Đau Dạ Dày Là Đau Ở Đâu Vị Trí Nào Có Nguy Hiểm Không

Đau Dạ Dày Là Đau Ở Đâu Vị Trí Nào Có Nguy Hiểm Không

Theo ước tính của Hội Tiêu Hoá Việt Nam, gần 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Biểu hiện của bệnh đi kèm với các dấu hiệu ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn, đau rát dạ dày,… Bất cứ vị trí nào gây tổn thương tại vùng bụng đều gây nên những cơn đau dữ dội. Việc xác định đau dạ dày là đau ở đâu là vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời để không xảy ra các biến chứng như: ung thư dạ dày, thủng dạ dày,.. gây nguy hiểm cho người bệnh.

1.Đau dạ dày là gì? Triệu chứng bệnh để biết đau dạ dày là đau ở đâu?

1.1 Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là một thuật ngữ bệnh chung dùng đểnói về tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tại dạ dày gây đau do nhiều nguyên nhân. Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon miệng, đồng thời hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày điển hình: viêm loét, đau âm ỉ kéo dài, gây đau đớn tại vùng bụng, khó chịu, ợ hơi,… gây suy giảm sức khỏe, đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động sống hằng ngày.

Bất cứ đối tượng nào kể cả người già và trẻ em cũng dễ mắc phải căn bệnh này. Chính vì vậy, việc hiểu biết kiến thức về nguyên nhân gây đau dạ dày, bệnh đau là dạ dày là đau ở đâu, đau ra sao và làm thế nào để điều trị bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và can thiệp chữa bệnh kịp thời.

1.2 Triệu chứng của bệnh đau dạ dày?

dau-da-day-la-dau-o-dau1

Triệu chứng đau dạ dày thường gặp

  • Gây đau vùng thượng vị

Cơn đau có thể dữ dội, âm ỉ, kéo dài nhiều ngày tùy theo tình trạng của bệnh. Vào thời gian đầu của bệnh, cơn đau thượng vị sẽ xuất hiện khi quá đói hoặc quá no

  • Đau dạ dày kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Đây là triệu chứng phổ biến khi bị đau dạ dày mức độ nhẹ. Rối loạn chức năng và tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới thức ăn bị lên men, sinh hơi nhiều gây ợ chua, trào ngược, đầy hơi, ợ hơi,…

  • Ăn uống kém, chán ăn, khó thở

Việc dạ dày bị tổn thương dẫn đến acid dịch vị và thức ăn trào ngược, xâm nhập vào phổi gây sưng, viêm đường thở làm người bệnh đau rát khi nuốt thức ăn. Gây chán ăn, mệt mỏi, khó thở.

  • Đầy bụng, giảm cân đột ngột

Triệu chứng nhận biết đau dạ dày mức độ nhẹ là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn mệt mỏi do đau dạ dày. Hãy quan sát tình trạng cơ thể mình để có thể phát hiện bệnh sớm nhất phòng tránh các biến chứng khó lường khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.

  • Gây ra cảm giác buồn nôn và nôn

Thức ăn bị trào ngược lên miệng do tổn thương tiêu hóa gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Mặt khác, việc trào ngược dạ dày lên miệng trong thời gian dài có thể gây: rách thực quản và tổn thương niêm mạc, khiến cơn đau diễn ra trầm trọng hơn. 

  • Gây sốt :

Khi bạn bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn có thể gây hiện tượng sốt.

  • Triệu chứng khác

Người bệnh có thể đi ngoài phân đen có mùi hôi, nôn ra thức ăn kèm nhầy máu. Triệu chứng này vô cùng nguy hiểm, cần được đến bệnh viện để xử lí kịp thời.

  • Cẩn trọng chảy máu đường tiêu hóa

Khi tình trạng bệnh trở nặng sẽ dẫn đến nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa. Trường hợp này nếu không can thiệp cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Những dấu hiệu phổ biến của vấn đề này bao gồm: Nôn ra máu, máu lẫn trong chất thải đi ngoài, phân có màu hắc ín, hôi,suy nhược cơ thể, chóng mặt, choáng  do thiếu máu.

