Nên Sử Dụng Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nào

Nên Sử Dụng Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Nào

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao nhưng hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Theo ước tính, Việt Nam hiện có khoảng trên 7 triệu người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Việc lựa chọn thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp là vấn đề quan trọng đối người bệnh, để đảm bảo vừa an toàn, tiết kiệm, vừa đáp ứng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Vậy nên sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản nào?

1. Trào ngược dạ dày thực quản

– Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý xảy ra do acid dịch vị trong dạ dày dư thừa và trào ngược lên thực quản. Acid dạ dày tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, với triệu chứng điển hình là ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… 

– Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nhẹ nhất là mất giọng, nặng hơn là u thực quản, viêm thực quản mãn tính; nguy hiểm nhất có thể gây ung thư thực quản.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-1

Trào ngược dạ dày thực quản

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để có thể lựa chọn thuốc điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả; cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Các nguyên nhân gây bệnh:

– Nguyên nhân do cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản đóng vai trò giống như một hàng rào ngăn cách giữa thực quản và dạ dày. Khi cơ thắt thực quản bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng của một số loại thực phẩm, đồ uống khiến cơ thắt dưới thực quản không đóng lại hoàn toàn sau khi thức ăn xuống dạ dày sẽ gây nên tình trạng trào ngược.

– Nguyên nhân do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn kênh calci,… có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản hoặc khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Nguyên nhân do hen suyễn: Hơn 70% bệnh nhân mắc hen suyễn có dấu hiệu trào ngược dạ dày. Nguyên nhân do khi ho, sẽ làm thay đổi áp lực ở ngực; ngoài ra một số thuốc điều trị hen suyễn cũng là nguyên nhân gây trào ngược.

– Nguyên nhân do stress: Khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra cortisol. Cortisol là yếu tố làm tăng tiết acid hydrochloric và pepsin gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. 

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Trào Ngược Dạ Dày, Những Vấn Đề Hữu Ích Bạn Cần Biết

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-2

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

2.2. Trào ngược dạ dày thực quản – Triệu chứng của bệnh

– Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường đến khá sớm và dễ nhận biết. Tuy nhiên, với tâm lý chủ quan, người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng này, thường tới khi bệnh tình nghiêm trọng, kèm theo các biến chứng nguy hiểm mới phát hiện ra. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày để kịp thời đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị bệnh.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-3

Triệu chứng trào ngược dạ dày

– Các triệu chứng nhận biết khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản:   

+ Ợ nóng, ợ chua: Dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Triệu chứng ợ nóng, ợ chua thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi gập người về phía trước.

+ Buồn nôn, nôn: Triệu chứng buồn nôn, nôn hay gặp ở người mắc trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện thường xuyên.

+ Có vị đắng trong miệng: Trong trường hợp trào ngược dạ dày kèm theo dịch mật sẽ xuất hiện tình trạng đắng trong miệng.

+ Tăng tiết nước bọt: Là phản xạ tự nhiên khi acid dịch vị trào ngược để trung hòa lượng acid này.

– Ngoài ra, ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng:

+ Ho, khan giọng: Do acid dịch vị trào ngược tiếp xúc với dây thanh quản, khiến dây thanh quản bị tổn thương.

+ Cảm giác khó nuốt: Trào ngược dạ dày thường xuyên sẽ khiến thực quản bị viêm, sưng tấy nên có cảm giác khó nuốt, vướng cổ cổ.

+ Giảm cân: Do chức năng tiêu hóa thức ăn kém, người bệnh thường chán ăn, ăn không tiêu, kém hấp thu; dẫn đến tình trạng giảm cân.

