Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu Điều Trị Như Thế Nào

Trào Ngược Dạ Dày Ở Bà Bầu Điều Trị Như Thế Nào

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến ở hầu hết phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Với các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn rất dễ bị nhầm lẫn với giai đoạn thai nghén. Các triệu chứng làm nặng thêm tình trạng khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ; ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của bà mẹ và cả thai nhi; thậm chí có thể gây nguy cơ thiếu dinh dưỡng ở thai nhi. Vậy “Trào ngược dạ dày ở bà bầu có cần điều trị?”  Trong bài viết này, hãy cùng Scurma Fizzy và Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện Nhân dân 115 – Thành phố Hồ Chí Minh để cùng chia sẻ về chủ đề trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có cần điều trị Nguyên nhân và triệu chứng

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có cần điều trị Nguyên nhân và triệu chứng

1. Khái quát về bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu 

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp ở hầu hết phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Theo như thống kê, trào ngược dạ dày ở bà bầu hay trào ngược dạ dày thực quản ước tính xảy ra ở 30-50% trường hợp phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, với tỷ lệ mắc bệnh gần 80% ở một số dân số nhất định. Đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó chấm dứt sau khi sinh.

Các triệu chứng hiếm khi có tình trạng đợt cấp của trào ngược dạ dày ở bà bầu đã có triệu chứng từ trước, chủ yếu là các triệu chứng mạn tính, dai dẳng. Trong đó, thì triệu chứng ợ chua xảy ra ở 30-50% các trường hợp trào ngược dạ dày ở thai phụ. 

Qua khảo sát nghiên cứu phỏng vấn chi tiết 60 phụ nữ có thai thì kết quả thấy rằng có 52% bệnh nhân bị ợ chua lần đầu tiên trong tháng đầu tiên của thai kỳ, 24% bệnh nhân có triệu chứng vào tháng thứ 2 của 3 tháng đầu thai kỳ và 9% bệnh nhân ở tháng thứ 3. Các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu có xu hướng gia tăng ở các tháng cuối thai kỳ, thường xuyên và trầm trọng hơn. Khảo sát tần suất xuất hiện của trào ngược dạ dày trên 607 bệnh nhân cho kết quả như sau: ở 3 tháng đầu thai kỳ tỷ lệ có các triệu chứng là 22%, ở 3 tháng tiếp theo của thai kỳ là 39% và 72% ở 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Như vậy, nguy cơ xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu có mối quan hệ trực tiếp với tuổi thai, tăng lên khi tuổi thai tăng và tương quan nghịch với tuổi mẹ.

1.1 Khái niệm

Khái quát bệnh trào ngược dạ dày ở mẹ bầu

Khái quát bệnh trào ngược dạ dày ở mẹ bầu

Trào ngược dạ dày gặp hầu hết ở phụ nữ trong thai kỳ, là tình trạng thức ăn cùng với dịch vị hay còn gọi là vị trấp bị trào ngược lên thực quản hoặc cao hơn dẫn đến các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và cả thai nhi.

Mặc dù, các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu không nguy hiểm nhưng rất cần được chú ý điều trị, lựa chọn phương pháp chăm sóc và điều dưỡng phù hợp. Các triệu chứng trào ngược dạ dày chỉ xuất hiện trong thời kỳ mang thai, hiếm khi gây ra các biến chứng như viêm thực quản và hầu hết sẽ hết sau khi sinh em bé.

>>>> Xem thêm về: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào, Thắc Mắc Của Mẹ Bầu

1.2 Triệu chứng

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày

Các triệu chứng thường gặp của bệnh của trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày ở bà bầu xuất hiện vào những tháng đầu thai kỳ và có xu hướng gia tăng trong quá trình mang thai. Bệnh lý xuất hiện tần suất và mức khác nhau giữa các thai phụ. Các triệu chứng khác nhau gây ra các khó chịu và phiền toái đến cuộc sống, dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Các triệu chứng thường gặp trong trào ngược dạ dày ở bà bầu là ợ nóng, ợ chua, miệng đắng, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó nuốt, nóng rát vùng ngực- thượng vị. Trong đó, triệu chứng hay gặp nhất là ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, ghi nhận một số trường hợp trào ngược dạ dày ở một số mẹ bầu xuất hiện thêm các triệu chứng ở đường hô hấp trên như ho, khàn tiếng, đau họng nhưng điều trị theo phác đồ viêm nhiễm đường hô hấp trên không thấy cải thiện.