2. Đau dạ dày là đau ở đâu? mức độ nguy hiểm ra sao?

Dạ dày là bộ phận có vai trò quan trọng đối với việc chứa thức ăn, tiêu hóa của con người.

Đau dạ dày có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, đa phần là đau ở vùng thượng vị. Các cơn đau tại các vị trí khác nhau sẽ kèm theo các biểu hiện cùng triệu chứng khác nhau. Việc tìm hiểu xem đau dạ dày là đau ở đâu sẽ giúp người bệnh khoanh vùng được tình trạng bệnh từ đó lựa chọn hướng điều trị hợp lý.

2.1 Đau dạ dày là đau ở đâu? Bên nào là chủ yếu?

Khi bạn bị đau dạ dày, mỗi vị trí bụng sẽ có các triệu chứng đau khác nhau, bạn cần xác định xem đau dạ dày là đau ở đâu? Sau đó tìm hiểu các biện pháp chữa trị cũng như phòng ngừa cơn đau dạ dày tại các vị trí khác. 

Khi cơn đau xảy ra tại các vị trí: vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn, dưới vùng xương ức), vùng bụng giữa (rốn) và vùng bụng trái phía trên. Khả năng cao là dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.

dau-da-day-la-dau-o-dau1

Vị trí cơn đau xuất hiện trên vùng bụng

2.1.1 Đau vùng thượng vị

Trong ba vị trí đau dạ dày trên, đau vùng thượng vị được xem như tình trạng điển hình nhất. Vùng này nằm phía dưới của xương ức và vùng bụng trên rốn.

Biểu hiện bệnh khi đau dạ dày vùng thượng vị là đau tức bụng, sau dần lan rộng ra phía lưng và ngực gây tức tức ngực, khi đau cả người gập lại, khó đứng thẳng. Cơn đau này có thể kéo dài âm ỉ nhiều giờ liền, nhất là sau khi ăn. 

Các triệu chứng đi kèm bao gồm ợ hơi, đầy chướng bụng, nóng rát bụng, chán ăn và giảm cân đột ngột. Khi gặp phải tình trạng này, người đau dạ dày nên kiêng không ăn các đồ ăn cay, nóng, không nên sử dụng chất kích thích và đồ uống chứa gas và cồn.

Đau dạ dày vùng thượng vị tùy theo nguyên nhân có thể gây nên các tình trạng bệnh lý khác nhau:

  • Đau dạ dày tá tràng, cơn đau vùng thượng vị xảy ra liên quan đến các bữa ăn và có tính chu kỳ.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng, cơn đau vùng thượng vị thường có tính chu kỳ.
  • Bệnh ung thư dạ dày sẽ kèm theo các cơn đau bụng liên tục, triền miên không có chu kỳ.
  • Bệnh nhân bị loét tá tràng, cơn đau sẽ xuất hiện lúc bụng đói.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày khi ăn sẽ đau vùng thượng vị, không đau lúc đói.

>>> Xem thêm ngay 12 Nguyên Nhân Dẫn Đến Đau Thượng Vị Buồn Nôn Và Cách Điều Trị

2.1.2 Đau vùng giữa bụng

Vùng giữa bụng, lấy rốn làm trung tâm là nơi tập trung nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể (gan, mật, dạ dày, tụy, ruột,…) nên khó có thể xác định đau dạ dày là đau ở đâu, có phải là đau dạ dày hay không? Biểu hiện bệnh đau dạ dày xảy ra vùng giữa bụng là cơn đau xảy ra xung quanh rốn và lan xuống bụng bên phải.

Khi đau kèm theo các triệu chứng điển hình của đau dạ dày bao gồm: đầy chướng bụng, ợ chua, buồn nôn, cơn đau kéo dài âm ỉ và quặn thắt bụng. 

Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả sau lưng, xảy ra trong khoảng từ một đến hai tuần vào giai đoạn đầu của bệnh và sẽ tái phát lại.

Cơn đau cũng xuất hiện khi trời tiết thay đổi, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các cơn đau bụng triền miên.

