Dấu Hiệu Bị Đau Dạ Dày Và Cách Phòng Điều Trị
Đau dạ dày là một căn bệnh rất phổ biến gây đau đớn, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Đau dạ dày có thể dễ dàng chữa khỏi nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu biết về bệnh cũng như nhận biết các dấu hiệu bị đau dạ dày là điều cần thiết để phòng và điều trị tốt hơn.
1. Đau dạ dày là gì?
Dạ dày là bộ phận rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, tại dạ dày tiết ra acid dịch vị giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Bệnh đau dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, thường là viêm loét do tính ăn mòn của acid dịch vị. Người mắc bệnh đau dạ dày thường phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn lên ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, nếu không điều trị kịp thời dễ đem lại những biến chứng nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị cụ thể. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh nếu biết phương pháp phòng tránh. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp.
Đau dạ dày do vi sinh vật
Helicobacter Pylori (Hp) là một vi khuẩnlà một vi khuẩn phổ biến trong đường tiêu hóa, có tới 60% người trưởng thành nhiễm Hp trong dạ dày. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng và là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori
Theo Mayo Clinic có khoảng 10% người nhiễm H. Pylori bị loét dạ dày tá tràng.
Cơn đau do H. Pylori gây ra thường không dữ dội, xuất hiện khi dạ dày trống rỗng vào ban đêm hoặc vài giờ sau khi ăn.
Thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học
Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá; ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa ( đặc biệt là bữa sáng) ăn nhiều thực phẩm chua, cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; đồ ăn không đảm bảo vệ sinh…
Do căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng stress kéo dài tác động lên các dây thần kinh ở đường tiêu hóa làm tăng tiết dịch vị, gây ra tình trạng co thắt, ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách Giảm Áp Lực Căng Thẳng Cho Người Bị Dạ Dày
Đau dạ dày do thói quen sử dụng thuốc
Việc sử dụng lâu dài hoặc sử dụng bừa bãi các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID), corticoid, kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng có hại cho cơ thể, đặc biệt là dạ dày:
Thói quen sử dụng thuốc có thể gây đau dạ dày
- Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) như Ibuprofen, Diclofenac,… gây loét dạ dày tá tràng và nhiều biến chứng phức tạp, nghiêm trọng nhất là xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày. Nguyên nhân do thuốc kém tan trong môi trường acid của dạ dày, tích tụ thành đám ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ của lớp nhầy từ đó gây viêm loét.
- Corticoid là loại thuốc được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nhờ tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch,…Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây viêm loét dạ dày.
- Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, khi vào trong dạ dày nó sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi có tác dụng bảo vệ, do đó dạ dày sẽ dễ bị các yếu tố tấn công làm tổn thương.
Các yếu tố bệnh lý khác
Những bệnh lý khác liên quan tới đường tiêu hóa như ung thư tuyến tụy, túi mật, tuyến giáp,… cũng gây đau dạ dày. Nguyên nhân do các tuyến này có vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa nhờ việc tiết ra hormon và các chất để tiêu hóa thức ăn.
Khi bị tổn thương, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong đó có dạ dày.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày được đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào ung thư trong niêm mạc của dạ dày. Mặc dù ung thư dạ dày tương đối hiếm so với các loại ung thư khác, nhưng một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của căn bệnh này là khó chẩn đoán.
Vì ung thư dạ dày thường không gây ra bất kỳ triệu chứng ban đầu nào, nên nó thường không được chẩn đoán cho đến khi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Đau Dạ Dày Và Cơ Chế Hoạt Động Hiện Nay
3. Dấu hiệu bị đau dạ dày
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi các cơn đau ít xuất hiện và không quá dữ dội người bệnh thường chủ quan hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu bị đau dạ dày điển hình nhất để nhận biết bệnh và có biện pháp điều trị.
Đau thượng vị
Đau thượng vị là hiện tượng đau từ rốn trở lên tới xương ức, hoặc lan ra cả sau lưng. Đây là tình trạng hay gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ, hoặc nóng rát khó chịu, cơn đau có thể xuất hiện lúc no hoặc lúc đói tùy vào nguyên nhân gây đau.
Bệnh càng nặng tần số xuất hiện cơn đau và mức độ đau càng tăng.
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, trào ngược
Ợ chua là cảm giác nóng rát ở ngực, thường xuất hiện kèm theo vị đắng trong cổ họng hoặc miệng. Các triệu chứng của chứng ợ nóng có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn quá nhiều hoặc khi nằm (ảnh hưởng tới giấc ngủ). Ợ chua xảy ra thường xuyên gây khó khăn trong việc ăn uống và đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Trào ngược thực quản – một trong những dấu hiệu bị đau dạ dày
>>> Tìm hiểu thêm: Ợ Hơi Nhiều Liên Tục Có Nguy Hiểm Không?
Ăn uống kém hơn
Người bị bệnh đau dạ dày có thể bị kém ăn biểu hiện bằng việc ăn kém ngon, mất cảm giác ăn ngon hoặc giảm khối lượng thức ăn, nhanh có cảm giác no.
Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên cần kết hợp với các dấu hiệu bị đau dạ dày khác để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý.
Kém ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng gây mệt mỏi, suy giảm chức năng miễn dịch , điều này càng làm bệnh tình diễn biến xấu hơn.
Cảm giác buồn nôn, nôn
Ợ chua và trào ngược dạ dày, các vết loét trong dạ dày góp phần tạo cảm giác nóng rát gây buồn nôn. Nguyên nhân do lớp thành bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên thức ăn bị tiêu hóa chậm, sau khi ăn, người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, cảm giác nặng nề, bỏng rát ở vùng thượng vị ,sau đó cơn đau lan lên xương ức và gây cảm giác buồn nôn ở người bệnh.
Chướng bụng đầy hơi không tiêu hóa được
Việc tăng tiết acid quá mức, thay đổi hệ vi sinh vật trong dạ dày, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng của vi khuẩn H. Pylori gây rối loạn chức năng tiêu hóa, tạo cảm giác chướng hơi đầy bụng rất khó chịu.
Ngoài ra chế độ ăn, các chất gây dị ứng, căng thẳng stress cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của dạ dày làm cho thức ăn không tiêu hóa được.
Thay đổi thói quen đại tiện
Các triệu chứng chướng bụng đầy hơi thay đổi thói quen đại tiện của người bệnh: đi đại tiện ít hơn (một phần do lượng thức ăn nạp vào ít hơn), phân rắn (gây táo bón, hiện tượng này kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ) hoặc lổn nhổn ( gây tiêu chảy, làm mất cân bằng điện giải, mất nước, mệt mỏi).
Chảy máu tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa là một dấu hiệu rất nguy hiểm
Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu từ thành mạch đi vào ống tiêu hóa. Đây là một dấu hiệu rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng con người nếu không chữa trị kịp thời.
Triệu chứng của chảy máu tiêu hóa là phân sẫm màu, hoặc có máu trong phân; nôn ra máu. Người bệnh có thể có hiện tượng mệt mỏi, choáng váng, tụt huyết áp do mất máu
Khi phát hiện có hiện tượng chảy máu tiêu hóa cần đến ngay cơ sở ý tế để điều trị kịp thời.
Sờ thấy u trước bụng
Khi bị ung thư dạ dày, khối u phát triển lớn có thể sờ thấy trước bụng. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Các dấu hiệu bị đau dạ dày khác
Ngoài các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân đau dạ dày còn có thể gặp các triệu chứng sau :
- Gầy yếu, sụt cân : ảnh hưởng của cơn đau làm suy giảm sức khỏe và tinh thần người bệnh, tuy không phải dấu hiệu bị đau dạ dày đặc trưng nhưng rất có hại cho cơ thể.
- Thiếu máu, da vàng : thường đi kèm với chảy máu dạ dày, cơ thể sau một thời gian chảy máu không được điều trị sẽ dẫn tới thiếu máu.
- Hôi miệng: do hiện tượng trào ngược dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa trào ngược lên phía thực quản gây mùi hôi khó chịu. Tuy không nguy hiểm nhưng hôi miệng khiến người bệnh tự ti, e ngại khi giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
>>>Xem thêm: Triệu Chứng Đau Dạ Dày Cảnh Báo Dạ Dày Bị Tổn Thương
4. Đau dạ dày có nguy hiểm không?
Khi phát hiện những dấu hiệu bị đau dạ dày chắc chắn nhiều người băn khoăn đau dạ dày có thật sự nguy hiểm?
Đau dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, để xác định mức độ nghiêm trọng của bênh đầu tiên cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.
Bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị hợp lý và kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ nhưng do tính chủ quan, ít hiểu biết về bệnh, các dấu hiệu bị đau dạ dày dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Do vậy, nhiều người không quan tâm, không điều trị cũng như không thay đổi thói quen sinh hoạt, chỉ tới khi bệnh trở nên nghiêm trọng mới thăm khám, lúc này việc chữa trị sẽ khó khăn hơn và sức khỏe người bệnh cũng đã bị ảnh hưởng nhiều.
Bệnh đau dạ dày cũng có thể biến chứng thành những bệnh khác nguy hiểm và khó chữa hơn như viêm tụy, viêm túi mật, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
- Thủng dạ dày: tác động của acid và những tổn thương lâu ngày lên niêm mạc dạ dày, dạ dày có thể bị ăn mòn nghiêm trọng tạo ra vết thủng gây đau đớn dữ dội đột ngột, bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
- Chảy máu bên trong: các vết loét gây chảy máu có thể gây mất máu đáng kể, đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm với tính mạng con người nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời.
- Mô sẹo: là một loại mô dày phát triển sau chấn thương, mô này khiến thức ăn khó đi qua đường tiêu hóa, dấu hiệu gặp có thể là nôn mửa và sút cân.