>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Liệu Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

1.2.1 Ợ nóng, ợ chua

Là triệu chứng điển hình trong trào ngược dạ dày và thường xuyên gặp ở phụ nữ có thai. Ợ chua là cảm giác nóng rát, khó chịu hoặc đau rát ở xương ức, đặc biệt hay xảy ra sau khi nằm xuống ngay sau ăn, khi cúi người về phía trước hoặc sau khi uống một số loại thuốc.

Ợ chua là tình trạng xảy ra do dịch vị có pH acid từ dạ dày trào ngược vào ống dẫn thực quản, gây tổn thương niêm mạc thực quản, đồng thời kích thích các đầu mút thần kinh ở thực quản, kéo dài gây đau hoặc khó chịu ở phía sau xương ức (vị trí sinh lý của thực quản và dạ dày trong cơ thể) hoặc ở giữa ngực, đôi khi là ở phía sau cổ. Ợ một số bệnh nhân còn thấy cảm giác đau xiên ra sau lưng, thậm chí là cảm giác có vị chua hoặc đăng trong khoang miệng, làm cho người bệnh luôn cảm thấy ăn không ngon, chán ăn.

>>> Xem thêm ngay: Ợ Chua Nóng Rát Cổ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

1.2.2 Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn thường gặp trong trào ngược dạ dày ở bà bầu và rất hay bị nhầm lẫn và bỏ qua với buồn nôn, nôn trong giai đoạn thai nghén. Khác với chứng nôn nghén xuất hiện khi mang thai từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ và sẽ thuyên giảm, cải thiện dần sau 3 tháng đầu của thai kỳ, đôi khi có thể kéo dài đến hết thai kỳ.

Buồn nôn ở trào ngược có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và tiến triển nặng dần đến khi sinh. Triệu chứng này thường gặp khi ngủ do dây thần kinh hoạt động mạnh về đêm kết hợp với tư thế nằm làm cho dạ dày và thực quản gần như nằm cùng một đường thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi ngược dòng của dịch vị dạ dày lên thực quản, thậm chí là cổ họng. Tạo cảm giác buồn nôn, nôn. 

1.2.3 Khó nuốt

Triệu chứng trào ngược thức ăn có lẫn dịch vị hay vị chấp lên thực quản lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương niêm mạc thực quản. Dịch vị có pH acid (khoảng 1-2) chứa thành phần chủ yếu là HCl, ngoài ra còn chứa các enzyme tiêu hóa protid, lipid thực hiện chức năng phân giải và thủy phân các liên kết trong thực phẩm.

Do đó, tình trạng trào ngược liên tục gây phá vỡ lớp bảo vệ niêm mạc thực quản, gây “ăn mòn” thực quản dẫn đến tổn thương viêm, sưng đỏ, phù nề lớp niêm mạc thực quản. từ đó, gây chít hẹp lòng thực quản gây cản trở đường dẫn thức ăn xuống dạ dày, khiến cho bà bầu cảm giác khó nuốt, đau cổ họng. Đồng thời, các tổn thương sau khi lành để lại các vết sẹo trong lòng thực quản cũng là nguyên nhân gây hẹp đường kính thực quản và cản trở đường đi của thức ăn.