Vị trí đau dạ dày vùng giữa bụng xảy ra khá phổ biến nên người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi và chú ý. Bởi đây không chỉ là biểu hiện khi đau dạ dày, còn có khả năng cơn đau bụng liên quan đến các bệnh lý khác như sỏi thận, viêm ruột thừa, viêm tụy, hay thoát vị rốn,..

Khi gặp tình trạng đau vùng giữa bụng này có phải là “thủ phạm” gây ra đau dạ dày hay không, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn chính xác căn bệnh cùng với hướng điều trị thích hợp, nhanh chóng và kịp thời. 

2.1.3. Đau bụng phía bên trái

Đau dạ dày phía bên trái bụng thường xảy ra lúc đói, rất đói kèm theo cảm giác rát và nóng bụng, xót ruột. Có trường hợp đau cả vùng bụng bên trái và cả bên phải, vậy làm sao biết đau dạ dày là đau ở đâu?

Cơn đau dạ dày sẽ xảy ra ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn) trước tiên, sau đó sẽ lan lan dần hai bên và lan đến sau lưng, đôi lúc cơn đau xảy ra tại mạn sườn, tuy nhiên cơn đau nặng nề nhất vẫn xảy ra ở vùng bụng phía bên trái.

Điểm nhận biết khác biệt của đau dạ dày vùng bụng trái khác với đau vùng thượng vị và đau vùng bụng giữa ở chỗ: cơn đau sẽ giảm dần sau khi ăn. Tuy nhiên sau khi ăn no vẫn xảy ra biểu hiện đầy hơi trướng bụng rất khó chịu.

Nên kiêng các chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia, các đồ uống có gas, khó tiêu,… Tốt nhất là nên đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2 Đau dạ dày là đau ở đâu? Mức độ nguy hiểm?

Nếu người bệnh đã phát hiện được đau dạ dày là đau ở đâu cùng các triệu chứng và đi bệnh viện thăm khám sớm, tình trạng đau dạ dày đã được điều trị kịp thời sẽ không dẫn đến tình trạng nguy hiểm.

Tuy nhiên vì nhiều lý do và mức độ khác nhau thì các cơn đau dạ dày sẽ có những diễn biến bệnh khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng sống. Nếu thời gian bệnh diễn biến kéo dài mà không kịp thời chữa trị sẽ mang theo những hậu quả biến chứng khôn lường như:

dau-da-day-la-dau-o-dau2

Các biến chứng nguy hiểm

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Cơn đau dạ dày kéo dài khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bị thương, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong gây ra các vấn đề viêm nhiễm, viêm loét bờ cong nhỏ, tá tràng,…

>>>> Xem thêm Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng-kiến thức bệnh dạ dày

  • Hẹp môn vị

Đau dạ dày khiến người bệnh nằm nhiều gây hẹp môn vị, nôn ra thức ăn cũ chưa tiêu hóa. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, mỏi mệt chán ăn,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.

  • Gây trào ngược dạ dày

Dạ dày bị đau gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Đồng thời kéo theo nhiều vấn đề hệ lụy khác như: viêm đường hô hấp, hẹp hay rách thực quản.

>>>> Xem thêm Bị Dạ Dày Trào Ngược Và Cách Chẩn Đoán Điều Trị Hiệu Quả

  • Xuất huyết dạ dày

Niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng chảy máu hay còn gọi là xuất huyết dạ dày. Tình trạng này về lâu dài sẽ gây ra thiếu máu và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

  • Thủng dạ dày

Dạ dày đau khiến acid dịch vị tiết ra nhiều, vết loét tiếp xúc với acid sẽ ngày một bị bào mòn, gây nguy cơ thủng dạ dày. Dạ dày thủng khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết tràn và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là triệu chứng nguy hiểm khiến cơn đau diễn ra kịch liệt, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để cứu chữa kịp thời.

  • Gây ung thư dạ dày

WHO thống kê răng mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong vì căn bệnh ung thư dạ dày. Đây là biến chứng bệnh nguy hiểm nhất do cơn đau dạ dày gây ra. 