>>>Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Dấu Hiệu Là Gì, Nguyên Do, Hướng Điều Trị

3. Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày

– Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản có thể kiểm soát tốt bằng việc sử dụng các thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân, nguyên nhân, triệu chứng trào ngược có thể khác nhau nên khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tiến hành làm các xét nghiệm chẩn đoán và được tư vấn, hướng dẫn phác đồ điều trị hiệu quả.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-4

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

– Đối với bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, việc sử dụng các thuốc tân dược đem lại hiệu quả tốt, nguyên tắc điều trị triệu chứng kết hợp điều trị nguyên nhân. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản:

+ Nhóm thuốc có tác dụng ức chế bơm proton: Lansoprazol, Omeprazol,…

+ Nhóm thuốc tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản: Metoclopramid, Domperidon,…

+ Nhóm thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày, bảo vệ niêm mạc: Dimethicone, Acid Alginic,…

+ Nhóm thuốc kháng acid: Natri carbonat, nhôm hydroxyd,…

– Có thể tham khảo thêm bài viết về phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

(https://scurmafizzy.com/trao-nguoc-huong-dan-chuan-doan-va-dieu-tri-benh/)

3.1. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Metoclopramid

* Loại thuốc: Metoclopramid là thuốc chống nôn, thuốc chẹn thụ thể dopamin, kích thích nhu động dạ dày – ruột. 

* Metoclopramidthuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài ra metoclopramid cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác về dạ dày và đường ruột. 

– Metoclopramid là một thuốc đối kháng của dopamin, tác dụng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và thần kinh. Metoclopramid kích thích nhu động đường tiêu hóa, tăng co bóp của dạ dày, tăng nhu động tá tràng và hỗng tràng để đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày và ruột. Đồng thời, metoclopramid cũng tăng trương lực cơ thắt thực quản, qua đó giúp điều trị trào ngược dạ dày – thực quản; cải thiện các triệu chứng của bệnh.

– Trên thần kinh trung ương, metoclopramid là chất đối kháng dopamin mạnh mẽ, có tác dụng chống nôn và an thần.

– Metoclopramid hấp thụ tốt khi dùng đường uống, sinh khả dụng đường uống trung bình khoảng 80%. Thuốc chuyển hóa qua gan, metoclopramid thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 5% qua phân và mật.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-5

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản – Metoclopramid

* Chỉ định: Metoclopramid được chỉ định là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cải thiện triệu chứng nôn và buồn nôn

* Chống chỉ định: Không dùng metoclopramid trong các trường hợp:

– Bệnh nhân quá mẫn với Metoclopramid.

– Bệnh nhân parkinson, người có tiền sử động kinh.

– Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

– Trẻ em dưới 1 tuổi.

– Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú do metoclopramid có thể bài tiết vào sữa mẹ gây nên các tác dụng không muốn trên trẻ.

* Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Metoclopramid, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng không mong  muốn như sau:

– Người mệt mỏi, yếu cơ. 

– Tiêu hóa: Tiêu chảy.

– Tác dụng trên thần kinh trung ương: Tình trạng ngủ gà, suy nhược, tụt huyết áp.

* Cách dùng: 

– Metoclopramid dùng đường uống: Nên dùng trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ.

– Metoclopramid dùng đường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. 

* Liều dùng: 

– Metoclopramid dùng đường uống: 

+ Người lớn: Uống 10 – 30 mg/ngày. Ngày uống 1 – 3 lần.

+ Trẻ em 1 – 18 tuổi: 0,1 – 0,15 mg/ kg thể trọng x tối đa 3 lần/ ngày. Liều tối đa Metoclopramid trong 1 ngày là 0,5 mg/kg thể trọng. Dùng thuốc liên tục không quá 5 ngày.

– Metoclopramid dùng đường tiêm: 

+ Người lớn: 10 mg Metoclopramid/ lần. Tối đa 3 lần/ ngày.

+ Trẻ em 1 – 18 tuổi: Tiêm tĩnh mạch 0,1 – 0,15 mg Metoclopramid/ kg , 1 – 3 lần/ ngày. Liều tối đa Metoclopramid trong 1 ngày là 0,5 mg/kg thể trọng. 

* Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Metoclopramid:

– Tránh uống rượu khi đang điều trị bằng Metoclopramid do rượu có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của metoclopramid.

– Tránh phối hợp cùng các loại thuốc an thần do có thể làm tăng tác dụng của các thuốc an thần.