>>>> Đọc thêm về: Nghẹn Ở Cổ Họng, Dấu Hiệu Cảnh Báo Điều Gì

1.2.4 Các triệu chứng khác

Trào ngược dạ dày ở bà bầu đã được ghi nhận về việc xuất hiện triệu chứng khác các triệu chứng trên như ho, khàn tiếng. Nguyên nhân gây ra do tình trạng acid đi ngược lên thực quản nhiều lần, thậm chí lên cả họng, gây tổn thương dây thanh quản bởi nồng độ acid cao và các enzyme tiêu hóa, dẫn đến tình trạng sưng, phù nề dây thanh quản gây khàn tiếng và mất tiếng. Đồng thời, dịch vị trào ngược lên theo đường thanh quản xuống đường hô hấp trên, kích thích gây ho và đau họng. Đây cũng chính là nguyên nhân ho, khản tiếng trên thai phụ có trào ngược dạ dày nhưng điều trị theo phác đồ các bệnh đường hô hấp trên nhưng không cải thiện.

2.Tại sao phải điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu?

Tại sao cần điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu?

Tại sao cần điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu?

Bệnh lý trào ngược dạ dày ở bà bầu rất phổ biến với phụ nữ có thai với triệu chứng điển hình là ợ chua, ợ nóng và tình trạng này rất bình thường, ít gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Mặt khác, hầu hết bệnh chỉ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ và khỏi sau khi sinh, nghĩa là bệnh có yếu tố nguy cơ liên quan đến thai kỳ.

Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cũng như là sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Các triệu chứng của trào ngược dạ dày ở bà bầu làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng ốm nghén như buồn nôn, nôn. Các ảnh hưởng chủ yếu gồm:

  • Trào ngược dạ dày kết hợp với giai đoạn ốm nghén làm cho thai phụ luôn có cảm giác buồn nôn, nôn; đặc biệt là sau khi ăn quá no hoặc khi ngủ, làm cho thai phụ sợ ăn, sợ ăn xong lại nôn.
  • Dịch vị hay vị trấp đi ngược dòng từ dạ dày lên thực quản, thậm chí là họng kết hợp với chứng ợ chua, ợ nóng; làm cho phụ nữ có thai khó chịu, buồn nôn, miệng, lưỡi đắng chua hoặc đắng, ăn uống không ngon, dẫn đến chán ăn và ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ, nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và phát triển của thai nhi, thiếu dinh dưỡng nuôi bé, thậm chí gây suy dinh dưỡng ở cả mẹ và bé.
  • Triệu chứng trào ngược đặc biệt trầm trọng vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của thai phụ, làm cho người mẹ bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon,…ảnh hưởng đến tinh thần, gây mệt mỏi, thiếu ngủ, tình trạng này kéo dài làm cho sức khỏe bà mẹ giảm sút, buồn chán, căng thẳng và thai nhi kém hấp thu dinh dưỡng.
  • Hoặc trầm trọng hơn có thể xuất hiện các biến chứng khác do trào ngược dạ dày như viêm loét dạ dày- tá tràng, viêm xoang, viêm tai,… rất khó điều trị và khắc phục.

Trào ngược dạ dày ở bà bầu tuy không nguy hiểm cấp tình nhưng gây hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng đến cả thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, cần chú trọng trong công tác khắc phục, cải thiện triệu chứng, chú ý trong chế độ chăm sóc, bảo vệ và theo dõi sức khỏe thai phụ để kịp thời có biện pháp can thiệp và xử trí thích hợp nhất.

>>> Xem ngay: Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào – Thắc Mắc Của Mẹ Bầu

3. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày ở bà bầu

Nguyên nhân gây trào ngược trong thai kì

Nguyên nhân gây trào ngược trong thai kì

Trào ngược dạ dày ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau đơn lẻ hoặc kết hợp. Các nguyên nhân chủ yếu là:

  • Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể ở phụ nữ có thai với việc tăng cao của progesterone và estrogen. Dẫn đến giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới, làm cơ thắt thực quản mềm và giãn ra, gây rối loạn “van” đóng mở dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây trào ngược dạ dày. Mặt khác, dưới tác động của sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết khiến chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại, giảm nhu động dạ dày- ruột, kéo dài thời gian tháo rỗng dạ dày. Ngoài ra, các cơ đẩy thức ăn xuống thực quản cũng di chuyển chậm hơn khi mang thai, tạo điều kiện cho dịch vị trào ngược lên thực quản, gây ra các kích thích và triệu chứng của trào ngược dạ dày ở bà bầu.
  • Sự phát triển của thai nhi: nguyên nhân thường xảy ra trầm trọng vào 3 tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất về thể trọng. Kích thước và cân nặng của thai nhi lớn dần, bắt buộc tử cung phải giãn nở, đẩy lên cao tạo áp lực cho dạ dày, ruột, khiến thức ăn dễ dàng bị đẩy ngược, trào ngược lên thực quản. Đông thời, sự phát triển của tử cung cũng gây chèn ép lên cơ thắt thực quản dưới. Tạo cơ hội cho acid dạ dày đi ngược dòng lên thực quản, gây trào ngược dạ dày ở bà bầu.
  • Yếu tố tinh thần: lo lắng, căng thẳng, stress ở phụ nữ có thai làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. Nguyên nhân vì khi căng thẳng cơ thể sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng cường bài tiết Cortisol. Hormon này làm giảm trương lực của cơ vòng thắt giữa thực quản và dạ dày, tạo nút hở trên van, tạo điều kiện cho dịch vị trào ngược lên thực quản.
  • Xoắn khuẩn Helicobacter pylori: là vi khuẩn gram âm sống trên niêm mạc hoặc dưới lớp niêm mạc dạ dày, là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây các rối loạn và bệnh lý tại dạ dày như loét dạ dày- tá tràng, viêm dạ dày, ung thư dạ dày. Nhiễm vi khuẩn HP ở phụ nữ có thai làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.

>>>> Đọc thêm ngay: Tìm hiểu về xét nghiệm máu HP có chính xác không?

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày ở bà bầu:

  • Thừa cân, béo phì: làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở bà bầu. Điều này xảy ra ở hầu hết bà bầu do cố gắng ăn nhiều, bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giúp tăng cường dinh dưỡng và thể trọng cho thai nhi.
  • Thói quen ăn mặc: trang phục quá bó sát, áp chặt vào cơ thể, gây chèn ép lên dạ dày, bụng bị bó hẹp gây khó chịu cho bà bầu và ảnh hưởng không tốt với dạ dày, dễ gây trào ngược dạ dày ở bà bầu. Để khắc phục nguyên nhân này, mẹ bầu nên lựa chọn trang phục thoải mái, mềm mại, rộng rãi tạo cảm giác thư thái cho mẹ bầu.
  • Tiền sử: mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh hen, thoát vị Hiatal, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày đều làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.
  • Tác dụng không mong muốn của thuốc: một số thuốc tây y làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở bà bầu như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs, aspirin); thuốc chống dị ứng; thuốc hạ áp; kháng sinh;…
  • Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động (thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người khác).
  • Dung nạp các thực phẩm dễ gây trào ngược dạ dày ở bà bầu, điển hình như hành tây, chocolate, các trái cây có vị chua (cam, quýt, chanh,…), tỏi, cà chua, gia vị cay, thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ,…

4. Biện pháp điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trào ngược dạ dày ở bà bầu không gây nguy hiểm cấp tính đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của cả mẹ và bé, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến nguy cơ thai nhi thiếu dinh dưỡng. Việc điều trị triệu chứng trào ngược đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.

Trong đó, có thể tác động điều trị bằng cách thông qua hỗ trợ của thuốc điều trị hoặc thông qua các biện pháp không dùng thuốc bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

4.1 Biện pháp không dùng thuốc

Biện pháp điều trị không dùng thuốc

Biện pháp điều trị không dùng thuốc

Là biện pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu, được áp dụng đầu tiên và phổ biến hơn biện pháp dùng thuốc bởi vì biện pháp này không ảnh hưởng đến thai nhi. 