>>> Xem thêm

Hiện Tượng Ung Thư Dạ Dày Và Những Điều Cần Biết

Những Điều Cần Biết Về Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày

3. Làm gì khi đã phát hiện được vị trí đau dạ dày là đau ở đâu

Lời khuyên hữu ích nhất cho người đã biết được cơn đau dạ dày là đau ở đâu chính là thay đổi lối sống và cách sinh hoạt hiện tại.

  • Đầu tiên, các bữa ăn phải đầy đủ, ăn đúng giờ, ăn chậm và nhai kỹ, không để bụng quá no cũng như quá đói.
  • Không tiếp xúc với các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thậm chí là các đồ uống giải khát có gas, hạn chế ăn đồ cay nóng, quá chua, đồ chiên nóng nhiều dầu mỡ,…
  • Hạn chế thức khuya gây ảnh hưởng đến chức năng sinh học của cơ thể, tránh gây căng thẳng và áp lực trong công việc, khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gia tăng khả năng viêm loét dạ dày.

Cùng với đó, chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng nên được tăng cường, chú ý kiểm soát cân nặng vì lượng chất béo dư thừa có thể gây ra ợ hơi. Bên cạnh đó, thực đơn dinh dưỡng nên được bổ sung các thực phẩm thanh đạm hợp lý, có lợi cho đường tiêu hóa.

dau-da-day-la-dau-o-dau4

Thay đổi lối sống lành mạnh

Nếu bạn đang gặp cơn đau âm ỉ, hay tạm dừng công việc đang làm. Cố gắng nằm nghỉ một lúc để cơn đau tạm lắng và dạ dày được nghỉ ngơi. Thậm chí nếu đang đói cũng phải chờ cho cơn đau dịu dần.

Có thể áp dụng thêm các phương pháp giảm đau dạ dày đơn giản trong lúc nằm nghỉ ngơi như sử dụng túi chườm ấm, uống nước muối ấm, uống gừng nóng, nghệ mật ong, kết hợp cùng các loại dược liệu (cam thảo, sài hồ bắc,…) vừa có lợi cho dạ dày, vừa giúp tinh thần được thư giãn hơn.

Tuy nhiên nếu cơn đau tiếp tục kéo dài và dữ dội hơn, rất có khả năng bạn đã bị xuất huyết đường tiêu hóa. Nên đến ngay bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Nguyên nhân khiến bạn đau dạ dày?

Khi đã xác định được đau dạ dày là đau ở đâu, việc tìm hiểu các nguyên nhân gây đau dạ dày giúp bạn hạn chế và thay đổi thói quen hình thành nguyên nhân đó.

Đồng thời được bổ sung kiến thức phòng tránh các vấn đề gây đau dạ dày khác. Qua những nghiên cứu và theo dõi thực tiễn, các nhà khoa học chỉ ra rằng có rất nhiều nguồn gây ra đau dạ dày. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các nguyên nhân được liệt kê dưới đây như: 

4.1 Đau dạ dày do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống

Người Việt Nam, đặc biệt là các nhân viên văn phòng thường có thói quen sinh hoạt ăn uống thất thường, không có giờ giấc, hay bỏ bữa, nhịn đói,… điều này tiềm ẩn nguy cơ viêm loét và tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày. Ngoài ra việc sử dụng đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Theo các nghiên cứu của chuyên gia Y Tế hàng đầu thì những người có thói quen thức khuya, ăn đêm, lạm dụng các chất kích thích, hút thuốc lá,… có tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn người bình thường có thói quen sống khoa học lành mạnh. 

Nhìn chung, chế độ sống không khoa học là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Gây tiêu cực đến dạ dày của người bệnh. 

4.2 Đau dạ dày do cảm xúc, tâm lý căng thẳng? 

Nếu bạn đang làm việc trong môi trường mang đến nhiều áp lực và căng thẳng thường xuyên thì tỷ lệ mắc bệnh về dạ dày sẽ cao hơn người khác.

