Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Dạ Dày, Thực Đơn Cho Trẻ Bị Viêm Dạ Dày

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Dạ Dày, Thực Đơn Cho Trẻ Bị Viêm Dạ Dày

Viêm dạ dày là căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trẻ em là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày luôn rất được các bậc phụ huynh quan tâm nhưng không phải ai cũng biết làm đúng cách. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn tất tần tật các cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia.  

1. Viêm dạ dày là gì?

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Viêm dạ dày là gì ?

Tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do viêm dẫn đến hậu quả sưng và hình thành các vết loét ở phía bên trong niêm mạc dạ dày được gọi là viêm dạ dày. Viêm dạ dày được phân thành 2 loại: Viêm dạ dày cấp và mạn. 

  • Viêm dạ dày cấp: Có những biểu hiện cấp tính như sưng, viêm ở niêm mạc dạ dày một cách đột ngột, kèm theo đó là các cơn đau dữ dội nhưng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. 
  • Viêm dạ dày mạn: Là tình trạng xuất hiện các tổn thương lan tỏa hoặc khu trú trên niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày mạn tiến triển chậm, kéo dài lâu năm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

2. Nguyên nhân, triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ

Để có thể có cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày tốt nhất, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như triệu chứng đau dạ dày ở trẻ. 

2.1. Viêm dạ dày ở trẻ là do gì ? 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ

Có 2 loại viêm dạ dày và theo các chuyên gia, những nguyên nhân gây ra 2 loại viêm dạ dày này cũng có những điểm giống và khác nhau nhất định. Cụ thể như sau:

2.1.1. Nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp

  • Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân cơ bản và thường gặp nhất trong gây bệnh viêm dạ dày ở trẻ em ở cả 2 loại cấp và mạn tính. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống không điều độ, uống quá nhiều thức uống lạnh, thường xuyên ăn các đồ ăn, nước uống chứa nhiều chất kích thức và thói quen nhai không kỹ khi ăn của trẻ…
  • Cơ địa dị ứng: Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm như sữa bò, trứng, tôm cua… Khi các loại thực phẩm này đi vào dạ dày sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, từ đó khiến nó dễ bị tổn thương trước các tác nhân gây viêm dạ dày.
  • Vi sinh vật gây bệnh và các loại độc tố do chủng sản sinh ra như vi trùng ưa muối, vi trùng salmon sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày yếu ớt của trẻ…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một trong những tác dụng không mong muốn mà thuốc có thể gây ra cho trẻ đó là viêm dạ dày cấp. Điển hình nhất là các thuốc NSAIDs như Celebrex, Meloxicam… Hay thuốc erythrosin, Digoxin trong điều trị suy tim một số trường hợp cho trẻ uống nhầm thuốc có bản chất acid mạnh hay kiềm mạnh cũng đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp ở trẻ. 

2.1.2. Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính ở trẻ

  • Trẻ bị viêm dạ dày cấp nhưng không được điều trị dứt điểm hoặc đã điều trị khỏi nhưng tái phát nhiều lần thành viêm dạ dày mạn tính. 
  • Hệ vi khuẩn có lợi trong dạ dày bị giảm thấp do  trẻ bị tim bẩm sinh dẫn đến dạ dày ứ máu nhiều làm cho mô thành dạ dày thiếu oxy, hấp thụ dinh dưỡng kém, giảm tiết vị toan và hậu quả cuối cùng là trẻ bị viêm dạ dày mạn tính
  • Nhiễm trực khuẩn xoắn môn vị: Đây là loại vi khuẩn kháng kháng sinh khá mạnh nên khó tiêu diệt hơn. Không những vậy, nguy cơ tái nhiễm rất cao nên tình trạng viêm bị kéo dài dẫn đến viêm dạ dày mạn tính. 
  • Ăn uống mất vệ sinh, hay ăn đồ cay nóng, uống salicylate khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích thường xuyên gây viêm dạ dày mạn tính. 

