp như vậy là vì chúng tiết ra enzyme urease giúp trung hòa acid trong dạ dày. Theo một thống kê, có tới gần 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này và tại Việt Nam, con số này lên tới trên 60%. 

Ở dạng nhẹ, bệnh diễn biến một cách âm thầm và khó phát hiện ra. Đến khi bệnh có khả năng chuyển sang polyp dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày người bệnh mới phát hiện thì đã muộn. 

Ngoài triệu chứng ợ hơi, ợ chua do viêm loét, còn có thể chẩn đoán bệnh nhờ dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, rối loạn phân… 

Để phát hiện vi khuẩn HP, các bác sĩ sẽ tiến hành một trong số các phương pháp nội soi dạ dày, sinh thiết mô bệnh học, xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP… Bệnh nhân được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn và thuốc kháng acid dạ dày để tránh nguy cơ viêm loét nặng hơn. 

>>> Xem thêm Vi khuẩn Hp là gì? Hp gây bệnh gì cho cơ thể?

3.5. Celiac

Bệnh Celiac (hay Coeliac) là bệnh lý đường ruột do sự rối loạn tự miễn gây ra bởi gluten (một loại protein có nhiều trong lúa mạch, lúa mì), làm cho các tế bào ở niêm mạc ruột non bị tổn thương. 

Dấu hiệu bệnh ở mỗi người rất khác nhau và rất khó để nhận ra ở những người mới bị. Ngoài ợ hơi, có thể kể tới các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, sụt cân, đau bụng, buồn nôn,

cơ thể không dung nạp lactose hay thậm chí nổi các mụn nước (nhiễm vi khuẩn Herpes). Khi đã biến chứng, cơ thể có thể gặp phải một số bệnh lý về lách, tụy, vô sinh… 

Để chẩn đoán bệnh, bạn có thể làm xét nghiệm máu hoặc sinh thiết. Lưu ý trước khi xét nghiệm máu, bạn phải bổ sung một lượng gluten nhất định từ thực phẩm. 

Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị chuyên sâu cho bệnh này. Người bệnh chỉ có thể tránh sử dụng các thực phẩm chứa gluten để không phát bệnh. 

3.6. Hội chứng ruột kích thích 

Còn được biết tới với tên gọi viêm đại tràng, là tình trạng rối loạn chức năng ruột không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học có đưa ra một số lí do có tác động tới bệnh như di truyền, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, cơ địa không hấp thu được một số loại thực phẩm… 

Các dấu hiệu nhận biết ở đây có thể nhắc tới là ợ hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy… Cần lưu ý rằng, người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ không đi ngoài ra máu (điểm phân biệt với các bệnh đường tiêu hóa khác). 

Bệnh có thể kéo dài chỉ trong vài ngày rồi biến mất, sau đó lại tái phát, cũng có thể kéo dài lâu hơn trong vài tháng liền. Điều này tùy thuộc khá nhiều vào thực đơn ăn của bạn. 

Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, các bác sĩ sẽ cho làm sinh thiết trực tràng hoặc đại tràng, soi trực tràng hoặc đại tràng, xét nghiệm phân… 

Cách chữa trị tốt nhất cho người bệnh là không ăn các thức ăn lạ, dễ gây dị ứng hay các thức ăn khó tiêu, dễ sinh đầy hơi. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị từng triệu chứng của bệnh như: thuốc chống tiêu chảy (Berberin, Smecta…), thuốc nhuận tràng (các loại men vi sinh, men tiêu hóa…). 

3.7. Hội chứng rối loạn tiêu hóa

Đây không phải một bệnh lý mà là hội chứng đường ruột, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn (do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và chưa kịp thích ứng với những thực phẩm lạ khó tiêu). Các dấu hiệu phải kể đến đó là đau bụng (đau âm ỉ hay dữ dội tùy cơ địa mỗi người), rối loạn đại tiện, ợ hơi, chán ăn… Ở trẻ nhỏ còn có thể có thêm hiện tượng nôn trớ khi ăn. 