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Metoclopramid trên thị trường:

– Viên nén bao phim YSPPulin (Metoclopramid HCl 10 mg) – Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Y tế Delta – Giá: Khoảng 145.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Primperan (Metoclopramid HCl 10,5 mg) – Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam – Giá: Khoảng 75.000 VNĐ/ Hộp 2 vỉ x 20 viên.

– Metoclopramid Kabi 10mg (Metoclopramid HCl 10 mg/ 2 ml) – Công ty cổ phần Fresenius Kabi Việt Nam – Giá: Khoảng 23.000 VNĐ/ Hộp 12 ống x 2 ml.

– Meclopstad (Metoclopramid 10 mg) – Công ty TNHH Liên doanh Stada Việt Nam – Giá: Khoảng 33.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

>>>Xem thêm: Thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay mà bạn nên biết

3.2. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Domperidon

* Loại thuốc: Domperidon là thuốc chống nôn, thuốc chẹn thụ thể dopamin

* Domperidon cũng là thuốc điều trị trào ngược dạ dày được sử dụng phổ biến. Domperidon tương tự như Metoclopramid, là chất đối kháng của dopamin. Tuy nhiên, khác với metoclopramid, domperidon không tác dụng nên các thụ thể dopamin ở não, nên không ảnh hưởng đến thần kinh trung ương.

– Cơ chế chống trào ngược của domperidon: Domperidon kích thích nhu động dạ dày, tăng trương lực cơ thắt dạ dày và thực quản, tăng co bóp; do đó thuốc có tác dụng chống trào ngược dạ dày, cải thiện triệu chứng nôn và buồn nôn hiệu quả.

– Domperidon hấp thu tốt khi dùng đường uống, nhưng sinh khả dụng thấp (khoảng 15%), do thuốc bị chuyển hóa bước đầu ở gan, đào thải qua nước tiểu và phân.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-6

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản – Domperidon

* Chỉ định: Domperidon được chỉ định là thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản; điều trị các chứng khó tiêu không liên quan đến loét, điều trị ngắn hạn tình trạng nôn và buồn nôn do nhiều nguyên nhân.

* Chống chỉ định: Không dùng Domperidon trong các trường hợp:

– Bệnh nhân quá mẫn với Domperidon.

– Rối loạn dẫn truyền tim, bệnh tim, suy gan,…

– Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…

– Hiện nay chưa có bằng chứng lâm sàng về việc dùng Domperidon trên phụ nữ mang thai; tuy nhiên, một thử nghiệm trên động vật cho thấy, thuốc có khả năng gây dị tật cho thai nhi. Do vậy, chống chỉ định dùng Domperidon cho phụ nữ đang mang thai.

– Phụ nữ cho con bú, do Domperidon có thể tiết vào sữa mẹ nên có khả năng gây độc tính trên mẹ và bé .

* Tác dụng không mong muốn: Domperidon khó qua được hàng rào máu não nên ít độc tính hơn Metoclopramid. Tác dụng không mong muốn gặp phải chủ yếu là đau đầu, mất ngủ, khô miệng mức độ nhẹ.

* Cách dùng: 

– Domperidon chủ yếu dùng đường uống. Hiện nay, ít khi dùng Domperidon đường tiêm. Nên uống Domperidon 15 – 30 phút trước khi ăn.

* Liều dùng:

– Người lớn và trẻ em trên 35 kg: Uống Domperidon 10 – 20 mg/ lần, ngày uống 3 – 4
lần. Liều Domperidon tối đa 1 ngày là 80 mg.

– Trẻ em:

+ Trẻ sơ sinh: Uống Domperidon 100 – 300 mcg/ kg/ lần, ngày dùng 4 – 6 lần.

+ Trẻ em 1 tháng – 12 tuổi: Uống Domperidon  200 – 400 mcg/ kg/ lần (tối đa 20 mg/ lần), ngày dùng 3 – 4 lần. 

+ Trẻ em 12 – 18 tuổi: Uống Domperidon 10 – 20 mg/ lần, ngày dùng 3 – 4 lần. 

* Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Domperidon:

– Tránh phối hợp Domperidon với các thuốc như ketoconazol, erythromycin,
clarithromycin,… do sẽ làm giảm chuyển hóa Domperidon, gây tăng tác dụng phụ của Domperidon là gây loạn nhịp tim,…

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Domperidon trên thị trường:

– Hỗn dịch uống Motilium (Domperidon 1 mg/ ml) – Công ty TNHH một thành viên Vimedimex Bình Dương – Giá: Khoảng 90.000 VNĐ/ Hộp 1 chai 100 ml.

– Viên nén bao phim Dotium 10 mg (Domperidon (dưới dạng Domperidon maleat) 10 mg) – Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco – Giá: Khoảng 45.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Viên nén bao phim Regurgex (Domperidon (dưới dạng Domperidon maleat) 10 mg) – Công ty cổ phần Tập đoàn DP và Thương mới Sohaco – Giá: Khoảng 150.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Operidone (Domperidon 30 mg/ 30 ml) – Công ty cổ phần dược phẩm OPV – Giá: Khoảng 24.000 VNĐ/ Hộp 1 chai 30 ml.

3.3. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Omeprazol

* Loại thuốc: Omeprazol là thuốc ức chế bơm proton, được chỉ định là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, ngoài ra Omeprazol cũng được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh dạ dày

* Cơ chế tác dụng của Omeprazol: Omeprazol ức chế bài tiết acid dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, Omeprazol cũng có tác dụng kìm hãm vi khuẩn H. pylori ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng và/ hoặc trào ngược dạ dày thực quản bị mắc vi khuẩn này.

– Omeprazol bị phân hủy bởi acid dịch vị dạ dày, do đó cần bào chế omeprazol dưới dạng bao tan trong ruột. Omeprazol hấp thụ hoàn toàn ở ruột, chuyển hóa tại gan, chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiểu, một phần nhỏ qua phân.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-7

Omeprazol – Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

* Chỉ định của Omeprazol: Omeprazol được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, chứng khó tiêu do tăng tiết acid, điều trị dự phòng loét.

* Chống chỉ định: Không dùng Omeprazol trong trường hợp:

– Bệnh nhân quá mẫn với Omeprazol.

– Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú do Omeprazol có thể bài tiết vào sữa mẹ gây nên các tác dụng không muốn trên trẻ. Hoặc ngừng cho trẻ bú mẹ.

* Tác dụng không mong muốn: Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng Omeprazol là nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, nổi mề đay,…

* Cách dùng: 

– Uống Omeprazol lúc đói, trước khi ăn khoảng 1 giờ. Phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn, không được nhai, nghiền viên thuốc hay mở vỏ nang.

* Liều dùng: 

– Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Uống Omeprazol 20 mg/ ngày trong thời gian 4 tuần. Uống tiếp tục trong 4 – 8 tuần nếu cần thiết. Trong trường hợp trào ngược dạ dày nặng, có thể tăng liều Omeprazol lên 40 mg/ ngày. Điều trị duy trì 10 mg/ ngày.

* Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Omeprazol:

– Omeprazol không tương tác với rượu, thức ăn, cafein, lidocain,… Omeprazol không bị ảnh hưởng khi sử dụng đồng thời với metoclopramid.

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Domperidon trên thị trường:

– Viên nang cứng Stomex (Omeprazole (dưới dạng vi hạt bao tan trong ruột) 20 mg) – Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương I – Pharbaco – Giá: Khoảng 50.000 VNĐ/ Hộp 2 vỉ x 7 viên.

– Viên nang cứng Omic-20 capsules (Omeprazole (dưới dạng hạt bao tan trong ruột) 20 mg) – Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây – Giá: Khoảng 35.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên.

– Viên nang cứng chứa pellet bao tan trong ruột TUSLIGO (Omeprazol 20 mg) – Công ty cổ phần dược trung ương 3 – Giá: Khoảng 75.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.