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Viêm Loét Dạ Dày Nên Biết

2.2. Triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ

Ở từng giai đoạn bệnh sẽ có các cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày khác nhau. Hiệu quả điều trị sẽ tăng lên gấp nhiều lần nếu phát hiện bệnh sớm. Để làm được điều này, bạn cần nắm rõ những triệu chứng điển hình xuất hiện ở trẻ bị viêm dạ dày

2.2.1. Đau bụng thường xuyên

Đau bụng thường xuyên là triệu chứng điển hình nhất ở trẻ bị viêm dạ dày. Triệu chứng đau có thể xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn. Vị trí đau có thể là xung quanh rốn hoặc vùng trên rốn. 

Cường độ cơn đau có xu hướng tăng lên về đêm, thậm chí nó có thể khiến cho trẻ tỉnh giấc và la khóc. Cơ đau có thể diễn biến theo hướng âm ỉ kéo dài hoặc cũng có thể là cơn đau quặn thắt, dữ dội nhưng chỉ kéo dài trong nửa tiếng cho đến hàng giờ liên tục. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh cũng như các yếu tố thúc đẩy xung quanh. 

2.2.2. Khó tiêu, đầy hơi, ợ chua

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến cho hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị giảm xuống. Thức ăn bị lưu lại ở dạ dày lâu hơn, đó chính là lý do khiến cho trẻ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, khi bị viêm dạ dày, các tế bào viền sẽ có xu hướng tiết ra nhiều acid dịch vị hơn. Thức ăn ứ trệ trong dạ dày kết hợp với acid dư thừa sẽ kích thích cơ vòng thực quản mở và gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua ở trẻ. 

2.2.3. Trẻ biếng ăn

Triệu chứng này là do quá trình tiêu hóa trong dạ dày của trẻ bị trì trệ, kèm theo đó là các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi ợ chua khiến cho trẻ bị chán ăn. 

Trẻ biếng ăn cũng sẽ dẫn đến việc trẻ chậm lớn hay thậm chí là sút cân một cách không kiểm soát. 

2.2.4. Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn, nôn ói là triệu chứng xuất hiện khá thường xuyên ở trẻ bị viêm dạ dày. Đặc biệt là với những đối tượng là trẻ dưới 2 tuổi. 

Khi tình trạng viêm dạ dày ở mức độ nặng, xuất huyết dạ dày có thể xảy ra khiến trẻ có thể bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. 

2.2.5. Đại tiện bất thường

Sự bất thường ở đây chính là phân của trẻ có thể có màu đen hoặc thậm chí là dính máu đỏ tươi. 

Nguyên nhân đã được đề cập ở phần trên. Đó là khi viêm dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày bị xuất huyết. Máu do hiện tượng xuất huyết này sẽ có 2 con đường để đi ra ngoài. Đó là miệng hoặc theo phân. Về màu của phân thì sẽ phụ thuộc vào thời điểm xuất huyết và thời điểm trẻ đi đại tiện. Nếu như 2 thời điểm này gần nhau thì phân sẽ dính máu đỏ tươi, còn xa nhau thì phân thường có màu đen và thối khắm. 

Bên cạnh những triệu chứng điển hình nêu trên, trẻ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Trẻ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, không còn hoạt bát chơi đùa như trước.
  • Hay bị chóng mặt, da xanh xao, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ nhỏ nhạt (nguyên nhân có thể là do xuất huyết tiêu hóa khiến trẻ bị thiếu máu).
  • Trẻ thường xuyên bị mất tập trung. 

Việc quan sát và phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị. Và đặc biệt, việc cung cấp cho bác sĩ những thông tin trên sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Sau khi đã nắm vững được những kiến thức về bệnh viêm dạ dày ở trẻ, bước tiếp theo, các bạn cần xây dựng cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày riêng cho bé nhà mình. Vậy làm sao để biết cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày tốt nhất? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tham khảo những lời khuyên từ các chuyên gia về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày và chọn lọc ra những biện pháp phù hợp với bé của mình nhé. 

Cách chăm sóc tốt cho trẻ

4 cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

3.1. Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày

Khi nôn, trẻ sẽ mất đi một lượng nước và điện giải. Đó là lý do vì sao bạn cần bổ sung đủ nước hàng ngày cho trẻ. 