Tuy không hề nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại gây khó chịu và bất tiện cho người mắc phải. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dứt điểm, nhưng người mắc phải có thể áp dụng các hướng dẫn sau: đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, không ăn thức ăn lạ; bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào thực đơn hàng ngày; sử dụng các loại men vi sinh, men tiêu hóa theo từng đợt 2 – 4 tháng; rèn thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ nhất định mỗi ngày… 

Ngoài ra, có một số bài thuốc dân gian khá hữu hiệu trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa đó là: trà hoa cúc, lá mơ, trà gừng, nước chanh ấm pha mật ong, tỏi, cam thảo… 

3.8. Thoát vị hoành

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-3

Thoát vị hoành

Thoát vị hoành là tình trạng một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng bị dịch chuyển thông qua khiếm khuyết của bề mặt cơ hoành (cơ dạng dẹt có chức năng phân cách giữa ổ bụng và lồng ngực) lên phía trên vào khoang lồng ngực  

Có hai dạng thoát vị hoành: thoát vị hoành bẩm sinh ở trẻ em (tỉ lệ mắc rất thấp) và thoát vị hoành ở người lớn (xảy ra khi có va chạm, chấn thương tác động lên cơ hoành). 

Triệu chứng được ghi nhận là rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Có thể kể tới một số biểu hiện chung nhất đó là ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt, đau bụng, đau ngực, buồn nôn. Trong trường hợp bẩm sinh, dấu hiệu này có thể không rõ ràng và khó nhận diện. 

Để xác định chính xác có bệnh hay không, cần thực hiện siêu âm, chụp X – quang hay chụp cắt lớp vi tính. 

Phương pháp điều trị chung hiện nay chính là phẫu thuật, vì thế cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. 

3.9. Viêm tụy

Tuyến tụy có mối liên hệ mật thiết trong việc tiêu hóa thức ăn. Khi tuyến tụy bị tổn thương dẫn tới hoạt động không bình thường, dịch tụy chứa enzyme tiết ra không đủ để phân hủy các hợp chất trong thức ăn, dẫn tới tình trạng đầy bụng, ợ hơi. 

Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh khác như buồn nôn, đau bụng dữ dội… 

Nếu không điều trị sớm, người mắc bệnh dễ gặp các biến chứng khác như xuất huyết, nhiễm trùng tuyến tụy… 

Phương pháp điều trị hiện nay là kết hợp điều trị các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. 

3.10. Sỏi mật, viêm túi mật

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-7

Sỏi mật

Sỏi mật là loại sỏi xuất hiện trong túi mật hoặc đường dẫn mật, nếu để lâu sẽ dẫn tới viêm túi mật, thủng túi mật, ung thư túi mật… Tuy ợ hơi không phải dấu hiệu chính của các bệnh lý về mật nhưng việc dịch mật tiết ra không đủ để tiêu hóa thực phẩm nhiều dầu mỡ đã dẫn tới tình trạng này. 

Các triệu chứng điển hình của bệnh này là đau vùng thượng vị dữ dội đặc biệt sau khi ăn, có thể lan ra sau lưng, sốt… Để chẩn đoán chính xác, người ta sử dụng siêu âm, chụp X – quang hay chụp cộng hưởng từ. 

Để điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ truyền dịch cho người bệnh, sau đó mổ nội soi (đối với trường hợp lấy sỏi) hay cắt túi mật (đối với viêm túi mật). 

4. Nếu xảy ra ợ hơi liên tục liều có gây ra nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, tình trạng ợ hơi có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm để xác định đó là ợ hơi sinh lý hay ợ hơi bệnh lý. Nếu là vấn đề bẹnh lý thì phải xác định xem việc ợ hơi liên tục là bệnh gì để có hướng điều trị thích hợp. 

Tuy nhiên, dù cho triệu chứng này có nguy hiểm hay không thì bạn vẫn nên chữa trị dứt điểm để không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hãy tham khảo một số cách xử lý bên dưới khi gặp tình trạng ợ hơi kéo dài. 

5. Làm gì khi bị ợ hơi liên tục?

Sau khi đã biết ợ hơi liên tục là bệnh gì, cần nhanh chóng tìm ra một hoặc kết hợp các phương pháp điều trị cho phù hợp. 