– Viên nén kháng dịch dạ dày Losec Mups (Omeprazol 20 mg (dưới dạng Omeprazol magnesi)) – CÔNG TY TNHH ZUELLIG PHARMA VIỆT NAM – Giá: Khoảng 375.000 VNĐ/ Hộp 2 vỉ x 7 viên.

3.4. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Nhôm hydroxyd

* Loại thuốc: Thuốc kháng acid dạ dày. 

* Nhôm hydroxyd là thuốc được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, do có tính kháng acid.

– Cơ chế của Nhôm hydroxyd: Nhôm hydroxyd sau khi vào dạ dày sẽ phản ứng với acid hydrocloric dư thừa, giúp làm giảm độ acid trong dạ dày. Do đó, nhôm hydroxyd giúp cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày – tá tràng, tình trang ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,….

– Do Nhôm hydroxyd hay gây táo bón, nên nhôm hydroxyd thường được phối hợp với các thuốc kháng acid chứa magnesi (magnesi oxyd hoặc magnesi hydroxyd) vì có tác dụng nhuận tràng. 

– Khi uống, nhôm hydroxyd sẽ tác dụng với acid hydrocloric dư thừa trong dạ dày để tạo thành nhôm clorid hòa tan, một phần nhỏ được hấp thu vào cơ thể. Ở người có chức năng thận bình thường, khoảng 17 – 30% nhôm clorid tạo thành được thải trừ rất nhanh qua thận. 

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-8

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản – Nhôm hydroxyd

* Chỉ định: Nhôm hydroxyd được chỉ định phòng và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, làm dịu các triệu chứng ợ chua, ợ nóng do tăng acid dạ dày,…

* Chống chỉ định: Không dùng Nhôm hydroxyd trong trường hợp:

– Bệnh nhân quá mẫn với nhôm hydroxyd.

– Trẻ nhỏ không nên sử dụng do nguy cơ nhiễm độc cao.

* Tác dụng không mong muốn: Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng Nhôm hydroxyd là miệng chát, táo bón, bụng cứng, phân rắn,…

* Cách dùng: 

– Sử dụng thuốc cứ 30 phút – 1 giờ/ lần. Trong trường hợp điều trị kéo dài, uống thuốc sau khi ăn 1 giờ và 3 giờ; và trước khi đi ngủ.  

* Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Nhôm hydroxyd:

– Nhôm hydroxyd có thể làm giảm sự hấp thu các thuốc tetracyclin, digoxin, indomethacin,… khi sử dụng đồng thời. Do đó, nên uống nhôm hydroxyd và các thuốc này cách xa nhau. 

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Nhôm hydroxyd trên thị trường:

– Viên nén nhai Maalox (Dried aluminum hydroxide gel (tương đương Aluminum hydroxide 306 mg) 400 mg; Magnesium hydroxide 400 mg) – Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam – Giá: Khoảng 46.000 VNĐ/ Hộp 4 vỉ x 12 viên.

– Konimag (7 ml hỗn dịch chứa: Nhôm hydroxyd 300 mg; Magie trisilicat 300 mg; Simethicon 25 mg) – CÔNG TY TNHH DKSH PHARMA VIỆT NAM – Giá: Khoảng 42.000 VNĐ/ Hộp 30 gói x 7 ml.

– Viên nén nhai Mezatrihexyl (Nhôm hydroxyd 120 mg; Magnesi trisilicat 250 mg) – Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây – Giá: Khoảng 96.000 VNĐ/ Hộp 6 vỉ x 10 viên.

– ANTACIL (Nhôm hydroxyd gel khô 250 mg; Magnesi trisilicat 350 mg; Kaolin 50 mg) – Công ty TNHH Thai Nakorn Patana Việt Nam – Giá: Khoảng 130.000 VNĐ/ Hộp 25 vỉ x 10 viên.

3.5. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Acid alginic

– Acid alginic là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được sử dụng rộng rãi. Về cơ chế tác dụng của thuốc, Alginic sẽ tạo lớp màng gel mỏng, ngăn giữa dạ dày, thực quản. Do đó, thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày, bảo vệ niêm mạc khỏi các tổn thương do acid dịch vị dư thừa.