>>> Xem thêm: Bà Bầu Bị Đầy Bụng Và Các Biện Pháp Khắc Phục

4.1.1 Điều chỉnh chế độ ăn- uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống- sinh hoạt

Điều chỉnh chế độ ăn uống- sinh hoạt

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: ăn quá no không tốt cho dạ dày ở người bình thường cũng như là ở phụ nữ có thai. Đặc biệt ở phụ nữ có thai, có dạ dày, ruột bị tử cung phát triển lớn chèn ép, tạo áp lực. Khi ăn quá no thì dạ dày rất dễ bị trào ngược. Vì vậy, để đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, thay vì ăn dồn vào 3 bữa chính trong ngày thì nên lên thực đơn thành nhiều bữa nhỏ với 5-6 bữa phụ. Điều này sẽ tránh được dạ dày bị quá tải, giảm bớt áp lực cho dạ dày, thực phẩm tiêu hóa nhanh, hạn chế bị ứ đọng tại dạ dày và trào ngược.
  • Ăn chậm, nhai kĩ: thói quen rất tốt với dạ dày ở mẹ bầu. Giúp thực phẩm mềm, nhuyễn hơn, ăn nhanh no, giúp giảm gánh nặng co bóp nghiền thức ăn của dạ dày.
  • Uống nhiều nước: không chỉ có nước lọc mà một số loại nước hoa quả, nước dừa được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu nên bổ sung thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Không chỉ tốt cho dạ dày mà còn rất tốt cho thai nhi, giúp bổ sung nước ối và dinh dưỡng nhất định. Các loại nước tốt cho bà bầu như nước dừa, trà gừng, trà cúc hoa, … giúp dịu dạ dày, giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu bị trào ngược dạ dày cần lưu ý hạn chế sử dụng sữa bò, do sữa bò có thành phần gây khó tiêu, chậm tiêu, rất dễ gây trào ngược. Thay vì sử dụng sữa động vật thì bà bầu có thể dùng các loại sữa dễ tiêu hơn từ các loại hạt nhưng rất bổ dưỡng như sữa đậu nành, sữa hạt óc chó. Các loại hạt này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao được khuyến cáo tốt cho dạ dày và thai nhi. 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm tăng nguy cơ gây trào ngược dạ dày ở bà bầu. 
  • Cai thuốc lá (nếu đang dùng) hay hạn chế “hít” khói thuốc lá thụ động, nhai thuốc lá.

4.1.2 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

  • Kê cao gối ngủ:  rất hữu ích đối với trào ngược dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày ở bà bầu nói riêng. Kê cao gối giúp thực quản luôn cao hơn dạ dày, hạn chế sự trào ngược dịch vị trào ngược lên thực quản, đặc biệt vào ban đêm. Cần nâng cao gối lên khoảng 15-20 cm hoặc nâng cao vai nằm lên 15 cm khi nằm.
  • Nằm nghiêng về bên trái: do đặc tính về hình dạng của dạ dày, nằm nghiêng về bên trái giúp hạn chế sự trào ngược dịch vị tốt hơn.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc là tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở bà bầu, nếu được. Bà bầu nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
  • Luyện tập thể dục: luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh hiện tượng khó tiêu, chậm tiêu gây trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bà bầu nên lựa chọn các phương pháp luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga sẽ tốt hơn cho thể trạng của bà bầu. Và không nên luyện tập ngay sau khi ăn.
  • Các thói quen tốt cho trào ngược dạ dày ở bà bầu: 
    • Bà bầu nên lựa chọn các trang phục rộng rãi, mềm mại và thoải mái đối với cơ thể.
    • Nghỉ ngơi sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng, tốt nhất ở tư thế ngồi hoặc đứng.
    • Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức gây béo phì và thừa cân.
    • Không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, tốt nhất là 3 giờ trước khi đi ngủ và hạn chế uống nhiều nước trước 1 giờ đi ngủ. 
    • Tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ ảnh hưởng rất tốt với thai nhi và cả người mẹ. Giữ tinh thần lạc quan giúp giảm triệu chứng khó chịu tại dạ dày, giảm cơn đau và ngăn cản hình thành các cơn trào ngược dạ dày.