5.1. Cách trị ợ hơi liên tục tại nhà

Các mẹo dân gian đôi khi rất hiệu quả đối với các triệu chứng khó chữa dứt điểm như ợ hơi. Khi đã biết chính xác ợ hơi liên tục là bệnh gì, không chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp hơn mà người bệnh còn phải kiên trì áp dụng các phương pháp dân gian để triệu chứng không tái phát. 

5.1.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt & ăn uống

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-4

Trị ợ hơi liên tục bằng tỏi

  • Hạn chế tối đa việc ăn uống các loại thực phẩm sau: 
    • Thuốc lá, rượu, bia
    • Đồ uống có gas
    • Rau củ chứa quá nhiều đường, chất xơ như hành tây, măng tây, các loại đậu, bông cải
    • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
    • Kẹo cao su
    • Đồ cay nóng
  • Nên ăn uống các loại thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng hoặc mềm
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn uống quá no
  • Không nằm, tắm, vận động mạnh luôn ngay sau khi ăn no
  • Giảm căng thẳng, lo âu bằng cách đi bộ thư giãn sau bữa ăn, tập yoga, thiền… 
  • Không mặc quần áo quá chật chèn ép lên vùng bụng
  • Bổ sung các loại thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua, nước chè xanh… hay men vi sinh nếu thực sự cần thiết. 

5.1.2. Trị ợ hơi liên tục bằng trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết tới với rất nhiều công dụng khác nhau, trong đó có giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu – một trong những nguyên nhân gây ợ hơi. 

Không những thế, trà hoa cúc còn có tính kháng viêm, làm dịu những tế bào đã bị tổn thương của lớp niêm mạc dạ dày, từ đó hỗ trợ điều trị một số bệnh ở đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày… – những bệnh lý điển hình gây tình trạng ợ hơi. 

Uống một tách trà hoa cúc pha bằng nước ấm sau ăn đều đặn mỗi ngày giúp tiêu giảm lượng khí thừa trong bụng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái sau mỗi bữa ăn. 

5.1.3. Chữa ợ hơi liên tục bằng lá bạc hà 

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-5

Trị ợ hơi liên tục bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là một loại nguyên liệu có tính mát, giúp loại bỏ các chứng chướng bụng, ăn không tiêu. Tính mát của bạc hà còn giúp hơi ợ không gây cảm giác nóng rát nơi cổ họng và lồng ngực, giúp giảm đáng kể cảm giác khó chịu khi ợ. 

Chỉ cần ngâm vài lá bạc hà đã rửa sạch trong khoảng 200 – 300 ml nước sôi là bạn có thể sử dụng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nhiều lần trong một ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. 

5.1.4. Chữa trị ợ hơi bằng trà gừng 

Gừng là một vị thuốc rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng gừng trước hoặc sau bữa ăn đều giúp việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn, từ đó giảm thiểu đáng kể chứng ợ hơi. 

Bạn có thể dùng 1 lát gừng tươi ngậm trực tiếp trong miệng và nhai để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu không thích vị cay nồng tự nhiên của gừng, bạn có thể pha trà gừng bằng nước ấm (có thể thêm chanh, mật ong… cũng rất tốt cho đường tiêu hóa) để dễ uống hơn. 

>>> Xem thêm CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG GỪNG

5.1.5. Sử dụng liệu pháp tập luyện thay đổi thói quen ợ hơi

Không phải ợ hơi liên tục là bệnh gì cũng có thể áp dụng các phương pháp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

5.1.5.1. Tập thở cơ hoành

Bài tập này tương tự cách thở trong tập luyện yoga, giúp cơ hoành và cơ bụng hoạt động tốt hơn để từ đó thông khí nhanh chóng hơn. Để luyện tập, bạn cần lựa chọn một không gian yên tĩnh, rộng rãi và nằm ngửa, toàn thân thả lỏng.

Hai tay lần lượt đặt lên bụng và ngực, sau đó bắt đầu hít vào (phình bụng ra để lấy vào tối đa lượng không khí) rồi thở ra (hóp bụng vào để đẩy hết lượng không khí ra ngoài). Chú ý giữ nhịp thở càng sâu càng tốt. 