* Chống chỉ định: Acid alginic chống chỉ định trong các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị dị ứng với Acid alginic hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, thận, đang bị tiêu chảy, viêm ruột thừa,…

* Tác dụng không mong muốn: Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng Acid alginic đau đầu, ho, khó thở, mất kinh nguyệt, phản xạ chậm chạp,… Khi gặp các tác dụng không mong muốn trên, bệnh nhân cần tham vấn ngay ý kiến của các nhân viên y tế. Bác sĩ/ dược sỹ sẽ đánh giá tác động, ảnh hưởng của thuốc và cân nhắc xem cần điều chỉnh hay không.

* Cách sử dụng:

– Dùng thuốc trước bữa ăn, bổ sung đủ nước để cải thiện tình trạng khô miệng.

– Đối với dạng viên nang chứa 200 mg Acid alginic, nên uống 1 – 2 viên/ ngày, 4 lần/ ngày.

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Acid alginic trên thị trường:

– Topaal Suspension Buvable (Acid Alginic; Nhôm Hydroxyd; Magnesi Carbonate) – Pierre Fabre Medicament – Giá: Khoảng 70.000 VNĐ/ Chai 210 ml.

3.6. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Natri bicarbonat

* Loại thuốc: Natri bicarbonat là thuốc chống acid, có tác dụng làm giảm độ acid của dạ dày. Hiện nay, Cục quản lý Dược – Bộ y tế đã thông báo ngừng cấp số đăng ký lưu hành cho các sản phẩm chứa Natri bicarbonat đơn thành phần đường uống với chỉ định kháng acid dịch vị. Vì vậy, các sản phẩm trên thị trường hiện nay thường phối hợp natri bicarbonat với các dược chất như nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd, acid alginic,….

– Sau khi dùng natri bicarbonat đường uống, thuốc hấp thu tốt và sẽ nhanh chóng trung hòa acid dạ dày, qua đó cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày – thực quản; loét dạ dày,…

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-9

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản – Natri bicarbonat

* Chống chỉ định: Không dùng Natri bicarbonat trong các trường hợp:

– Bệnh nhân bị hạ calci, viêm loét đại tràng, trực tràng.

– Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở các bệnh nhân suy gan, suy thận.

* Cách dùng – Liều dùng:

Người lớn: Uống sau bữa ăn; 500 mg Natri bicarbonat/ lần, uống 3 lần/ ngày.

– Trẻ em 11 – 14 tuổi: 1000 mg Natri bicarbonat/ ngày, uống 2 – 3 lần/ ngày.

– Trẻ em 8 – 10 tuổi: 250 mg Natri bicarbonat/ lần, uống 3 lần/ ngày.

* Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Natri bicarbonat:

– Natri bicarbonat là thuốc acid mạnh, vì vậy tránh dùng đơn độc với liều cao và kéo dài.

– Tránh phối hợp natri bicarbonat với các thuốc khác vì có thể dẫn tới tương tác tạo carbonat kết tủa.

* Một số sản phẩm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản – Natri bicarbonat trên thị trường:

– Gaviscon (Natri alginate 250 mg/ 5 ml, Natri bicarbonate 133,5 mg/ 5 ml, Calci carbonate 80 mg/ 5 ml) – Công ty TNHH một thành Viên Vimedimex Bình Dương – Giá: Khoảng 60.000 VNĐ/ Chai thủy tinh 150 ml.

– Bột pha hỗn dịch uống Zegecid 20 (Gói 6 g: Omeprazole 20 mg; Natri Bicarbonate 1680 mg) – Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Y tế Delta – Giá: Khoảng 290.000 VNĐ/ Hộp 30 gói x 6 g.

>>>Xem thêm: Top 10 Bài Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả

3.7. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản Almagat (Yumangel)

– Almagat cũng được chỉ định là thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Biệt dược phổ biến nhất là Yumangel (hay gọi là thuốc dạ dày chữ Y). Yumangel được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, vị nhạt, mùi thơm dễ uống. 