>>>>> Tìm hiểu thêm: Chữa Đau Dạ Dày Cho Bà Bầu Tại Nhà, Nhanh Chóng

4.2 Biện pháp dùng thuốc

Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng thuốc

Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng thuốc tây đem lại hiệu quả cao

Khi các biện pháp điều chỉnh lối sống thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt đã áp dụng đối với trào ngược dạ dày ở bà bầu nhưng triệu chứng vẫn không có xu hướng cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể. Lúc này, mẹ bầu cần thăm khám và tham khảo ý kiến của thầy thuốc về sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị. Hầu hết các trường hợp, thuốc điều trị giúp được bà bầu giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm nên việc lựa chọn thuốc cần được chú ý và cân nhắc.

Qua nhiều nghiên cứu lớn đã được công bố về thuốc kháng thụ thể H2, thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton được sử dụng an toàn cho phụ nữ trong thai kỳ và không có bằng chứng nào về tác dụng phụ gây hại với thai nhi.

>>> Xem thêm: Thuốc Kháng Axit Dạ Dày Cho Bà Bầu Mà Các Mẹ Nên Biết 

4.2.1 Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid trên thị trường hiện rất đa dạng về thành phần và dạng bào chế. Thuốc kháng acid có thành phần là Nhôm, Magie và calci không tìm thấy tác hại gây quái thai đối với thai nhi, là thuốc đầu tay được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu trong điều trị chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Tuy nhiên một số thuốc kháng acid khác không được khuyến cáo sử dụng cho bà bầu, như:

  • Magie trisilicat liều cao kéo dài làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, giảm trương lực sơ, thậm chí có thể gây suy hô hấp ở thai nhi.
  • Thuốc kháng acid có thành phần là bicacbonat không được khuyến cáo sử dụng trong trào ngược dạ dày ở bà bầu tác động là tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa và quá tải chất lỏng.

Lưu ý:

  • Các thuốc kháng acid thành phần là calci khi dùng liều cao có thể gây hội chứng kiềm sữa ở thai phụ.
  • Cần thận trọng kiểm tra thành phần của thuốc kháng acid do nhiều thuốc có thể chứa cả aspirin, chất này ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu. Khuyến cáo không sử dụng thành phần này trừ khi có chỉ định của thầy thuốc.

4.2.2 Thuốc ức chế bơm proton

Các thuốc ức chế bơm Proton được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ là  Omeprazol, Lansoprazol, esomeprazole và Rabeprazole. Các nghiên cứu trong thử nghiệm đã chứng minh độ an toàn của các thuốc ức chế bơm proton với thai nhi.

4.2.3 Thuốc kháng thụ thể H2

Các thuốc phổ biến của nhóm này là Cimetidine, ranitidine, famotidine và nizatidin là các thuốc được chấp nhận sử dụng ở Canada. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhóm thuốc này an toàn và không gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở thai phụ.

5. Kết luận 

Trào ngược dạ dày biểu hiện bởi các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn và với giai đoạn ốm nghén. Tuy không ảnh hưởng trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng gây khó chịu đến cuộc sống và sức khỏe của thai phụ. Bài viết này với chia sẻ của TS. BS Lê Thị Tuyết Phượng, hy vọng có thể giúp ích cho các bệnh nhân hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, một số biện pháp điều trị hỗ trợ làm giảm trào ngược dạ dày ở bà bầu; để từ đó có được phương pháp điều trị kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà hợp lý giúp cải thiện triệu chứng cũng như sớm điều trị dứt điểm bệnh một cách nhanh chóng

Trong trường hợp bệnh nhân có bất cứ thắc mắc gì về bệnh hoặc gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy liên hệ ngay với HOTLINE 1800 6091, đội ngũ bác sĩ, dượccủa Scurma Fizzy sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày ở bà bầu.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091