Kiên trì luyện tập sẽ giúp các cơ vận động tốt hơn khi có quá nhiều khí trong bụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm đáng kể tình trạng này cho dù ợ hơi liên tục là bệnh gì. 

5.1.5.2. Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là quá trình bản thân tự nhận thức được về các chức năng sinh lý của cơ thể. Bài tập này có thể sẽ cần tới sự hướng dẫn của các chuyên gia trị liệu. 

Bạn sẽ được luyện tập cách điều chỉnh nhịp tim, thân nhiệt và huyết áp, lâu dần bạn cũng có thể tự ý thức được chứng ợ hơi và điều khiển để làm biến mất nó. Có thể nói, liệu pháp điều trị này cần sự kiên trì luyện tập và khá mất thời gian. Tuy nhiên, khi đã thành công, bạn có thể kiểm soát việc ợ hơi như những hành động có chủ đích khác như co chân, gập tay… cho thấy liệu pháp này hoàn toàn có thể áp dụng về lâu dài. 

5.2. Các tư thế yoga có thể giúp giảm ợ hơi

5.2.1. Tư thế giảm gió Apanasana

Apanasana rất hữu ích để giúp thải khí thừa khỏi hệ tiêu hóa. Việc loại bỏ không khí dư thừa này giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ thống tiêu hóa của bạn. Nó cũng làm giảm chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chua và táo bón.

Tư thế này cũng giúp giải phóng căng thẳng ở lưng dưới, hông và đùi. Nó làm dịu sự căng cứng ở cột sống, đồng thời săn chắc các cơ ở thành bụng.

Thận trọng

Không tập tư thế này nếu bạn đang hồi phục sau phẫu thuật bụng hoặc thoát vị. Ngoài ra, hãy tránh tư thế này nếu bạn bị chấn thương cột sống hoặc đau thần kinh tọa. Phụ nữ mang thai cũng không nên tập tư thế này. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tập yoga.

Hướng dẫn

  • Bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa, duỗi thẳng chân và tay.
  • Khi bạn thở ra, kéo cả hai đầu gối áp sát vào ngực. Vòng tay ép gối vào cơ thể.
  • Giữ chặt chân phải rồi duỗi chân trái xuống sàn. Giữ tư thế này trong vòng một phút là tốt nhất.
  • Rút đầu gối trái về phía ngực và vòng tay quanh hai đầu gối một lần nữa.
  • Rồi lặp lại, giữ chân trái và duỗi chân phải
  • Cuối cùng, kéo cả hai đầu gối vào ngực của bạn.
  • Khi thở ra, thả lỏng và mở rộng cả hai chân dọc theo sàn và nghỉ ngơi.

Lời khuyên

Thực hành Apanasana có thể làm dịu và thoải mái chứng đau bụng và đau thắt lưng. Nhưng vẫn nên chú ý cái thông tin sau:

Luôn bắt đầu thực hiện với đầu gối phải co vào và chân trái duỗi ra. Chân phải và đầu gối của bạn sẽ tạo áp lực lên đại tràng đi lên. Khi bạn đổi bên (đầu gối trái vào, chân phải mở rộng), chân trái của bạn tạo áp lực lên đại tràng xuống. Thứ tự phải-trái này kích thích tiêu hóa và giải phóng “gió” dư thừa một cách chính xác. Đảo ngược trình tự và ấn vào phần đại tràng đi xuống trước có thể gây nặng thêm, táo bón, chướng bụng và khó chịu ở ruột.

Cố gắng giữ cho chân duỗi thẳng hết mức có thể và giữ cho mông của chân nâng lên hướng xuống thảm. 

5.2.2. Tư thế Xoắn nghiêng

Tư thế yoga của tháng này sẽ giúp bạn kéo căng hông và cơ xoay trong khi giải phóng căng thẳng ở lưng dưới và đẩy khí khỏi hệ tiêu hóa giảm ợ hơi.