– Cơ chế tác dụng của thuốc: Yumangel sẽ tạo lớp màng bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn dạ dày tiết acid dịch vị, do đó bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công do acid dịch vị dư thừa. Thuốc sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày,…

– Thuốc có ưu điểm hiệu quả điều trị cao, an toàn và chi phí hợp lý.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-10

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày, thực quản – Yumangel

* Chống chỉ định: Yumangel chống chỉ định trong các trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị dị ứng với Almagat hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Người mắc bệnh gan, thận, có vấn đề về tim mạch.

– Phụ nữ  mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. 

* Tác dụng không mong muốn: Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng Yumangel thường gặp là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón,… 

* Cách dùng: 

– Nên sử dụng Yumangel trước hoặc sau khi ăn 30 phút – 1 giờ. Mỗi lần uống 1 gói, dùng không quá 4 gói/ ngày. Trẻ em dùng liều bằng ½ người lớn.

* Sản phẩm trên thị trường:

– Yumangel F (Almagat 1,5 g/ 15 ml) – Công ty TNHH Đại Bắc – Giá: Khoảng 130.000 VNĐ/ Hộp 20 gói x 15 ml.

– Yumangel Suspension (Almagate 6,667 g/ 100 ml) – Công ty cổ phần DP & Thiết Bị Y Tế Hà Nội – Giá: Khoảng 70.000 VNĐ/ Hộp 20 gói x 15 ml.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

* Khi sử dụng các thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, cần lưu ý các vấn đề sau:

– Cần phải tham vấn ý kiến của nhân viên y tế, bác sĩ, dược sĩ để sử dụng đúng thuốc, đúng liều dùng. Do tình trạng bệnh lý ở mỗi bệnh nhân khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng, lứa tuổi, các bệnh lý mắc kèm để sử dụng phác đồ điều trị bệnh hợp lý và hiệu quả nhất.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-11

Tư vấn điều trị trào ngược dạ dày

– Kiểm tra kỹ hạn dùng, cảm quan thuốc trước khi sử dụng. Không sử dụng các thuốc đã hết hạn dùng, bao bì thuốc bị hở hoặc có dấu hiệu nghi ngờ thuốc không đạt chất lượng. 

– Mua thuốc tại các cơ sở uy tín, đảm bảo, để hạn chế trường hợp mua phải thuốc kém chất lượng.

– Đọc kỹ các thông tin trên nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng, gồm tên thuốc, thành phần, hàm lượng, cách dùng, chống chỉ định,… để tránh dùng nhầm thuốc.

– Sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và nhân viên y tế để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, tránh sử dụng thuốc quá liều.

– Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi cẩn thận để phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể xảy

* Ngoài các lưu ý khi sử dụng thuốc, để đạt hiệu quả điều trị cao và rút ngắn thời gian chữa bệnh, bệnh nhân cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn, điều chỉnh chế độ sinh hoạt. 

“Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện,…” – Theo Thạc sỹ – Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times city.

– Hạn chế các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày, như đồ ăn cay nóng, đồ chiên nhanh nhiều dầu mỡ, các loại rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, kẹo cao su, đồ uống có ga,…

– Loại bỏ các thói quen xấu, như uống nước dùng ống hút, ăn trước khi đi ngủ, lười vận động,….

– Bổ sung rau củ, chất xơ vào trong khẩu phần ăn, uống đủ nước mỗi ngày.

thuoc-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-12

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Kết luận

Trào ngược dạ dày – thực quản là một bệnh lý hay gặp đường tiêu hóa. Bệnh gây các triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị hợp lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng các thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản đem lại hiệu quả điều trị nhanh, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong trường hợp gặp phải dấu hiệu nghi ngờ mắc trào ngược dạ dày thực quản, hãy liên hệ ngay với  HOTLINE 18006091 để được đội ngũ bác sĩ, dược sỹ của Scurma Fizzy tư vấn, giải đáp các thắc mắc về bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị thích hợp.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091