Khi bạn stress, tâm lý căng thẳng sẽ gây tác động tiêu cực cho đường tiêu hóa, khiến cho dạ dày co bóp và tiết ra nhiều acid dịch vị hơn gây đói nhói vùng thượng vị, bào mòn dạ dày, tăng tình trạng viêm loét.

Thời gian dài sẽ gây ra các bệnh lý dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhịp sống bình thường. 

4.3 Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Vi khuẩn Helicobacter Pylori)

Thực tế hiện nay có khoảng 80% trường hợp người bị đau dạ dày được xác định là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). 

Vi khuẩn HP là một trong số ít những loại vi sinh vật mà có thể sinh sống và phát triển trong môi trường dạ dày của con người. Chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm loét trong thành dạ dày gây sưng đau.

Ngoài ra vi khuẩn HP có thể lan truyền qua rất nhiều con đường khác nhau như đường miệng, nguồn nước và nguồn thức ăn hằng ngày của chúng ta. Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày.

4.4 Đau dạ dày lo lạm dụng thuốc men?

Việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid,… bừa bãi, không đúng cách sẽ khiến bạn gặp phải nhiều tác dụng phụ của thuốc và chứng đau dạ dày là một tác hại thường gặp nhất. 

Ví dụ như các thuốc nhóm Nsaids, corticoid,… gây tổn thương niêm mạc dạ dày cao hơn thuốc bình thường vì các thuốc này có cơ chế ức chế chất Prostaglandin gây đau dạ dày.

Một số thuốc kháng viêm, kháng sinh gây hiện tượng ức chế vi sinh vật cũng gây viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày,…

4.5 Đau dạ dày do yếu tố từ bệnh lý, yếu tố di truyền?

  • Một số bệnh lý của cơ thể cũng sẽ mang theo hậu quả là đau dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. 
  • Ví dụ như bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Bệnh lý về tuyến giáp cũng gây ra đau dạ dày, vì tuyến giáp là nơi điều khiến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. 
  • Yếu tố miễn dịch là nguyên nhân gây đau dạ dày mới nhất được các nhà khoa học nghiên cứu gần đây. Cơ thể chúng ta xuất hiện các kháng thể có khả năng kháng lại yếu tố nội sinh dẫn đến tổn thương niêm mạc bên trong gây đau thượng vị. 
  • Người mắc bệnh rối loạn nội tiết Hashimoto, suy tuyến yên, thiểu năng tuyến giáp.  người mắc bệnh suy dinh dưỡng, hội chứng Zollinger-Ellison, thiếu acid folic có khả năng mắc bệnh dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Di truyền: trong gia đình có người từng mắc bệnh về dạ dày, thì tỷ lệ người thân trong gia đình cũng mắc bệnh là rất cao.

4.6 Nguyên nhân khác

Một số trường hợp bất dung nạp Gluten (một loại protein trong lúa mì) có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng dạ dày. Biểu hiện bệnh là các cơn đau từ nhẹ đến nặng, kèm theo theo các triệu chứng đầy hơi chướng bụng, mệt mỏi cơ thể.

Bên cạnh các lý do được liệt kê trên, bạn còn có thể bị đau dạ dày do: hội chứng ruột kích thích, ngộ độc thực phẩm, bệnh viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị,.. 

5.  Các hướng điều trị khi đã xác định được đau dạ dày là đau ở đâu ?

dau-da-day-la-dau-o-dau5

Để đưa ra được hướng điều trị chữa bệnh dạ dày, các bác sĩ đã nghiên cứu và chẩn đoán mức độ và tình trạng bệnh, đau dạ dày là đau ở đâu qua các công tác lâm sàng và kỹ thuật: nội soi dạ dày, xét nghiệm dịch vị dạ dày, xét nghiệm máu,…

5.1 Điều trị bằng thuốc Tây

dau-da-day-la-dau-o-dau8

Thuốc tây luôn là lựa chọn của nhiều người khi sử dụng tại nhà bởi tác dụng tức thì và nhanh chóng, giảm thiểu ngay các triệu chứng ợ hơi, cắt giảm các cơn đau dạ dày,…