Để thực hiện tư thế này, hãy bắt đầu ở tư thế nằm ngửa. Khi bạn hít vào, nâng cả hai đầu gối lên ngực. Khi bạn thở ra, vòng tay qua đầu gối để kéo chúng lại gần ngực. Khi bạn hít vào và đưa tay phải của bạn ra bên ngoài đầu gối trái và thở ra, thả cả hai đầu gối sang bên phải. 

Chuyển hông của bạn sang trái khi cần thiết để cho phép cột sống giãn nhẹ. Hít vào và khi thở ra, mở rộng cánh tay trái của bạn ra bên trái (ngang vai) với lòng bàn tay hướng xuống đất. Tay phải của bạn vẫn có thể đặt trên đầu gối trái.

Khi bạn cảm thấy thoải mái, hãy hơi xoay cổ sang trái để nhìn qua vai trái. Điều quan trọng là cả hai vai phải được ấn chặt vào thảm và đầu gối của bạn chạm sàn, nhưng vai của bạn vẫn tiếp đất. Nếu bạn cảm thấy đau ở lưng dưới, hãy để đầu gối của bạn tựa vào một chiếc gối, chăn hoặc tấm chắn. Giữ tư thế này trong 10 – 20 nhịp thở trước khi chuyển sang bên còn lại. 

Cần chú ý các bộ phận như:

  • Bụng

Trong các động tác vặn ngả lưng, phần trên của cơ thể được ổn định và do đó hầu hết các động tác vặn xảy ra ở cột sống của bạn khi bạn xoay chân. Ở đây, điều quan trọng là phải chú ý đến đảm bảo rằng vai của bạn vẫn tiếp đất.

Chú ý đảm bảo cơ bụng không bị “vặn quá mức” và có thể giúp bạn tránh cảm giác căng ở lưng dưới.

Khi bạn đã cảm thấy thoải mái trong tư thế này, hãy cố gắng đưa hơi thở vào bụng. Việc hít thở của bạn ở đây sẽ giúp giải phóng căng thẳng ở thành bụng và giúp giảm căng thẳng ở vùng thắt lưng của cột sống.

  • Cổ

Nếu bạn có thể quay đầu qua vai (đối diện) trong quá trình vặn này, bạn sẽ cảm thấy căng dọc bên cổ. Từ từ đẩy cằm của bạn đến gần vai hơn để tránh bất kỳ cơn đau nào.

5.2.3. Tư thế cầu

Nằm ngửa và uốn cong đầu gối của bạn, đặt bàn chân của bạn khoảng 20cm trước mông, hai tay để ngang. Giữ chặt cơ mông và cơ của bạn, đẩy qua gót chân và nâng cơ mông, hông và lưng lên khỏi mặt đất để bạn nằm trên vai. Giữ trong vài nhịp thở, sau đó thả ra và lặp lại.

Tư thế này giúp giảm bớt áp lực ở lưng và cơ bụng, đồng thời kéo căng phần thân trước, có thể đóng một vai trò trong việc giảm khó chịu đầy hơi và đầy hơi.

5.2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

o-hoi-lien-tuc-la-benh-gi-6

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi ợ hơi đi kèm các dấu hiệu đáng cảnh báo như tiêu chảy dài ngày, đi ngoài ra máu… bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nội soi để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác.

Ngoài ra, bạn cũng có thể được kê đơn một số loại thuốc kháng acid dạ dày nhằm làm giảm hiện tượng ợ hơi, ợ nóng. 

>>> Xem thêm Ợ HƠI ĐẦY BỤNG : NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

6. Tổng kết ợ hơi liên tục là bệnh gì? 

Mặc dù ợ hơi không phải là hiện tượng nguy hiểm tới tính mạng nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đa phần các bệnh lý ở đây đều liên quan tới hệ tiêu hóa từ mức độ nhẹ tới nặng, một số ít do thói quen sinh hoạt hoặc do thay đổi hormon ở cơ thể người phụ nữ khi mang thai.

Chính vì vậy, dù ợ hơi liên tục là bệnh gì thì việc tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị bệnh dứt điểm là vô cùng quan trọng, tránh tình trạng biến chứng sang những bệnh mạn tính khác. 

Hãy liên hệ với ScurmaFizzy qua số HOTLINE 18006091 để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể hơn. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn đọc!

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091