5. Cách phòng và điều trị bệnh đau dạ dày
Lựa chọn lối sống sinh hoạt lành mạnh là điều mọi người đều có thể làm để phòng ngừa hay giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày:
Thay đổi chế độ ăn giúp giảm các dấu hiệu bị đau dạ dày
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn ( rượu, bia), chất kích thích ( thuốc lá, cafein), đồ uống có ga, nước ngọt.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng, đồ ăn chua, thức ăn nhanh chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, nên xây dựng chế độ ăn cho người bị đau dạ dày cụ thể.
- Sinh hoạt khoa học, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tập thể dục thể thao thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những thuốc chống viêm phi steroid, kháng sinh, các corticoid để tránh các tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể.
- Khi phát hiện một trong những dấu hiệu bị đau dạ dày cần tới ngay cơ sở ý tế để thăm khám và có cách điều trị phù hợp.
Ngoài việc điều trị triệu chứng, để có thể chữa khỏi hoàn toàn bạn cần loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và xác định rõ được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Xét nghiệm Helicobacter Pylori
- Nếu nguyên nhân gây bệnh do H. Pylori, bạn sẽ phải dùng thuốc tối đa trong vòng hai tuần bao gồm kháng sinh để tiêu diệt nhiễm trùng và thuốc ức chế bơm proton để giảm tiết acid trong dạ dày.
- Nguyên tắc của điều trị đau dạ dày là sử dụng các thuốc làm giảm yếu tố tấn công ( acid dịch vị, vi khuẩn) và tăng cường yếu tố bảo vệ ( tăng cường bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc bao phủ niêm mạc, kích thích chất nhầy, kích thích tái tạo niêm mạc).
- Tuân thủ điều trị, đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống sinh hoạt vì bệnh đau dạ dày bị ảnh hưởng lớn bởi những yếu tố này.
Một số nhóm thuốc điều trị đau dạ dày hiện nay:
- Thuốc ức chế tiết acid dạ dày: Nizatidine, Omeprazol,…
- Thuốc kháng sinh điều trị đau dạ dày: Metronidazol, tetracyclin,…
- Thuốc trung hòa acid dạ dày: Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Rebamipide, Sucralfate,…
>>>Xem thêm: Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà
6. Hỏi đáp về các dấu hiệu bị đau dạ dày
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bị đau dạ dày và các cách điều trị, phòng tránh an toàn cho người bệnh có thể tham khảo.
- Câu hỏi: Bệnh đau dạ dày có bị lây không? Nếu có thì cách phòng tránh là gì?
Trả lời:
Bệnh đau dạ dày có thể lây nếu người bị bệnh nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Vi khuẩn Hp lây qua đường tiêu hóa, do đó sinh hoạt chung với người nhiễm Hp có thể bị lây vi khuẩn này.
Tuy nhiên chúng ta không nên lo lắng quá vì không phải ai bị nhiễm Hp cũng bị đau dạ dày, có 60% người trưởng thành nhiễm Hp nhưng chỉ 10% trong số đó bị bệnh.
Để ngăn vi khuẩn phát triển thành bệnh cần giữ gìn thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nắm rõ kiến thức về dấu hiệu bị đau dạ dày.
Để phòng tránh lây nhiễm Hp cần hạn chế sử dụng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt; vệ sinh dụng cụ ăn uống trước khi sử dụng; không dùng chung bát nước chấm; dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt xì; đặc biệt lưu ý với trẻ em, không hôn trẻ, đút mớm bằng miệng, dùng chung dụng cụ ăn uống với người lớn…
- Câu hỏi: Có nên dùng nghệ để chữa bệnh đau dạ dày hay không?
Trả lời:
Trong nghệ có chứa cucurmin, đối với dạ dày hoạt chất này có vai trò kháng viêm, giảm các yếu tố tấn công gây tổn thương đến niêm mạc qua đó giúp bảo vệ và làm lành các tổn thương trên niêm mạc của dạ dày. Bên cạnh đó, curcumin còn có vai trò ức chế vi khuẩn Hp, nhờ đó giảm nguy cơ gây đau dạ dày viêm loét.
Ngoài ra, nghệ còn có vai trò kích thích túi mật, làm giải phóng mật, có lợi với việc tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của dạ dày. Có thể kết hợp nghệ với mật ong để tăng hiệu quả điều trị.
Tìm hiểu thêm các cách chữa đau dạ dày bằng nghệ tại đây .
7. Kết luận
Dạ dày là cơ quan rất quan trọng trong hệ tiêu hóa, bệnh đau dạ dày rất dễ mắc phải nhưng để điều trị dứt điểm cần kết hợp thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Khi gặp những dấu hiệu bị đau dạ dày ở trên, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để xác định đúng bệnh, được tư vấn và dùng đúng thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Nếu còn bất cứ thắc mắc hay có câu hỏi nào cần lời giải đáp kĩ hơn về dấu hiệu bị đau dạ dày, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091, Scurma Fizzy sẽ giải đáp khúc mắc của bạn, đồng hành cùng bạn trong các vấn đề này.