Nhưng bên cạnh đó, thuốc chỉ có tác dụng thời gian ngắn và đi kèm nhiều tác dụng phụ. Nếu lạm dụng có thể bị nhờn thuốc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bởi vậy trước khi sử dụng thuốc nên tìm hiểu kỹ và nghe lời tư vấn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để tránh gặp các tình trạng trên. Các loại thuốc Tây y được sử dụng phổ biến để đẩy lùi cơn đau dạ dày như: 

  • Thuốc kháng tiết acid dịch vị dạ dày: thuốc dạ dày chữ P (Phosphalugel), thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel), cimetidin, ranitidin, omeprazol, esomeprazol, pantoprazol,..
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: magnesi trisilicat, nhôm hydroxit, canxi cacbonat… 
  • Thuốc bao phủ ổ loét dạ dày: Sucralfat
  • Kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Đối với điều trị đau dạ dày HP theo phác đồ, các bác sĩ sẽ lựa chọn phối hợp các loại kháng sinh với nhau như amoxicillin, clarithromycin, tetracyclin, metronidazol 

5.2 Điều trị đau dạ dày bằng thuốc Đông y, thực phẩm thiên nhiên

Phát huy tác dụng từ dược liệu, thảo dược quý kết hợp với công nghệ, thành tựu y học thời nay, các bài thuốc Đông y ra đời để khắc phục tác dụng phụ của thuốc Tây y như: Thể can vị bất hòa, Thế can vị uất nhiệt,..

Các thảo dược hay dùng như: cao tặc cốt, cam thảo, sài hồ bắc,… cũng được ứng dụng trong các bài thuốc Đông y để chữa bệnh đau dạ dày,

5.3 Điều trị đau dạ dày không dùng thuốc

Các mẹo dưới đây dù không có tác dụng chữa bệnh triệt để như dùng thuốc, nhưng vẫn giúp ích phần nào cho người mắc bệnh đau dạ dày được thoải mái hơn:

  • Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, xoa bóp vùng dưới bụng để dạ dày hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng dầu gió có thành phần thảo dược xoa vào vị trí đau để cải thiện triệu chứng đau.
  • Ăn bánh mì, bánh quy ngọt: bánh mì, bánh quy giúp thấm bớt acid dịch vị dạ dày được tiết ra dư thừa. Làm giảm cơn đau từ từ do cơ chế trung hòa môi trường dạ dày.
  • Chườm nóng giảm đau: có thể sử dụng nước nóng hoặc chườm muối hột đã rang bỏ vào khăn, túi ấm chườm lên bụng để giảm đau.
  • Bấm huyệt ở ngón tay áp út: mẹo điều trị dạ dày được truyền lại từ dân gian, kiên trì nửa tháng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
  • Sử dụng các thực phẩm từ thiên nhiên để điều trị bệnh dạ dày như: Lá mơ, nghệ, gừng, mật ong, chuối xanh,…
thucpham

Các thực phẩm khuyên dùng cho người đau dạ dày

>>> Xem thêm Top 15 Cây Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Và An Toàn Tại Nhà

Đau dạ dày vẫn luôn là căn bệnh phổ biến. Nhưng việc tìm hiểu nguồn cơn của bệnh, triệu chứng, cách điều trị sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phòng bệnh, chữa bệnh kịp thời,nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Việc sớm phát hiện đau dạ dày là đau ở đâu giúp xác định nguyên nhân gây đau dạ dày, là chìa khóa quan trọng giúp bạn xác định hướng điều trị, loại bỏ các cơn đau khó chịu giúp cải thiện sức khỏe ngày một tốt hơn. Điều quan trọng là luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ kế hoạch điều trị nào. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ được vấn đề đau bao tử hay đau dạ dày là đau ở đâu. Nếu bạn gặp thắc mắc, cần tư vấn và giải đáp chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay HOTLINE 18006091, tổng đài Scurma Fizzy luôn sẵn sàng giải đáp, đồng hành cùng bạn trong hành trình bảo vệ sức khỏe này.

Share this post


Contact Me on Zalo
1800 6091