Đối với trẻ sơ sinh, bạn có thể thay nước bằng sữa mẹ. Không cho trẻ uống những loại nước ép trái cây chứa nhiều acid như nước chanh, cam hay là các loại đồ uống có ga vì chúng sẽ là tác nhân kích thích lên niêm mạc dạ dày của trẻ khiến cho tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

3.2. Thiết lập thời gian nghỉ ngơi cho trẻ

Cho trẻ ngủ đúng giấc, ăn đúng giờ và hạn chế các trò chơi vận động mạnh để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

3.3. Khẩu phần ăn hợp lý

3 bữa ăn chính trong ngày của trẻ nên được chia nhỏ ra kết hợp với các thực phẩm thanh đạm sẽ làm tăng khả năng hồi phục của hệ tiêu hóa của trẻ. 

Nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm như mì ống, bánh mì, súp, gạo… và thiết lập một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho trẻ bị viêm dạ dày. Chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ.

3.4. Giữ vệ sinh cho trẻ

Một trong những phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày mà các mẹ không thể bỏ qua đó là giữ vệ sinh cho trẻ. Giữ vệ sinh ở đây bao gồm:

  • Thứ nhất: Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh nguy cơ các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ. Cho trẻ sử dụng các vật dụng cá nhân (quần áo, khăn…) riêng. 
  • Thứ hai: Luôn giữ vệ sinh cho khu vực vui chơi của trẻ, thường xuyên cọ rửa, làm sạch các đồ chơi của trẻ. 

Trên đây là những lời khuyên mà các chuyên ra đưa ra để xây dựng được cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày. Hầu hết các phương pháp đều rất cần thiết và cần được tuân thủ thực hiện thì mới có thể chữa viêm dạ dày cho trẻ dứt điểm được. 

>>>Xem thêm: Viem Da Day Hp Gây Ảnh Hưởng Xấu Nghiêm Trọng Tới Sức Khỏe

4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày – thực đơn cho trẻ

Việc xây dựng thực đơn dành riêng cho trẻ bị viêm dạ dày có vai trò cực quan trọng trong quá trình điều trị của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày tốt nhất. Nó không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ mà còn giúp trẻ lấy lại cân bằng giữa yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ từ đó đẩy lùi căn bệnh viêm dạ dày.

4.1. Trẻ bị viêm dạ dày không nên ăn gì?

Thức ăn nên kiêng

Trẻ bị viêm dạ dày không nên ăn gì?

Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày đầu tiên mà các mẹ nên tham khảo đó chính là tránh không cho bé ăn những thực phẩm có hại cho dạ dày. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:

  • Hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: tiêu, ớt, mù tạt; giấm, trái cây có vị chua; các loại thực phẩm có quá trình chế biến bằng cách lên men, muối chua như dưa cà, mắm, tương; các loại thịt hộp được chế biến sẵn; thịt nạc, cá…
  • Tránh cho trẻ dùng các loại thức ăn sống, cứng, thô, có nhiều chất xơ như đậu đỗ, gạo lứt, một số loại hoa quả… vì chúng khó tiêu hóa, đặc biệt là với hệ tiêu hóa đang bị suy yếu ở trẻ bị viêm dạ dày. 
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh vì điều này khiến cho dạ dày co bóp mạnh, các ổ viêm loét sẽ bị tổn thương nặng hơn. 
  • Hạn chế cho trẻ uống các loại đồ uống có chứa ga hoặc các chất kích thích khác. 
  • Xúc xích, dăm bông, thịt hun khói, lạp sườn cũng là những món ăn nên hạn chế dùng cho trẻ.
  • Nên tránh cho trẻ ăn những loại rau sinh hơi như bắp cải, súp lơ xanh, cải hoa, củ hành, dưa leo, bắp, củ cải…

4.2. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày – Trẻ bị viêm dạ dày nên ăn gì?

Những thức ăn tốt

Trẻ bị viêm dạ dày nên ăn gì?

  • Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị: Thức ăn chứa chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị.
  • Thường xuyên bổ sung cho trẻ các loạt thức ăn có tính chất bọc, thấm, hút trên niêm mạc dạ dày, làm giảm kích thích tiết dịch vị đồng thời trung hòa lượng acid dư thừa như: gạo tẻ, bánh mỳ, bánh quy, trứng, sữa…
  • Các loại thức ăn giúp giảm tiết acid dịch vị: đường, mật ong, dầu thực vật, bánh quy…
  • Nên cho trẻ ăn các loại rau lá non, mềm. Một số loại rau điển hình tố cho trẻ bị viêm dạ dày như rau mồng tơi, rau đay, rau dền… 
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, nên cắt nhỏ khi cho trẻ ăn. Cho trẻ nhai chậm, nhai kỹ để thức ăn khi vào dạ dày sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Cung cấp cho trẻ chất béo từ cá. Vì khi cung cấp những chất béo là thiết yếu và cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Các thức ăn giàu kẽm (hàu, sò…) sẽ giúp cho vết thương tại ở viêm loét mau lành. Bổ sung vitamin A giúp tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày sinh trưởng nhanh hơn. 

Nắm vững những kiến thức này và xây dựng được cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là biện pháp mà các chuyên gia đánh giá là mang lại hiệu quả tốt nhất trong số các cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày.

5. Giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Dưới đây là phần giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia cho một số câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày.

5.1. Làm sao để phòng ngừa tái phát cho trẻ bị viêm dạ dày? 

Theo các chuyên gia, nhiều người khi con của mình đã khỏe mạnh trở lại đã vội vui mừng và cho trẻ quay trở về chế độ ăn uống trước kia. Đó chính là lý do khiến cho bệnh của trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần và chuyển sang mãn tính.

Bản chất của bệnh viêm dạ dày là một bệnh rất dễ tái phát. Chính vì vậy, khi đã chữa khỏi thì cũng không được chủ quan mà vẫn phải giữ cho trẻ chế độ ăn uống nghỉ ngơi khoa học.

Khi bệnh đã ổn định, giữa các bữa ăn chính của trẻ vẫn nên duy trì 2-3 bữa phụ. Không để trẻ ở tình trạng ăn quá no hoặc quá đói. Tiếp tục cho trẻ sử dụng chế độ dinh dưỡng như khi đang điều trị bệnh. 

Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống cho trẻ để hạn chế nguồn lây nhiễm HP từ bên ngoài. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, hạn chế để trẻ bị tâm lý căng thẳng, stress. Đây vừa là cách phòng ngừa vừa là cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày hiệu quả các chuyên gia khuyên mẹ nên thực hiện cho trẻ. 

5.2. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dạ dày – Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ?

  • Trẻ bị sốt cao không giảm.
  • Xuất hiện các triệu chứng mất nước nặng như: môi nứt nẻ, da khô, hoa mắt, chóng mặt, ít đi tiểu, mất ý thức.
  • Da có biểu hiện nhợt nhạt, chân tay lạnh toát, phát ban, cứng cổ.
  • Nôn liên tiếp 3 ngày, nôn ra máu hoặc dịch xanh vàng.
  • Các triệu chứng xuất hiện và không có dấu diệu cải thiện sau vài ngày. 
  • Trẻ có tiền sử mắc bệnh về thận, viêm ruột, viêm dạ dày cấp, trẻ có hệ miễn dịch yếu…

6.  Lưu ý về cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

  • Nên hạn chế cho trẻ uống nước trong bữa ăn hàng ngày. Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ở đây là khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ để tiêu hóa tốt hơn. 
  • Hạn chế cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử trong khi ăn vì trẻ sẽ lười ăn hơn và nhai không được kỹ. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  •  Nếu trẻ bị viêm dạ dày do nguyên nhân dùng thuốc thì phụ huynh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid.
  • Với trẻ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP, phụ huynh cần đảm bảo tuân thủ điều trị theo các chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là phải cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đủ liều để tránh làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc cũng như hiện tượng nhờn thuốc.
  • Đối với trẻ nhỏ (<8 tuổi) khi nhiễm vi khuẩn HP, phụ huynh nên cân nhắc thực hiện các biện pháp giảm triệu chứng của bệnh trước khi cho dùng thuốc vì các loại kháng sinh diệt HP rất có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của trẻ. 

>>>Xem thêm: Top Những Thuốc Viêm Dạ Dày Mang Lại Hiệu Quả Vượt Trội

Hi vọng những thông tin được cung cấp ở bài viết trên bổ ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày, hãy gọi ngay đến số Hotline 18006091 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ các chuyên gia hàng đầu của Scurma Fizzy.

Tham khảo thêm sản phẩm bảo vệ dạ dày hiệu quả tại đây. 

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091